Hột vịt lộn kỵ với gì

Trứng vịt lộn là một món ăn bổ dưỡng và tốt cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn trứng lộn được. Bạn đã biết trứng vịt lộn không nên ăn với gì không? Tham khảo bài viết để được giải đáp thắc mắc này nhé!

Trứng vịt lộn được đánh giá là một món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao thường ăn kèm với rau răm. Tuy nhiên không phải loại thực phẩm nào, người nào cũng có thể kết hợp ăn kèm trứng vịt lộn.

Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn

1. Những người không nên ăn trứng vịt lộn

1.1. Người mắc bệnh tim mạch

Trứng vịt lộn là loại thực phẩm chứa lượng lớn chất đạm và cholesterol. Do đó nếu ăn nhiều trứng vịt lộn, cholesterol xấu trong máu sẽ gia tăng gánh nặng cho tim mạch. Cholesterol tăng còn góp phần gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch hay tình trạng tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ. Chính vì lý do đó những người mắc bệnh tim mạch không nên ăn trứng vịt lộn.

1.2. Người bị huyết áp cao

Những người có bệnh cao huyết áp cũng không nên ăn trứng vịt lộn vì những lý do như trên, nó gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim thậm chí dẫn đến đột quỵ.

Khi người bệnh ăn trứng vịt lộn đồng nghĩa với việc họ đang nạp vào cơ thể một lượng lớn chất đạm và cholesterol. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cao huyết áp nghiêm trọng hơn.

1.3. Người mắc bệnh về gan, tỳ vị

Tỳ vị và gan là các bộ phận có nhiệm vụ sàng lọc chất độc hại trong cơ thể. Tuy nhiên, dưới tác động của lượng đạm từ trứng vịt lộn, gan và tỳ vị hoạt động hết công suất có thể dẫn đến suy thận.

Mặt khác trứng vịt lộn có tính hàn sẽ khiến người bệnh gan và các bệnh tỳ vị dễ bị đầy hơi, khó tiêu và cả đau bụng.

1.4. Người đang bị sốt

Protein trong trứng lộn sau khi đi vào cơ thể sẽ bị phân huỷ và sinh ra một lượng nhiệt lượng cho cơ thể. Chính vì lý do đó, những người đang sốt khi ăn trứng sẽ gặp tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng, dễ dẫn đến co giật thậm chí biến chứng não.

1.5. Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai được khuyến nghị không nên ăn trứng vịt lộn kèm rau răm sống. Mặc dù rau răm có tính nóng có tác dụng trừ hàn và giảm khó tiêu ở người thường song đối với thai nhi, nó gây ảnh hưởng khôn lường. Ngoài ra vào giai đoạn cuối thai kỳ, khi mẹ bầu ăn trứng vịt lộn, cơ thể sẽ tích nhiều đạm gây chậm tiêu và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

1.6. Không cho trẻ dưới 5 tuổi ăn trứng vịt lộn

Trẻ dưới 5 tuổi cũng là đối tượng không nên ăn trứng vịt lộn. Nguyên nhân bắt nguồn từ hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện. Chính điều này đã gây nên trướng bụng, rối loạn tiêu hóa và gây hại cho sức khỏe. Lượng trứng vịt lộn phù hợp với trẻ trên 5 tuổi là ½ quả trứng với tần suất 1-2 lần/tuần là được.

Những người không nên ăn trứng vịt lộn

2. Ăn trứng vịt lộn xong không nên ăn gì?

2.1. Sữa

Hàm lượng Lactose trong sữa khá cao trong khi đó trứng vịt lộn thì lại chứa rất nhiều Protein. Khi đó nếu ăn đồng thời cả hai món này sẽ dẫn đến quá trình tiêu hóa lâu hơn bình thường. Chính vì vậy bạn nên hạn chế uống sữa trước hoặc sau khi ăn trứng vịt lộn.

2.2. Sữa đậu nành

Nếu bạn đang có thói quen vừa uống sữa đậu nành và vừa ăn trứng vịt lộn thì tốt nhất bạn nên dừng ngay thói quen này bởi đó là một cách hết sức phản khoa học. Bên trong đậu nành là lượng lớn Lysine. Khi lysine được kết hợp với Protein từ trứng thì cơ thể sẽ bị giảm khả năng hấp thu.

2.3. Óc lợn

Khi ăn chung óc lợn kết hợp với trứng hột vịt lộn, lượng cholesterol trong máu sẽ tăng đáng kể. Trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị tăng huyết áp đột ngột và dẫn đến tình trạng tử vong.

2.4. Các loại thịt rùa, thỏ và ngỗng

Bạn nhớ lưu ý không được ăn các loại thịt thỏ, ngỗng hay rùa sau khi vừa ăn trứng vịt lộn. Đây là cách loại thực phẩm có tính hàn và đều chứa các chất có hoạt tính sinh học. Khi kết hợp các món ăn này lại với nhau, bạn dễ gặp tình trạng kích ứng cho hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đau bụng tiêu chảy.

Một số trường hợp ăn chung hột vịt lộn với thịt rùa làm cơ thể bị ngộ độc. Đặc biệt đối với người vừa mới khỏi bệnh hoặc yếu trong người sẽ dễ có nguy cơ ngộ độc hơn người thường. Mặt khác, bà bầu cũng không nên ăn vì nó gây tác động tiêu cực đến thai nhi và cả hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

Ăn trứng vịt lộn xong không nên ăn thứ gì?

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề trứng vịt lộn không nên ăn với gì? Có thể thấy mặc dù là một món ăn ngon lành và đầy dinh dưỡng song để tránh bị phản tác dụng đừng bỏ những kiến thức này bạn nhé! Nhớ cập nhật nhiều bài viết tại Elipsport.vn về chăm sóc sức khỏe. Chúc bạn may mắn. 

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Bạn nên ăn trứng với rau răm để cân bằng hệ tiêu hóa.

Rau răm có tính nóng giúp làm giảm tiêu, làm cải thiện hệ tiêu hóa.

Trứng vịt lộn làm tăng cholesterol tăng nguy cơ đau tim.

1 – 2 lần/tuần là đủ nhé bạn!

Trứng vịt lộn là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Thậm chí món ăn này trở nên cực kỳ phổ biến và có nhiều tiệm ăn vặt chuyên bán trứng lộn. Dù trứng vịt lộn là một món ăn ngon, bổ dưỡng nhưng khi ăn các bạn cũng nên lưu ý nếu không dễ bị đầy bụng, khó tiêu thậm chí là ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online [NNO] sẽ giúp các bạn biết trứng vịt lộn kỵ gì và khi nào thì không nên ăn trứng vịt lộn.

Trứng vịt lộn kỵ gì

Trứng vịt lộn kỵ gì

Trứng vịt lộn được bán rất phổ biến hiện nay và thậm chí nhiều người thường xuyên ăn trứng vịt lộn thay cho bữa sáng. Tuy nhiên, trứng vịt lộn cũng kỵ với một số loại thực phẩm khác nên khi ăn trứng vịt lộn các bạn không nên ăn, uống kèm với với một số loại thực phẩm sau:

1. Trà mạn: trà mạn khi kết hợp với các loại trứng trong đó có cả trứng vịt lộn sẽ sinh ra các chất khó tiêu khiến cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng từ trứng.

2. Nước cam ép: theo nhiều khuyến cáo từ các bác sĩ đông y thì ăn trứng vịt lộn mà uống nước cam ép sẽ khiến chướng bụng, tiêu chảy. Tất nhiên, nếu bạn đã từng uống nước cam ép sau khi ăn trứng vịt lộn mà không thấy bị sao thì cũng đừng nghĩ nhiều vì còn tùy cơ địa từng người nên sẽ có thể không sao nhưng tốt nhất là bạn nên tránh.

Trứng vịt lộn kỵ gì

3. Quả hồng, tỏi: không nên ăn tỏi hoặc quả hồng sau khi ăn trứng vịt lộn vì sự kết hợp này sẽ tạo ra các chất độc không tốt cho hệ tiêu hóa. Ban đầu có thể bạn sẽ thấy không sao nhưng duy trì chế độ này lâu dài thì sẽ rất không tốt cho cơ thể.

4. Các loại thịt có tính hàn: trứng vịt lộn có tính hàn nên lời khuyên là không nên ăn chung với các loại thịt có tính hàn như thịt trâu, bò và đặc biệt là thịt rùa, thịt ngỗng, thịt thỏ. Khi ăn trứng vịt lộn với các loại thịt này sẽ khiến những ai yếu người dễ bị ốm, mệt mỏi. Đặc biệt là khi ăn trứng vịt lộn với thịt rùa dễ bị ngộ độc thực phẩm do hai loại thực phẩm này kết hợp sẽ sinh ra độc tố có hại cho cơ thể.

Trứng vịt lộn kỵ gì

5. Óc lợn: trứng vịt lộn có chứa hàm lượng cholesterol cao nên một số người bị các vấn đề liên quan đến tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt lộn. Đặc biệt, óc lợn cũng là loại thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao nên nếu ăn chung với trứng vịt lộn sẽ khiến cơ thể nạp vào quá nhiều cholesterol rất không tốt với những người bị tim mạch.

6. Sữa đậu nành, sữa bò [sữa tươi]: cũng giống như khi uống trà mạn, các bạn ăn trứng vịt lộn sau đó uống sữa tươi hoặc sữa đậu nành sẽ tạo ra các hợp chất khó tiêu hóa khiến bạn có cảm giác đầy bụng khó tiêu thậm chí có thể bị tiêu chảy.

Trứng vịt lộn kỵ gì

Khi nào không nên ăn trứng vịt lộn

Sau khi đã biết trứng vịt lộn kỵ gì thì ngoài việc tránh ăn trứng vịt lộn với những thực phẩm đó bạn cũng nên lưu ý một số trường hợp không nên ăn trứng vịt lộn vì nó không tốt cho sức khỏe. Trứng vịt lộn có tính hàn, cung cấp lượng đạm lớn [calo], hàm lượng cholesterol cao và có nhiều chất khó tiêu. Vậy nên, các trường hợp không nên ăn trứng vịt lộn có thể kể ra như:

1. Bị các vấn đề về tim mạch không nên ăn trứng vịt lộn

2. Huyết áp cao không nên ăn trứng vịt lộn

3. Bị các vấn đề về gan không nên ăn trứng vịt lộn

4. Bị ốm, sốt không nên ăn trứng vịt lộn

5. Bị phong hàn không nên ăn trứng vịt lộn

6. Bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn trứng vịt lộn

7. Phụ nữ mang thai không nên ăn trứng vịt lộn

8. Bị béo phì, thừa cân không nên ăn trứng vịt lộn

9. Trẻ nhỏ nên hạn chế ăn nhiều trứng vịt lộn

10. Buổi tối không nên ăn nhiều trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn kỵ gì

Như vậy, với các thông tin ở trên, nếu bạn thắc mắc trứng vịt lộn kỵ gì thì câu trả lời là kỵ với các loại thịt mang tính hàn đặc biệt là thịt rùa, thịt ngỗng, thịt thỏ. Trứng vịt lộn cũng kỵ với óc lợn, quả hồng, tỏi, nước cam ép, trà mạn, sữa đậu nành và cả sữa tươi. Bên cạnh đó, do đặc tính của trứng vịt lộn là có tính hàn, chứa hàm lượng calo cao và nhiều chất khó tiêu nên trong một số trường hợp các bạn không nên ăn trứng vịt lộn như khi bị ốm, bị phong hàn, béo phì, rối loạn tiêu hóa, huyết áp cao, bị các vấn đề về tim mạch, bị các vấn đề về gan.

Video liên quan

Rate this post

Viết một bình luận