Hội thảo khởi động Dự án “ Thương mại Sinh học – Biotrade”

Ngày 15-16/5/2012 tại Hà Nội, Viện Dược liệu phối hợp với HELVETAS Swiss Intercooperation đã tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Thương mại Sinh học – Biotrade”.


Việt Nam có một nguồn đa dạng sinh học phong phú, với gần 4.000 loài cây có thể sử dụng làm thuốc, thực phẩm và mỹ phẩm. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu tự nhiên này đang ngày một cạn kiệt và Việt Nam hiện phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu tự nhiên từ các quốc gia láng giềng. Tình trạng này hoàn toàn có thể được cải thiện nếu chúng ta có những biện pháp quản lý nguồn gen và đa dạng sinh học hiệu quả hơn, có chính sách quản lý và khuyến khích hoạt động bảo tồn và khai thác bền vững, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội như sợi dây liên kết giữa các tác nhân đầu và cuối của chuỗi giá trị sản phẩm. Được khởi xướng bởi Tổ chức Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (United Nations Conference on Trade and Development – UNCTAD), Thương mại Sinh học (BioTrade) là chương trình thực hiện các hoạt động thu hái, chế biến, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ từ đa dạng sinh học theo các tiêu chuẩn bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế. Với sự hỗ trợ tài chính của chính phủ Thụy Sỹ, Dự án “Phát triển các hoạt động Thương mại Sinh học đối với các hợp chất tự nhiên – Biotrade” tại Việt Nam được thực hiện bởi tổ chức HELVETAS Swiss Intercooperation tại Việt Nam và đối tác triển khai trong nước là Viện Dược liệu (Bộ Y tế). Ngoài ra, dự án còn nhận được sự quan tâm và ủng hộ của nhiều cơ quan, tổ chức như: Bộ Y tế, Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công thương (VIETRADE), Hội Dược liệu Việt Nam (VIMAMES), các doanh nghiệp nuôi trồng, sản xuất – chế biến và xuất khẩu…
 
Mục tiêu của Dự án BioTrade là “Thúc đẩy Việt Nam trở thành một quốc gia cung cấp các sản phẩm từ đa dạng sinh học được quốc tế công nhận, với các hoạt động về khai thác, sản xuất – chế biến và thương mại phù hợp với các mục tiêu của Công ước về Bảo tồn Đa dạng sinh học và các nguyên tắc của Thương mại Sinh học”.
Để đạt được mục tiêu này, ngày 15-16/5/2012 tại Hà Nội, Viện Dược liệu phối hợp với HELVETAS Swiss Intercooperation đã tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Thương mại Sinh học – Biotrade”. Tham gia Hội thảo có Bà Brigitte Bruhin, Phó giám đốc Cục kinh tế Liên bang Thụy sỹ, các chuyên gia cao cấp của HELVETAS Swiss Intercooperation – Việt Nam, ITC/UNCTAD – Geneva Thụy Sỹ, Tổ chức liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Tổ chức Traffic Đông Nam Á tại Việt Nam, Cục Quản lý Dược Việt Nam – Bộ Y Tế; Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học – Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Viện Dược liệu, Hội Dược liệu, Hội Đông y một số tỉnh/thành phố, các công ty sản xuất & kinh doanh Dược liệu ở Việt Nam …
Mục tiêu của buổi Hội thảo là giới thiệu về dự án và giải đáp các câu hỏi chính liên quan đến thương mại sinh học trên toàn thế giới.  Nội dung của Hội thảo gồm 3 phần chính: cơ sở của dự án thương mại sinh học Biotrade, các thị trường đang nổi đối với các sản phẩm tuân thủ thương mại sinh học (Biotrade) và các cơ chế và công cụ tăng cường khả năng tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, khuyến khích người dân khai thác và quản lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững, thúc đẩy các hệ thống thị trường, khả năng mang lợi ích cho cộng đồng nghèo phụ thuộc vào đa dạng sinh học.
TSKH. Nguyễn Minh Khởi – Viện trưởng viện Dược liệu đã có bài phát biểu về “Thực trạng ngành dược liệu Việt Nam và kế hoạch hành động giai đoạn 2011-2015” và cam kết sẽ phối hợp với HELVETAS Swiss Intercooperation thực hiện thành công dự án. Hội thảo đã kết thúc tốt đẹp, mở ra những định hướng và cơ hội hợp tác mới trong lĩnh vực dược liệu và Viện Dược liệu.

Việt Nam có một nguồn đa dạng sinh học phong phú, với gần 4.000 loài cây có thể sử dụng làm thuốc, thực phẩm và mỹ phẩm. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu tự nhiên này đang ngày một cạn kiệt và Việt Nam hiện phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu tự nhiên từ các quốc gia láng giềng. Tình trạng này hoàn toàn có thể được cải thiện nếu chúng ta có những biện pháp quản lý nguồn gen và đa dạng sinh học hiệu quả hơn, có chính sách quản lý và khuyến khích hoạt động bảo tồn và khai thác bền vững, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội như sợi dây liên kết giữa các tác nhân đầu và cuối của chuỗi giá trị sản phẩm. Được khởi xướng bởi Tổ chức Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (United Nations Conference on Trade and Development – UNCTAD), Thương mại Sinh học (BioTrade) là chương trình thực hiện các hoạt động thu hái, chế biến, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ từ đa dạng sinh học theo các tiêu chuẩn bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế. Với sự hỗ trợ tài chính của chính phủ Thụy Sỹ, Dự án “Phát triển các hoạt động Thương mại Sinh học đối với các hợp chất tự nhiên – Biotrade” tại Việt Nam được thực hiện bởi tổ chức HELVETAS Swiss Intercooperation tại Việt Nam và đối tác triển khai trong nước là Viện Dược liệu (Bộ Y tế). Ngoài ra, dự án còn nhận được sự quan tâm và ủng hộ của nhiều cơ quan, tổ chức như: Bộ Y tế, Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công thương (VIETRADE), Hội Dược liệu Việt Nam (VIMAMES), các doanh nghiệp nuôi trồng, sản xuất – chế biến và xuất khẩu…Mục tiêu của Dự án BioTrade là “Thúc đẩy Việt Nam trở thành một quốc gia cung cấp các sản phẩm từ đa dạng sinh học được quốc tế công nhận, với các hoạt động về khai thác, sản xuất – chế biến và thương mại phù hợp với các mục tiêu của Công ước về Bảo tồn Đa dạng sinh học và các nguyên tắc của Thương mại Sinh học”.Để đạt được mục tiêu này, ngày 15-16/5/2012 tại Hà Nội, Viện Dược liệu phối hợp với HELVETAS Swiss Intercooperation đã tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Thương mại Sinh học – Biotrade”. Tham gia Hội thảo có Bà Brigitte Bruhin, Phó giám đốc Cục kinh tế Liên bang Thụy sỹ, các chuyên gia cao cấp của HELVETAS Swiss Intercooperation – Việt Nam, ITC/UNCTAD – Geneva Thụy Sỹ, Tổ chức liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Tổ chức Traffic Đông Nam Á tại Việt Nam, Cục Quản lý Dược Việt Nam – Bộ Y Tế; Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học – Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Viện Dược liệu, Hội Dược liệu, Hội Đông y một số tỉnh/thành phố, các công ty sản xuất & kinh doanh Dược liệu ở Việt Nam …Mục tiêu của buổi Hội thảo là giới thiệu về dự án và giải đáp các câu hỏi chính liên quan đến thương mại sinh học trên toàn thế giới. Nội dung của Hội thảo gồm 3 phần chính: cơ sở của dự án thương mại sinh học Biotrade, các thị trường đang nổi đối với các sản phẩm tuân thủ thương mại sinh học (Biotrade) và các cơ chế và công cụ tăng cường khả năng tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, khuyến khích người dân khai thác và quản lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững, thúc đẩy các hệ thống thị trường, khả năng mang lợi ích cho cộng đồng nghèo phụ thuộc vào đa dạng sinh học.TSKH. Nguyễn Minh Khởi – Viện trưởng viện Dược liệu đã có bài phát biểu về “Thực trạng ngành dược liệu Việt Nam và kế hoạch hành động giai đoạn 2011-2015” và cam kết sẽ phối hợp với HELVETAS Swiss Intercooperation thực hiện thành công dự án. Hội thảo đã kết thúc tốt đẹp, mở ra những định hướng và cơ hội hợp tác mới trong lĩnh vực dược liệu và Viện Dược liệu.

(Nguồn tin: )

Rate this post

Viết một bình luận