Mô hình mở quán cơm bình dân rất phổ biến ở các thành phố lớn, các khu dân cư đông đúc. Dù đây là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ. Song không phải ai cũng nắm rõ quy trình và tối ưu chi phí tốt nhất. Vậy làm sao để mở quán cơm vừa ngon, vừa sạch lại đông khách. Sau đây, Nguyên Khôi sẽ gửi đến bạn quy trình 10 bước mở mô hình cơm bình dân cho người mới bắt đầu.
Thế nào là mô hình quán cơm bình dân?
Cơm bình dân thường được bán với giá 25.000 – 35.000 đồng/suất. Chỉ cần những món đơn giản trong gia đình, thực đơn phong phú đa dạng. Quan trọng là các chế biến, nêm nếm vừa miệng thực khách. Khách hàng mà những quán cơm bình dân nhắm đến là công nhân lao động, học sinh, sinh viên, dân văn phòng. Chủ yếu là người có thu nhập thấp, sống độc thân, ít có thời gian vào bếp.
Ngoài tên gọi cơm bình dân, món ăn này còn được biết đến với những cái tên như cơm bụi, cơm tiệm, cơm quán, cơm giá rẻ. Nhắc đến cơm bình dân là người ta nghĩ đến món ăn đại trà thân thuộc trong bữa ăn gia đình. Với món chủ đạo là cơm và các món mặn, món rau và canh ăn kèm. Và người chủ quán thường kiêm luôn công việc nấu nướng. Họ có thể chưa qua trường lớp đào tạo mà chỉ là những người nội trợ tại gia, có đam mê việc bếp núc.
Cơm bụi đã xuất hiện từ lâu đời và ăn sâu vào tiềm thức người Việt bình dân. Khi mà người ta đã chán những món ăn vặt hay bún phở lạnh bụng. Cơm bình dân chính là lựa chọn số một cho bữa ăn vừa rẻ vừa ngon.
Tại Việt Nam, địa điểm lý tưởng để mở mô hình quán cơm bình dân là những nơi đông dân cư. Ví dụ như khu dân cư, bệnh viện, trường đại học,… Dù rẻ, ngon nhưng các quán cơm bình dân phần lớn chưa đạt được tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Điều kiện vệ sinh và dụng cụ nấu ăn còn thô sơ. Đây chính là vấn đề cần lời giải khi bạn muốn mở mô hình quán cơm bình dân kiểu mới.
Mở quán cơm bình dân có lãi không?
Hầu như tất cả mọi người đều có nhu cầu ăn cơm bình dân. Các món ăn phù hợp mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp. Khách đã ăn buổi trưa cũng có thể quay lại dùng bữa tối hoặc các ngày hôm sau. Đây chính là lý do quán cơm bình dân lúc nào cũng có khách quay lại.
Mở quán cơm bình dân cần bao nhiêu vốn? Câu trả lời là không nhiều. Chi phí kinh doanh quán cơm bình dân dao động từ 30 – 40 triệu đồng. Trong đó đã bao gồm cơ sở vật chất, menu quán cơm bình dân, biển hiệu, mặt bằng,… Đặc biệt, thời gian xoay vòng vốn khi kinh doanh quán cơm bình dân tương dối ngắn. Chỉ sau 1 ngày bán hàng, bạn đã tính toàn được mình lời lãi bao nhiêu.
Nếu bạn biết cách tính toán và cân đối khoản thu chi, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn và việc kinh doanh chỉ có lãi chứ không lo lỗ. Tuy nhiên, mở quán cơm có lãi hay không còn phụ thuộc vào chất lượng đồ ăn, địa điểm bán hàng, chất lượng đồ ăn, thái độ phục vụ,…
Thậm chí là lãi rất cao. Với mỗi suất cơm, người bán thu lãi về từ 10.000 – 15.000 đồng. Trong 1 ngày tiêu thụ từ 100 suất cơm trở lên, bạn sẽ có lãi 1 – 1,5 triệu. Như vậy, tính ra mỗi tháng người bán có thể lãi từ 30 – 45 triệu đồng. Một mức “hời” mà ai cũng muốn đạt được!
Không ít người đã “đổi đời” từ việc mở quán cơm bình dân. Đặc biệt, trong xu xướng công nghệ phát triển. Dịch vụ đặt giao cơm bình dân tận nơi cũng là một mảnh đất màu mỡ.
Kinh nghiệm mở mô hình quán cơm bình dân cho người mới bắt đầu
Tưởng chừng như một phi vụ nhỏ nhưng có vô số vấn đề phải giải quyết khi kinh doanh quán cơm bụi. Việc của bạn dưới vai trò chủ quán chính là sắp xếp và giải quyết từng vấn đề một. Cách mở quán cơm bình dân cho một người mới gồm những bước sau:
1. Vốn và danh sách những hạng mục cần chi tiêu
Nhiều người thường tính toán áng chừng các khoản chi tiêu để mở quán cơm bình dân. Đây chính là sai lầm nghiêm trọng dẫn đến mất cân bằng chi phí kinh doanh. Thực tế, có rất nhiều việc phát sinh khi bạn vận hành quán.
Bí quyết mở quán cơm bình dân vốn ít chính là lên danh sách chi tiêu càng chi tiết càng tốt. Những chi phí mở quán cơm bình dân bao gồm:
- Mặt bằng
- Bàn ghế
- Nồi nấu cơm, tủ nấu cơm
- Bát đũa, cốc chén
- Hộp giấy, đũa cho suất ăn mang về
- Trang trí
- Nguyên liệu nấu ăn
Ngoài ra, những khoản có thể phát sinh như:
- Thuê người làm
- Thuê địa điểm trông xe cho khách
- Đăng ký dịch vụ ứng dụng giao hàng như Grab, Now, Baemin, Gojek,…
- Phí xin giấy phép kinh doanh và Chứng nhận an toàn thực phẩm
- In ấn biển hiệu, thiết kế,…
- Marketing, truyền thông
Ngoài ra, việc tính toán dòng tiền cũng rất quan trọng. Hãy dành thời gian để suy nghĩ những câu hỏi như:
- Số vốn có thể chi trả được trong bao lâu
- Làm cách nào để sản phẩm của bạn khác biệt so với đối thủ? Bạn làm gì để tạo nên sự khác biệt?
- Bạn có xác định xây dựng chuỗi thương hiệu không hãy chỉ kinh doanh 1 quán nhỏ?
- Đối tượng khách hàng nào bạn hướng đến?
- Mặt bằng nào hút khách giá thuê rẻ?
- Ai có thể hỗ trợ bạn để giam phí thuê nhân công?…
Đây là những cơ sở quan trọng để bạn cân đối tài chính, quyết định giá bán, doanh thu hòa vốn để tính ra thời gian thu hồi.
2. Xác định khách hàng mục tiêu
Việc xác định khách hàng mục tiêu là bước đi tiên quyết trong chiến lược kinh doanh mở quán cơm bình dân. Tuy nhiên, đa phần mọi người đều bỏ quả bước này. Kết quả, việc quán đông hay vãn khách lại được cho là “vận may” hay “vận rủi”.
Sự thật là việc xác định đối tượng khách hàng chính là chìa khóa giúp bạn làm chủ mọi đầu việc. Với mỗi đối tượng, bạn sẽ biết được nên chọn quán ở đâu, mức giá bao nhiêu, món ăn nào phù hợp, cách bán hàng như thế nào.
Ví dụ:
Đối tượng
Địa điểm
Giá tiền
Thực đơn cơm bình dân
Hình thức bán hàng
Khung giờ hoạt động
Sinh viên
- Khu gần trường đại học
- Can teen nhà trường
25.000 – 30.000đ
- Các món dễ ăn, thực đơn đa dạng, nhiều món chiên rán
- Nên thêm nước ngọt, trà đá tự phục vụ
- Trực tiếp tại quán
- Dịch vụ đặt đồ ăn tận nhà
Trưa: 10 – 14h
Tối: 17 – 21h
Dân văn phòng
Gần tòa trung tâm thương mại, Khu nhà văn phòng
35.000 – 60.000đ
- Món ăn không cần quá đa dạng nhưng hương vị phải ngon. Hình thức đẹp, sạch sẽ.
- Thêm nước ngọt, nước giả khát, trà đào, nước hoa quả,…
- Có thể thêm hoa quả tráng miệng theo mùa
- Trực tiếp tại quán
- Đặt đồ ăn tới cơ quan
Trưa: 10h30 – 14h
Tối: 17h30 – 20h
Bệnh nhân
Cổng bệnh viện, nhà ăn bệnh viện
20.000 – 30.000đ
- Các món dễ ăn, chế biến đơn giản cho người bệnh
- Nhất định phải có cháo, súp
- Có thể thêm bún, phở
- Trực tiếp tại quán
- Đặt đồ ăn tận phòng bệnh
- Suất ăn miễn phí cho người bệnh
7h sáng – 21h tối
Công nhân, thợ xây, lao động phổ thông,…
Cổng chợ, khu đất dự án xây dựng, khu tập thể công nhân,…
25.000 – 35.000đ
- Món ăn đa dạng, nêm nếm vừa miệng
- Có canh rau và nước miễn phí
- Trực tiếp tại quán
Trưa: 10h30 – 14h
Tối: 17h – 21h
3. Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân vị trí “đắc địa”
Như đã nói ở trên, mặt bằng chiếm 50% thành công của mô hình quán cơm vỉa hè. Việc lựa chọn mặt bằng nên dựa theo sự tính toán nhiều mặt như:
- Giao thông: Ưu tiên các quán gần mặt đường, có vỉa hè rộng để đậu xe. Căn cứ vào lưu lượng xe hằng ngày để đánh giá mật độ dân số. Tính toán khả năng xe dừng lại nhưng không ghé quán. Tiêu biểu như vị trí đường quốc lộ, đường cao tốc, lưu lượng xe cao nhưng khác ít khi dừng lại dọc đường.
- Mật độ quán cơm bình dân đã có từ trước: Việc phân tích, đánh giá những đối thủ sẵn có sẽ góp phần giúp bạn tìm hướng đi riêng nổi bật hơn họ.
- Những vấn đề liên quan: Lợi thế khu vực, Khoảng cách với khu vực trung tâm, ngoại thành/nội thành, thói quen sinh hoạt dân cư, quy chế quản lý tại địa bàn dân cư,…
Một phương án sáng tạo khác chính là dùng chung mặt bằng. Bạn bạn cơm buổi sáng, tối thì có thể thuê chung với chủ quán nước giải khát, đồ ăn vặt. Hoặc nếu bạn bạn cơm trưa thì thuê cùng người bán buổi sáng hoặc tối.
4. Lựa chọn phương thức phục vụ quán cơm bình dân
Có nhiều hình thức phục vụ tại quán cơm bình dân bạn có thể chọn như:
- Chọn món: Bạn sẽ là người quy định số món ăn được chọn với từng mức giá tiền. Khách hàng sẽ chọn món và thanh toán tại quầy. Đây cũng là hình thức được dùng nhiều nhất tại quán cơm hiện nay
- Bán theo suất: Có suất ăn mặc định. Khách hàng không được chọn món mà chỉ được chọn theo suất ăn nhà hàng đã chuẩn bị trước. Hình thức này thường áp dụng cho quán cơm bệnh viện, suất ăn đặt online
- Tự phục vụ: Người dùng sẽ di chuyển đến khu vực chọn món và tự lấy món theo sở thích. Sau đó, suất ăn sẽ được tính giá theo cân nặng, hoặc số món ăn đã chọn.
5. Chuẩn bị nhân lực mở quán cơm bình dân
Nếu bạn là chuỗi thương hiệu cơm bình dân kiểu mới, bạn nên thuê thêm nhân viên để đảm bảo quy trình phục vụ. Còn với những quán cơm bình dân tại gia, bạn có thể tận dụng nhân lực trong gia đình. Số người tối thiểu phục vụ trong quán gồm:
- Đứng quầy: 1 – 2 người
- Chạy bàn: 2 – 3 người
- Vệ sinh: 1 – 2 người
- Trông xe: 1 người
Để tránh trường hợp thừa nhân lực, hãy xem xét tình hình kinh doanh thực tế tại quán. Giá thuê nhân viên phục vụ quán cơm bình dân trung bình là 15.000đ/giờ. Vậy nếu quán chỉ phục vụ vào một số giờ nhất định. Hãy chọn nhân công theo giờ để giảm chi phí.
6. Trang trí không gian quán sạch sẽ, thoáng mát
Không gian khi mở quán cơm bình dân phải đạt tiêu chí thoáng mát và vệ sinh sạch sẽ. Vì nhiều món ăn được chế biến trực tiếp trong quán. Nếu không khí không lưu thông tốt thì mùi thức ăn dễ ám vào quần áo của khách. Đây có thể trở thành điểm trừ khiến khách hàng mất cảm tình. Ngoài ra, không gian sạch sẽ còn góp phần tăng khả năng cảm nhận hương vị món ăn. Hãy thường xuyên lau dọn sàn nhà, lau mặt bàn sau mỗi đợt khách.
Đặc biệt, vệ sinh dụng cụ ăn uống, cốc nước và bát ăn sạch sẽ. Diệt ruồi, bọ, côn trùng thường xuyên. Lưu ý trong thời tiết nồm, nóng, hãy tính toán các giải pháp để khắc phục không gian trong quán.
7. Thiết kế menu quán cơm bình dân gồm những món gì?
Quán cơm bình dân thông thường sẽ có từ 10 – 15 món. Những món cơm bình dân phổ biến nhất:
- Món canh: mồng tơi, rau ngót, canh chua, cải canh
- Món mặn: đậu om, gà xào xả ớt, thịt kho tàu, tôm xào thịt, gà luộc, cá rán, lạc rang, xúc xich, thịt viên, thịt sốt, sườn rim
- Món rau: Rau muống luộc, rau muống xào, cải xào, su su, bí đỏ, rau cải,…
Nên tuân thủ theo quy tắc mùa nào thức nấy. Các món phù hợp với mùa hè nên có vị thanh đạm, chua ngọt dễ ăn. Mùa đông thì thiên về các món ấm như xào, nướng. Để thức ăn theo mùa ngon hơn, tránh bị thiu, bạn nên chuẩn bị thêm bộ tủ bán cơm bình dân chuyên dụng.
8. Định giá bán cơm bình dân theo công thức tính Foodcost
Các nhà hàng, quán ăn làm thế nào để tính toán mức giá hợp lý. Phải chăng tất cả đều là những con số áng chừng theo thực đơn của đối thủ.
Câu trả lời là không. Với những người đã có nhiều kinh nghiệm quản lý nhà hàng, quán ăn, ép giá suất ăn của quán minh thấp hơn để canjh tranh với đối thủ là điều tối kỵ, Tất cả điều có công thức khoa học để tính toán.
Với những mô hình quán cơm bình dân nhỏ, đương nhiên mức giá sẽ không quá 40.000đ/suất. Trừ đó là những quán cơm đặc biệt chuyên phục vụ cho công chức cao cấp. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng công thức định giá món ăn để suy ngược lại chi phí mua thực phẩm.
Công thức định giá bán cơm suất: ► Food cost = Giá gốc chi phí thực phẩm / Tỉ lệ % chi phí thực phẩm.
Trong đó, tỉ lệ % chi phí thực phẩm thường trong khoảng 25 – 55%. Tỉ lệ càng cao thì giá suất ăn (food cost) càng rẻ. Với quán cơm bình dân, tỉ lệ thường dùng là 25%. Vậy với 1 suất ăn giá trung bình từ 25.000 đồng. bạn sẽ có phép tính
25.000đ = Giá gốc chi phí thực phẩm / 25%
=> Chi phí mua thực phẩm là 6.250đ / suất
9. Đảm bảo chất lượng và thái độ phục vụ
Có 1 sự thật là chủ quán là người trả lương cho nhân công. Nhưng nhân công mới là người trực tiếp tiếp xúc và phục vụ khách hàng. Đương nhiên, với 1 quán cơm bình dân và đội ngũ nhân lực là lao động phổ thông, bạn không thể yêu cầu thái độ chuyên nghiệp như nhà hàng cao cấp.
Tuy nhiên, tin chúng tôi đi, một khi thái độ phục vụ và cách xử lý tình huống của quán tốt. Khách hàng sẽ luôn sẵn lòng bỏ qua thiếu sót và quay lại. Thái độ tối thiểu với thực khách là lịch sự, nhiệt tình. Trong trường hợp nhân viên không thể xử lý sự cố, hãy xin phép khách lui vào trong để chú quán/quản lý trực tiếp làm việc và nhận trách nhiệm.
10. Những giấy tờ gì cần thiết khi mở quán cơm bình dân?
Các loại giấy tờ khi mở quán cơm bình dân:
- Hợp đồng thuê nhà (nếu bạn đang thuê mặt bằng kinh doanh)
- Giấy phép đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế: Đăng ký tại UBND Quận/Huyện
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: Đăng ký tại UBND Quận/Huyện
Tủ thục sẽ cần nhiều giấy tờ thông tin. Tuy nhiêmn, quy trình tương đối nhanh gọn. Bạn chỉ cần làm theo hướng dân của các cán bộ Ủy ban là được.
Ngoài những việc chính nêu trên, bạn có thể đẩy mạnh truyền thông marketing để nhiều người biết đến quán. Nếu bạn lập mô hình quán ăn bình dân áp dụng công nghệ sốm bạn sẽ không thể bỏ qua bước này. Mở trang facebook và đăng ký các ứng dụng giao đồ ăn online là việc cực kỳ hữu ích. Vì vậy, đừng bỏ qua mọi khả năng để làm tăng doanh thu tối đa nhé!
Dụng cụ mở quán cơm bình dân cần thiết
Vì là quán cơm bình dân nên các dụng cụ trong quán cũng “bình dân” không kém. Phần lớn là những đồ dùng cần thiết trong bữa ăn gia đình hằng ngày như:
- Bàn ghế
- Bát, đũa, cốc, chén, đĩa
- Nồi, xoong chảo
- Hộp giấy cho suất ăn mang về
- Chậu rửa, bồn rửa để vệ sinh bát đũa
- Thùng rác
- Quạt điện, điều hòa
- …
Ngoài ra, để việc kinh doanh quán cơm thuận lợi và nhẹ nhàng hơn, bạn nên dùng đến những loại thiết bị nhà bếp đời mới. Có thể kể đến như:
- Tủ nấu cơm công nghiệp: Tủ cơm inox nấu cơm bằng điện/gas. Tủ có các kích thước từ 4, 6, 8, 10, 12, 20, 24 khay. Năng suất 20 – 200 kg cơm mỗi mẻ. Một con số không tưởng phải không nào
- Tủ kính bán cơm: Phần khung làm bằng inox, phần mặt ngoài là kính cường lực bảo vệ thực phẩm. Bên dưới là hộc tủ rộng để bạn đặt các đồ dùng phụ trợ cho công việc.
- Nồi nấu điện công nghiệp: Với các kích thước phổ biến từ 20 – 200 lít. Phù hợp để nấu canh, nấu nước dùng, hầm xương. Nồi bằng chất liệu inox, vận hành bằng điện tự động mà không phải nhóm lửa.
- Tủ giữ nóng thức ăn: tương tự như tủ kính bán cơm. Phần bàn đặt khay thức ăn được thiết kế một buồng đun nóng tự động.
Tổng chi phí mở quán cơm bình dân cho người mới bắt đầu
Mở quán cơm bình dân sẽ mang lại lợi nhuận “khủng” nếu biết cách vận hành hoạt động tốt. Nhưng để nhanh chóng thành công, gặt hái được “trái ngọt”, có được lãi suất vòng nhanh thì bạn cần phải hoạch định được chi phí kinh doanh vốn đầu tư. Vậy chi phí mở quán cơm bình dân sẽ là bao nhiêu hay đó là những chi phí gì?
Và với những chi phí trên chúng ta có thể làm 1 phép tính tổng về chi phí mở quán cơm bình dân của bạn như sau:
- Các thiết bị đồ dùng cần thiết: ~ 30 triệu đồng
- Tủ cơm công nghiệp mini đa năng ~ 10 triệu đồng
- Tủ bán cơm Inox có bánh xe ~ 6 triệu đồng
- Bàn ghế ~ 5 triệu đồng (loại nhựa)
- Quạt điện ~ 3 triệu đồng
- Bát đũa và các vật dụng khác ~ 5 triệu đồng
- Chi phí thuê mặt bằng hằng tháng ~ 3-5 triệu đồng (có thể hơn tùy vào mặt bằng bạn thuê ở đâu? diện tích như thế nào)
- Chi phí thuê nhân viên ~ khoảng 6 – 7 triệu đồng (có thể hơn tùy vào bạn thuê bao nhiêu người? part time hay full time)
Như vậy để mở quán cơm bình dân đi vào kinh doanh thì bạn cần có ít nhất là 50 triệu đồng. Cùng với đó là số tiền để chi trả nguyên liệu cùng các chi phí phát sinh khác.
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm mở quán cơm bình dân. Bạn đã kinh doanh quán cơm thành công và có những bí kíp hay ho muốn chia sẻ. Đừng ngại để lại bình luận ở phần cuối trang. Chúc các bạn thành công!