Nếu bạn là một tín đồ phim kiếm hiệp thì chắc chắn bạn sẽ biết đến nàng Lý Mạc Sầu xinh đẹp nhưng cuộc đời nhiều bi thương cùng câu hỏi gây ám ảnh: “Hỏi thế gian tình là chi mà đôi lứa thề nguyền sống chết?” Thực chất nguyên mẫu, đây là một câu thơ của danh sĩ Nguyên Hiếu Vấn: “Hỏi thế gian tình là chi mà lứa đôi kia nguyện không rời…” Cụ thể nguồn gốc câu nói này là như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc kể trên.
Chuyện tình của cô gái xinh đẹp Lý Mạc Sầu
Kim Dung là nhà biên kịch nổi tiếng về phim kiếm hiệp với những mối tình “khắc cốt ghi tâm” tuy đẹp nhưng đầy bi thương. Thần Điêu đại hiệp là một trong những bộ phim làm nên tên tuổi của Kim Dung. Ở đó, người ta ngưỡng mộ mối tình đẹp của Cô cô Tiểu Long Nữ và Dương Quá và cũng thương xót cho sư tỷ của Tiểu Long Nữ là Lý Mạc Sầu khi cô lỡ rơi vào bể tình đau khổ.
Lý Mạc Sầu là cô nương với dung nhan xinh đẹp tựa tiên nữ, tính tình hoạt bát và là đệ tử đời thứ ba của phái Cổ Mộ. Khi lớn lên, Lý Mạc Sầu gặp gỡ chàng thư sinh Lục Triển Nguyên và có một tình yêu đẹp, trong sáng và vô cùng sâu đậm. Cô nương Lý Mạc Sầu chấp nhận bỏ qua lễ giáo trao sự trinh bạch cho người mình yêu. Nhưng cuối cùng, Lý Mạc Sầu lại nhận về đau thương khi bị Lục Triển Nguyên bội ước, lấy người khác làm vợ. Từ yêu thành hận, Lý Mạc Sầu từ đó trở nên lạnh lùng, hận thù với cả thế giới, luyện công phu Ngũ Độc Thần Chưởng và Băng Phách Ngân Châm với ý định trả thù cả gia đình họ Lục. Cô còn điên dại vì yêu mà hứa sẽ xóa bỏ mọi hận thù, tha cho nhà họ Lục nếu Lục Triển Nguyên giết chết vợ của mình.
Sau đó, dưới sự khuyên nhủ của một đại tăng, Lý Mạc Sầu cho đôi vợ chồng Lục Triển Nguyên sống yên bình bên nhau 10 năm. 10 năm sau, cô quay lại “đòi nợ”, lúc này Lục Triển Nguyên đã qua đời, vợ chàng ta vì vậy cũng tự tử chết theo chồng.
Suốt phần đời còn lại, Lý Mạc Sầu mãi mãi sống trong nỗi đau đớn bị phụ tình, luôn đau đáu và ngân nga hai câu thơ: “Hỡi thế gian tình ái là chi? Mà đôi lứa nguyện thề sống chết”. Câu hỏi đó, nàng không thể trả lời, cũng không ai có câu trả lời cả. Đây cũng là câu nói khiến cho nhiều khán giả phải day dứt và nhớ mãi mỗi khi nhắc đến Thần điêu đại hiệp hay Lý Mạc Sầu.
Bản gốc “Hỏi thế gian tình là chi mà đôi lứa thề nguyền không rời…”
Trên thực tế, hai câu thơ mà Lý Mạc Sầu vẫn luôn nhắc đến không phải lời thoại do Kim Dung biên soạn. Vốn dĩ câu thơ này đã được cải biên, dựa vào nguyên gốc trong bài thơ Mô Ngư Nhi – Nhạn Khâu của danh sĩ Nguyên Hiếu Vấn. Nguyên Hiếu Vấn là một nhà văn, nhà sử học vô cùng nổi tiếng và đạt đến đỉnh cao ở cuối nhà Kim, đầu nhà Nguyên. Bài thơ Mô Ngư Nhi – Nhạn Khâu được Nguyễn Hiếu Vấn sáng tác khi ông vừa lên 16 tuổi. Trong một chuyến đi tới Tinh Châu để dự thi, Nguyên Hiếu Vấn đã gặp một người đang đi bắt nhạn và được ông ta kể cho một câu chuyện tình vô cùng đặc biệt. Mà đây không phải chuyện tình lứa đôi mà là chuyện tình của đôi chim nhạn.
Trong một lần người bắt nhạn thấy hai con chim nhạn, người đó bắt được một con, toan mang đi giết. Con chim còn lại tuy thoát được lưới nhưng nhất quyết không chịu bay đi, cứ thế lao xuống đất mà chết. Nguyên Hiếu Vân nghe tới đây vô cùng cảm động, bèn mua lại xác cả đôi chim, đem chôn chúng với nhau rồi lập bia mộ cho chúng. Bài thơ “Mộ Ngư Nhi – Nhạn Khâu” cũng từ đó mà ra đời.
Nội dung bài thơ:
“Hỡi thế gian tình ái là chi?
Mà đôi lứa hẹn thề sống chết?
Trời Nam đất Bắc đôi nơi,
Cánh chim rũ mỏi mấy hồi hàn ôn?
Vui ân oán, biệt ly buồn,
Si tình nhi nữ, khởi nguồn bi hoan.
Tiếng xưa xa khuất mây ngàn,
Về đâu lẻ bóng Thiên San tuyết chiều.”
Bài thơ này vô cùng nổi tiếng, gây được tiếng vang lớn. Sau này, “Mộ Ngư Nhi – Nhạn Khâu” còn được phổ nhạc, lấy tên là “Hỏi thế gian tình là gì?” do Đồng Lệ trình bày:
“Hỏi thế gian tình là gì?
Sống chết một lời hứa lụy,
Nam bắc phân chia hai đàng
Mưa nắng dãi quan san
Cánh chim bạt gió muôn ngàn khổ đau.
Chung quy một kiếp tình sầu,
Khi vui gang tấc ngàn sầu biệt ly.
Biết cùng ai, biết nói gì?
Chỉ trông mây núi người đi không về!”
Trên đây là những thông tin xoay quanh câu nói của nàng ác ma Lý Mạc Sầu đã gây sóng một thời. Bay giờ bạn đã biết được nguồn gốc của câu nói: “Hỏi thế gian tình là chi mà lứa đôi nguyện không rời…” chưa?