Sau đó, ông La Tuấn Khương – trưởng thôn Danh Thượng 2 đã “đại diện” cho hơn 800 hộ dân viết đơn gửi tới cơ quan chức năng để cùng nhận tội “giết người”. Trong đơn có đoạn: “Tội đánh chết hai kẻ trộm chó là do toàn thể 800 hộ dân cộng đồng trong và ngoài làng chứ không chỉ riêng ai”.
Bên cạnh đó, lá đơn “nhận tội hội đồng” của thôn Danh Thượng 2 nói trên cũng có phản ảnh và yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ về việc một số công dân bị ép cung khi được triệu tập tới làm việc với cơ quan điều tra.
Hiện trường một vụ đánh chết nghi phạm trộm chó ở Nghệ An.
Liên quan đến tính chất pháp lý của vụ việc này, báo Giáo Dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Tú – Giám đốc Công ty Luật Fanci, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Bắc Giang.
Giết người dù cố ý hay vô ý đều là tội phạm
Phóng viên: Không phải chỉ ở Bắc Giang, mà ở một số địa phương khác như gần đây xảy ra không ít vụ người dân quây đánh tập thể dẫn đến làm chết một số đối tượng trộm cắp tài sản, mà cụ thể chỉ là trộm chó. Theo Luật sư, nguyên nhân vì sao người dân lại có những hành động đi quá giới hạn và vi phạm pháp luật như vậy?
LS Nguyễn Văn Tú: Có thể nói, trong những vụ việc vi phạm pháp luật thì diễn biến và mức độ vi phạm rất khác nhau, nhưng trong những vụ viêc liên quan đến dân làng đánh chết trộm chó thì diễn biến và động cơ trong vụ việc là rất phức tạp, nó liên quan đến số đông người dân ở địa phương và đôi khi còn cả là những “lệ làng”…
Trong vụ việc cụ thể ở thôn Danh Thượng 2 (xã Danh Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang), có thể thấy, những người dân địa phương ở đây có hành động như vậy xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ hành vi trái pháp luật của các đối tượng. Hiện nay, nhóm đối tượng trộm chó hoạt động ngày càng nhiều hơn, với thủ đoạn tinh vi và chuyên nghiệp hơn, đây là hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tài sản của người dân. Việc tất cả người dân quây lại đánh tập thể các đối tượng trộm chó là một biện pháp để tự trừng trị các đối tượng này, bảo vệ tài sản của mình.
Thứ hai, không giống như thực hiện hành vi trộm cắp tài sản khác, các đối tượng trộm chó được thực hiện hành vi này một cách công khai, ngang nhiên và rất thường xuyên, chính vì vậy hành vi này không chỉ đã gây ra tâm lý phẫn nộ, bức xúc ở một người, một gia đình mà còn tạo tâm lý bức xúc, phẫn nộ chung cho cả cộng đồng. Do vậy, khi bắt được những đối tượng này, việc tập thể người dân quây lại đánh các đối tượng này cũng là phản ứng tự vệ nhằm “xả” bức xúc và tức giận của của chính mỗi người.
Thứ ba, xuất phát từ ý thức, trình độ nhận thức pháp luật của của phần lớn người dân. Khi có hành vi trộm chó xảy ra, phần lớn người dân hiểu biết hạn chế về kiến thức pháp luật nên họ không biết nên xử lý các đối tượng này như nào. Ngoài ra họ cũng không có thói quen nhờ đến chính quyền hoặc các cơ quan pháp luật giải quyết.
Trộm chó là một hành vi cụ thể của nhóm hành vi trộm cắp tài sản, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm cho xã hộ và tính chất nghiêm trọng của hành vi mà các đối tượng trộm chó có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bộ luật hình sự, Nghị định số 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/7/2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, quy định đầy đủ mức hình phạt, các hình thức xử phạt hành cụ thể để xử lý các đối tượng thực hiện hành vi trộm chó như trên.
Trưởng thôn La Tuấn Khương trình bày về việc dân làng làm đơn nhận tội đánh chết hai nghi can trộm chó. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Phóng viên: Theo luật sư, tại sao hàng trăm hộ dân Danh Thượng 2 lại làm đơn tập thể để nhận tội giết 2 tên trộm chó? Việc làm này của người dân có đúng pháp luật và có nên hay không?
LS Nguyễn Văn Tú: Việc làm đơn tập thể chỉ là một trong những cách thức mà người dân thể hiện sự bức xúc của mình trước hành vi trộm chó của các đối tượng, mặt khác cũng thể hiện sự đồng tình của người dân trước cách xử lý các đối tượng có hành vi trộm chó.
Tuy nhiên, trong việc này, người dân đã không nhận thức được tính chất và mức độ nghiêm trọng khi hành vi của họ dẫn đến chết người. Hành vi làm chết người do lỗi vô ý hay cố ý đều là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự.
Việc làm đơn tập thể của người dân là không nên, gây khó khăn cho các cơ quan tiền hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án.
Phóng viên: Trong quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT đã triệu tập các nghi can tới trụ sở làm việc. Tuy nhiên, người dân thôn Danh Thượng 2 đã không cho những nghi can này đi, có hành vi ngăn cản lực lượng công an điều tra vụ việc. Lý do mà người dân đưa ra là: Tội giết 2 tên trộm chó là tội của tập thể và khi đến cơ quan CSĐT, người dân (nghi phạm) bị ép cung… Luật sư đánh giá thế nào về hành động này của người dân?
LS Nguyễn Văn Tú: Hành động này của người dân đã gây cản trở, làm ảnh hưởng đến quá trình điều tra của cơ quan điều tra. Việc cơ quan CSĐT triệu tập các nghi can tới làm việc nhằm mục đích điều tra để làm sáng tỏ sự việc, làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Cá nhân nào có hành vi phạm tội sẽ bị cơ quan chức năng khởi tố.
Nếu như bà con nhân dân thật sự quan tâm đến chuyện này, thì phải hợp tác cùng cơ quan điều tra làm việc tốt, đúng và làm rõ sự thật.
Hơn 800 hộ dân cùng nhận tội giết người thì xử lý ra sao?
Phóng viên: Trong vụ việc này, các đối tượng trộm chó (nếu không tử vong) có thể bị xử lý thế nào? Việc người dân đánh chết người trộm chó sẽ bị xử lý ra sao. Đặc biệt, trong vụ việc này lại có hơn 800 hộ dân cùng nhận tội “giết người”?
LS Nguyễn Văn Tú: Đối với các đối tượng trộm chó, nếu như không bị tử vong, các đối tượng này sẽ bị xử lý về hành vi trộm cắp tài sản. Tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi, các đối tượng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/7/2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật hình sự.
Đảng ủy xã Danh Thắng có văn bản trình cấp trên đề nghị giải quyết kiến nghị của người dân thôn Danh Thượng 2 về việc đánh chết 2 đối tượng trộm chó.
Đối với người dân đánh chết người trộm chó, thông qua quá trình điều tra làm rõ sự thật của các cơ quan pháp luật, cá nhân nào thực hiện hành vi giết người thì cá nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Việc hơn 800 hộ dân cùng nhận tội “giết người” không phải là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hơn 800 hộ dân này, và cũng không phải căn cứ để kết tội giết người đối với hơn 800 hộ dân này. Việc điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội phải dựa trên các quy định của pháp luật và tài liệu chứng cứ chứng minh.
Phóng viên: Hiện nay, tình hình ở thôn Danh Thượng 2 đang khá phức tạp. Theo luật sư, các cơ quan chức năng cần phải làm gì để ổn định tình hình và điều tra làm rõ vụ việc?
LS Nguyễn Văn Tú: Trong tình hình hiện tại, các cơ quan chức năng cần phối hợp thực hiện: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật để mỗi người dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình; Cần xử lý nghiêm minh những người dân có hành vi cố tình cản trở quá trình điều tra; Cơ quan công an, chính quyền địa phương phải thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm của mình trong việc duy trình trật tự ổn định trên địa bản thôn xóm.
Phóng viên: Ông có những ý kiến, nhận định khác nào về vụ việc này?
LS Nguyễn Văn Tú: Những vụ việc như vậy, cần sự phối hợp giải quyết của nhiều cơ quan chức năng. Các cơ quan chức năng cũng cần phải hết sức thận trọng, bởi việc giải quyết không đơn giản chỉ là xử lý hình sự đối với các đối tượng phạm tội mà còn cần giải quyết các hệ lụy kéo theo có thể liên quan việc ổn định đời sống kinh tế, giữ vững niềm tin vào chính quyền của người dân.
Phóng viên: Xin cảm ơn Luật sư về cuộc phỏng vấn!
Như đã đưa tin, vào ngày 27/8 vừa qua, hàng trăm người dân tại thôn Danh Thượng 2 (xã Danh Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã phát hiện rồi đánh hội đồng khiến 2 nghi phạm trộm chó trên địa bàn tử vong.Sau đó, ông La Tuấn Khương – trưởng thôn Danh Thượng 2 đã “đại diện” cho hơn 800 hộ dân viết đơn gửi tới cơ quan chức năng để cùng nhận tội “giết người”. Trong đơn có đoạn: “Tội đánh chết hai kẻ trộm chó là do toàn thể 800 hộ dân cộng đồng trong và ngoài làng chứ không chỉ riêng ai”.Bên cạnh đó, lá đơn “nhận tội hội đồng” của thôn Danh Thượng 2 nói trên cũng có phản ảnh và yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ về việc một số công dân bị ép cung khi được triệu tập tới làm việc với cơ quan điều tra.Liên quan đến tính chất pháp lý của vụ việc này, báo Giáo Dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Tú – Giám đốc Công ty Luật Fanci, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Bắc Giang.Không phải chỉ ở Bắc Giang, mà ở một số địa phương khác như gần đây xảy ra không ít vụ người dân quây đánh tập thể dẫn đến làm chết một số đối tượng trộm cắp tài sản, mà cụ thể chỉ là trộm chó. Theo Luật sư, nguyên nhân vì sao người dân lại có những hành động đi quá giới hạn và vi phạm pháp luật như vậy?Có thể nói, trong những vụ việc vi phạm pháp luật thì diễn biến và mức độ vi phạm rất khác nhau, nhưng trong những vụ viêc liên quan đến dân làng đánh chết trộm chó thì diễn biến và động cơ trong vụ việc là rất phức tạp, nó liên quan đến số đông người dân ở địa phương và đôi khi còn cả là những “lệ làng”…Trong vụ việc cụ thể ở thôn Danh Thượng 2 (xã Danh Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang), có thể thấy, những người dân địa phương ở đây có hành động như vậy xuất phát từ những lý do sau:Thứ nhất, xuất phát từ hành vi trái pháp luật của các đối tượng. Hiện nay, nhóm đối tượng trộm chó hoạt động ngày càng nhiều hơn, với thủ đoạn tinh vi và chuyên nghiệp hơn, đây là hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tài sản của người dân. Việc tất cả người dân quây lại đánh tập thể các đối tượng trộm chó là một biện pháp để tự trừng trị các đối tượng này, bảo vệ tài sản của mình.Thứ hai, không giống như thực hiện hành vi trộm cắp tài sản khác, các đối tượng trộm chó được thực hiện hành vi này một cách công khai, ngang nhiên và rất thường xuyên, chính vì vậy hành vi này không chỉ đã gây ra tâm lý phẫn nộ, bức xúc ở một người, một gia đình mà còn tạo tâm lý bức xúc, phẫn nộ chung cho cả cộng đồng. Do vậy, khi bắt được những đối tượng này, việc tập thể người dân quây lại đánh các đối tượng này cũng là phản ứng tự vệ nhằm “xả” bức xúc và tức giận của của chính mỗi người.Thứ ba, xuất phát từ ý thức, trình độ nhận thức pháp luật của của phần lớn người dân. Khi có hành vi trộm chó xảy ra, phần lớn người dân hiểu biết hạn chế về kiến thức pháp luật nên họ không biết nên xử lý các đối tượng này như nào. Ngoài ra họ cũng không có thói quen nhờ đến chính quyền hoặc các cơ quan pháp luật giải quyết.Trộm chó là một hành vi cụ thể của nhóm hành vi trộm cắp tài sản, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm cho xã hộ và tính chất nghiêm trọng của hành vi mà các đối tượng trộm chó có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Bộ luật hình sự, Nghị định số 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/7/2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, quy định đầy đủ mức hình phạt, các hình thức xử phạt hành cụ thể để xử lý các đối tượng thực hiện hành vi trộm chó như trên.Theo luật sư, tại sao hàng trăm hộ dân Danh Thượng 2 lại làm đơn tập thể để nhận tội giết 2 tên trộm chó? Việc làm này của người dân có đúng pháp luật và có nên hay không?Việc làm đơn tập thể chỉ là một trong những cách thức mà người dân thể hiện sự bức xúc của mình trước hành vi trộm chó của các đối tượng, mặt khác cũng thể hiện sự đồng tình của người dân trước cách xử lý các đối tượng có hành vi trộm chó.Tuy nhiên, trong việc này, người dân đã không nhận thức được tính chất và mức độ nghiêm trọng khi hành vi của họ dẫn đến chết người. Hành vi làm chết người do lỗi vô ý hay cố ý đều là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự.Việc làm đơn tập thể của người dân là không nên, gây khó khăn cho các cơ quan tiền hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án.Trong quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT đã triệu tập các nghi can tới trụ sở làm việc. Tuy nhiên, người dân thôn Danh Thượng 2 đã không cho những nghi can này đi, có hành vi ngăn cản lực lượng công an điều tra vụ việc. Lý do mà người dân đưa ra là: Tội giết 2 tên trộm chó là tội của tập thể và khi đến cơ quan CSĐT, người dân (nghi phạm) bị ép cung… Luật sư đánh giá thế nào về hành động này của người dân?Hành động này của người dân đã gây cản trở, làm ảnh hưởng đến quá trình điều tra của cơ quan điều tra. Việc cơ quan CSĐT triệu tập các nghi can tới làm việc nhằm mục đích điều tra để làm sáng tỏ sự việc, làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Cá nhân nào có hành vi phạm tội sẽ bị cơ quan chức năng khởi tố.Nếu như bà con nhân dân thật sự quan tâm đến chuyện này, thì phải hợp tác cùng cơ quan điều tra làm việc tốt, đúng và làm rõ sự thật.Trong vụ việc này, các đối tượng trộm chó (nếu không tử vong) có thể bị xử lý thế nào? Việc người dân đánh chết người trộm chó sẽ bị xử lý ra sao. Đặc biệt, trong vụ việc này lại có hơn 800 hộ dân cùng nhận tội “giết người”?Đối với các đối tượng trộm chó, nếu như không bị tử vong, các đối tượng này sẽ bị xử lý về hành vi trộm cắp tài sản. Tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi, các đối tượng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/7/2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật hình sự.Đối với người dân đánh chết người trộm chó, thông qua quá trình điều tra làm rõ sự thật của các cơ quan pháp luật, cá nhân nào thực hiện hành vi giết người thì cá nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự.Việc hơn 800 hộ dân cùng nhận tội “giết người” không phải là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hơn 800 hộ dân này, và cũng không phải căn cứ để kết tội giết người đối với hơn 800 hộ dân này. Việc điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội phải dựa trên các quy định của pháp luật và tài liệu chứng cứ chứng minh.Hiện nay, tình hình ở thôn Danh Thượng 2 đang khá phức tạp. Theo luật sư, các cơ quan chức năng cần phải làm gì để ổn định tình hình và điều tra làm rõ vụ việc?: Trong tình hình hiện tại, các cơ quan chức năng cần phối hợp thực hiện: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật để mỗi người dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình; Cần xử lý nghiêm minh những người dân có hành vi cố tình cản trở quá trình điều tra; Cơ quan công an, chính quyền địa phương phải thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm của mình trong việc duy trình trật tự ổn định trên địa bản thôn xóm.Ông có những ý kiến, nhận định khác nào về vụ việc này?Những vụ việc như vậy, cần sự phối hợp giải quyết của nhiều cơ quan chức năng. Các cơ quan chức năng cũng cần phải hết sức thận trọng, bởi việc giải quyết không đơn giản chỉ là xử lý hình sự đối với các đối tượng phạm tội mà còn cần giải quyết các hệ lụy kéo theo có thể liên quan việc ổn định đời sống kinh tế, giữ vững niềm tin vào chính quyền của người dân.Xin cảm ơn Luật sư về cuộc phỏng vấn!
Trước đó, vào chiều ngày 27/8, Đặng Văn Thịnh (41 tuổi, trú tại thôn Đại Đồng 1, xã Danh Thắng) và Đặng Bá Đông (37 tuổi, trú tại thôn Cẩm Trung, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa) đến địa bàn thôn Danh Thượng 2 (xã Danh Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang) trộm một con chó.
Phát hiện có đối tượng trộm chó, hàng trăm người dân trong làng đã hô hào nhau quây bắt. Khi bắt được hai nghi phạm, một số người bức xúc xông vào đánh một nghi phạm chết tại chỗ, nghi phạm còn lại tử vong trên đường đưa đi cấp cứu.
Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan điều tra đã triệu tập một số người dân tới trụ sở phục vụ cho công tác điều tra. Cơ quan CSĐT cũng đã quyết định khởi tố bị can đối với bảy người về hành vi “cố ý gây thương tích”.
Sau thời gian tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, ngày 31/8, cơ quan công an đã cho các nghi phạm trở về với gia đình. Sau đó, các đối tượng này đã trao đổi với người dân trong thôn về quá trình làm việc tại cơ quan điều tra.
Từ việc đó, người dân thông Danh Thượng 2 lại bức xúc và gửi đơn kiến nghị lên Đảng ủy, UBND xã Danh Thắng. Ông La Tuấn Khương – trưởng thôn Danh Thượng 2 là người đứng đơn.
Trong đơn này, ông Khương trình bày: vào khoảng 16 giờ 30 phút ngày 27/8, quần chúng nhân dân phát hiện hai kẻ trộm chó nên đến vây bắt và bị những người này dùng roi điện chống lại. Do bức xúc nên hàng trăm người đã đánh khiến hai người này tử vong.
Theo ông Khương, chiều tối cùng ngày, Công an tỉnh Bắc Giang đã đề nghị một số người dân phối hợp điều tra nhưng sau đó là “bẫy người”, bắt họ giam mấy ngày liền để điều tra.
Trưởng thôn Danh Thượng 2 cho rằng, những người bị công an bắt và được thả ra đã đồng loạt tố cáo bị ép cung. Cụ thể là tại cơ quan điều tra, công an đã không cho những người này ngủ, ép cung 4-5 giờ đồng hồ liền. Hình thức hỏi cung của các điều tra viên là còng tay, đe dọa, véo tai, tát, không cho đi vệ sinh… xúc phạm sức khỏe tinh thần của người được hỏi cung.
Từ đó, ông La Tuấn Khương đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ việc làm của cán bộ điều tra Công an tỉnh Bắc Giang là sai hay đúng, nếu sai xử lý thế nào.
Trong đơn, ông La Tuấn Khương cũng cho biết do nhiều lần bị mất cắp nên mới dẫn đến việc người dân bức xúc đánh chết kẻ trộm chó: “Tội đánh chết hai kẻ trộm chó là do toàn thể 800 hộ dân cộng đồng trong và ngoài làng chứ không chỉ riêng ai”.
Cũng vì vậy, sau đó, khi cơ quan điều tra triệu tập bảy nghi can đến làm việc, người dân địa phương đã thống nhất không cho nhận giấy triệu tập, không cho số người này đến làm việc với cơ quan điều tra.