HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM ĐẬU PHỤ NIGARI MỀM MỊN

Đậu phụ nước cốt muối nigariĐậu phụ nước cốt muối nigari  Theo phương pháp Thực dưỡng, các sản phẩm từ đậu nành chưa lên men như sữa đậu nành, đậu hũ, tào phớ…rất âm nên không được khuyên dùng thường xuyên.  Nếu chỉ xét trên quan điểm khoa học  hiện đại và đặt giả thiết việc thu hoạch là thuận tự nhiên thì đậu nành được coi  là có giá trị dinh dưỡng cao nhưng thực ra lợi ích mà nó mang lại không bù đắp nổi các tác hại làm suy yếu cơ thể. Sự suy yếu (âm hóa) đó diễn ra từ từ khiến chúng ta không dễ dàng nhận biết được.

Theo phương pháp Thực dưỡng, các sản phẩm từ đậu nành chưa lên men như sữa đậu nành, đậu hũ, tào phớ…rất âm nên không được khuyên dùng thường xuyên. Nếu chỉ xét trên quan điểm khoa học hiện đại và đặt giả thiết việc thu hoạch là thuận tự nhiên thì đậu nành được coi là có giá trị dinh dưỡng cao nhưng thực ra lợi ích mà nó mang lại không bù đắp nổi các tác hại làm suy yếu cơ thể. Sự suy yếu (âm hóa) đó diễn ra từ từ khiến chúng ta không dễ dàng nhận biết được.

   Nhưng các nhóc nhà Bếp Lứt cực kỳ khoái các món nấu từ đậu. Để các con ăn ngon mà không hại đến sức khỏe, mình luôn cố gắng dương hóa lên bằng nhiều cách khác nhau như kho kỹ với nước tương lâu năm, làm đậu hũ khô đông lạnh, đậu hũ nướng  để chế biến các món tổng hợp khác như đậu khô xào lá lốt, chuối đậu om tía tô

   Nếu các bạn hiện đang có sức khỏe tốt, công việc phải hoạt động chân tay nhiều…thì không cần phải kiên khem nón này quá, dương hóa nó lên và dùng thôi. :):)

   Mỗi khi chế biến món  liên quan đến đậu, Bếp luôn băng khoăn về chất lượng miếng đậu mua sẵn ngoài hàng. Thậm chí,  mình chấp nhận đi khá xa để mua được miếng đậu ưng ý chứ không dám mua tùy tiện ở bất kỳ chỗ nào.

   Đậu hũ làm theo cách thông thường hiện nay đa phần lấy đông bằng nước chua (là nước làm đậu từ ngày hôm trước để qua hôm sau thành nước chua), nếu không pha trộn thêm phụ gia nào khác thì mình xem đó là đậu “xịn” rồi.

   Để đỡ nhọc công suy nghĩ khi lựa chọn đậu, Lứt tự mày mò học cách làm đậu cho gia đình dùng. Sau nhiều lần tìm hiểu, mình biết ở Nhật phổ biến cách làm đậu phụ Nigari rất tốt sức khỏe. Thế là thử nghiệm ngay. Sau rất nhiều lần gặp “mẹ của thành công”, cuối cùng Lứt đã tìm ra được cách làm đậu phụ Nigari vừa ý. Bài toán nan giải bao năm đã tìm được đáp án, thật là không có gì vui bằng :):)

  Muối Nigari có thành phần chính là Magie Clorua và hơn 100 khoáng chất khác như Canxi Clorua và Kali Clorua. Muối Nigari được sử dụng phổ biến trong việc làm đẹp như giúp tóc giữ màu sắc, làm chắc móng, tái tạo kết cấu da… và trong vấn đề về y tế & sức khỏe như giúp phòng và chữa các bệnh gây ra do cuộc sống hiện đại ( tăng tập trụng, sốt, viêm da, béo phì…. ).- Thông tin tham khảo internet-

   So với đậu thông thường, cách làm đậu phụ muối Nigari khó lấy đông hơn. Vì vậy, cần nhiều sự khéo léo và tập trung của người đầu bếp. Bù lại muối Nigari giúp giữ được nguyên vị ngọt của đậu nành, nên khi ta ngửi miếng đậu thành phẩm rất thơm, cắn vào miệng thì mềm và ngọt. Mình còn thấy một ưu điểm lớn của đậu phụ Nigari được làm theo cách này là có thể bảo quản được tới 5 ngày trong ngăn mát tủ lạnh mà vẫn như mới ép xong, không hề bị nhớt, chua bám xung quanh như đậu hũ thông thường.

   Về cơ bản, cách làm đậu phụ Nigari không quá khác cách làm đậu lấy đông bằng nước chua thông thường. Mình chia quá trình làm đậu thành 4 bước chính:

Bước 1: Chuẩn bị đậu (ngâm và xay đậu)

Bước 2: Nấu đậu

Bước 3: Làm đông

Bước 4: Ép đậu

   Điểm khác biệt quan trong nhất, và quyết định sự chất lượng miếng đậu thành phẩm chính là ở bước Làm đông đậu. Vì vậy nếu bạn làm thì nhớ khéo léo và cẩn trọng ở bước số 3 để cho ra miếng đậu vừa ý nhé.

   Bắt tay vào làm thôi :):)

Chuẩn bị

Dụng cụ

  • Khuôn ép đậu. Bằng gỗ hoặc inox.

  • Vải cotton màu trắng để ép đậu.

  • Nồi 2 đáy hoặc nồi gang.

  • Một chiếc đũa cái dài để khuấy đậu.

  • Rổ, thau ngâm đậu.

  • Ly do dung tích ml.

  • Thớt hoặc vật nặng để ép đậu

  • Máy xay sinh tố, túi lọc đậu (nếu không đi xay đậu ở ngoài được)

  • Ghi chú: không dùng vật bằng nhựa.

Nguyên liệu:

  • 1 kg đậu nành

  • 2 muống cf muối hầm: hòa tan vào một chén nước.

  • 30 ml nước muối nigari: hòa tan vào 400ml nước.

Bếp Lứt đã từng thử làm bằng muối hạt nigari nhưng không được miếng đậu như ý. Sau nhiều lần  mày mò, Bếp được một chị tiền-bối trong ngành thực dưỡng cung cấp  nước muối nigari để Bếp làm ra miếng đậu này. Nếu bạn nào thích cách làm đậu phụ Nigari như trong bài này thì cứ liên hệ Bếp để share nước muối nhé. Bếp không ngại gì đâu "</p"</p

 

 

Rate this post

Viết một bình luận