Hướng dẫn: Cách xử lý nước máy nuôi cá cảnh – Vinong Sinh học Đức Bình

Rate this post

Trong nước máy có chứa nhiều tạp chất có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của cá cảnh khi nuôi trong hồ. Nếu người nuôi không biết cách xử lý nước máy nuôi cá cảnh có thể khiến cho cá chết hoặc không phát triển tốt như bình thường. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về những phương pháp làm sạch nước máy, đặc biệt là khử clo có trong nước cực kỳ quan trọng. Một số những thông tin cơ bản sau đây sẽ có ích cho bạn.

Xử lý nước máy để nuôi cá cảnh hiệu quả

Sử dụng nước máy nuôi cá cảnh được không?

Chúng ta vẫn có thể sử dụng nước máy để nuôi cá cảnh được bình thường. Tuy nhiên, bạn cần phải biết rằng, nếu nước không được xử lý clo kỹ càng thì tỷ lệ khiến cá chết có thể lên đến 95% so với những nguồn nước khác.

Mặc dù hiện nay, nước máy được các công ty xử lý và cung cấp khá sạch sẽ. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển đến người tiêu dùng thì không thể tránh khỏi được việc bị nhiễm các tạp chất dư thừa có ở trong môi trường xung quanh. Cụ thể, một số tạp chất khác như clo, nitri, asen, …

Sử dụng nước máy nuôi cá cảnh được không?

Chính vì vậy, nếu sử dụng nguồn nước máy đã bị nhiễm tạp chất mà không đi qua các công đoạn xử lý kỹ càng trước khi nuôi cá thì sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt. Ví dụ như cá không ăn, bơi lội chậm chạp, có  màu tái nhợt, sau một thời gian sẽ xuất hiện tình trạng co giật và chết.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cá trong nước máy

Cá với nước có một mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Nếu thiếu nước cá sẽ chết, và đây là một môi trường vô cùng quan trọng. Vậy nên, đối với cá, môi trường nước là một yếu tố góp phần quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng. Như chúng  ta đã biết, đối với  loài cá cũng tương tự như những sinh vật khác cần không khí để sống. Nếu môi trường sinh sống của cá (nước máy) bị ô nhiễm thì sẽ cực kỳ ảnh hưởng.

Những yếu tố tạp chất trong nước ảnh hưởng đến cá

  • Clo (Chlorine): Đây là một chất tồn tại ở trong nước máy xuất phát từ quá trình khử trùng ở nhà máy cung cấp nước. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng nguồn nước này để nuôi cá thì cần để cho clo trong nước bốc hơi hết từ 2 đến 3 ngày. Với những trường hợp muốn sử dụng nước trực tiếp thì có thể dùng Thiosulfat Sodium để loại bỏ Chlorine.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cá

  • Flouride: Là một chất hóa học khá nguy hiểm. Chất này tồn tại ở trong nước và cũng xuất phát từ quá trình khử trùng của nhà máy nước. Sau khi nước được đun sôi Flouride sẽ bay đi hết. Chúng ta có thể xử lý thông qua phương pháp sục khí hoặc để nước qua vài ngày rồi mới dùng để nuôi cá. Thông thường thì Flouride ở trong nước không cao và ít ảnh hưởng lại dễ dàng bay hơi khi sử dụng trong hồ cá.
  • Nồng độ pH: pH ở trong nước dùng để nuôi á thường từ 6.0 đến 8.0. Nếu là nước biển thì pH từ 8.1 đến 8.3 là hợp lý. Bạn có thể sử dụng giấy quỳ hoặc tìm những bộ test pH để kiểm tra nồng độ nguồn nước. Nếu không biết cách xử lý nước máy nuôi cá cảnh phù hợp sẽ khiến cá bị ảnh hưởng rất nhiều.
  • Nhiệt độ của nước: Đây cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi các cũng như môi trường xung quanh. Phụ thuộc vào từng loại cá mà môi trường sống của chúng sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng về điều kiện môi trường sống và nhiệt độ thích hợp của từng loại.

Đọc ngay: Bật mí Cách tạo vi sinh cho hồ cá cảnh cá koi hiệu quả nhất

Cách xử lý nước máy nuôi cá cảnh

Có khá nhiều cách xử lý nước máy nuôi cá cảnh mà bạn có thể áp dụng để đảm bảo nguồn nước an toàn với cá. Cụ thể, bạn có thể ứng dụng một trong những cách dưới đây.

Phơi nước máy để loại trừ clo

Nước máy được trữ ở trong bồn chứa, hồ chứa nước hoặc xô, chậu, … lưu ý không đậy nắp để  khí clo có thể bốc hơi một cách dễ dàng nhất. Nếu được bạn nên để nước ở ngoài nắng, sau 24 tiếng đồng hồ có thể sử dụng nguồn nước này để nuôi cá.

Cách xử lý nước máy nuôi cá cảnh - Khử clo

Sử dụng dung dịch khử clo

Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy được những chai dung dịch chuyên dụng khử clo với giá chỉ từ 20.000 đồng/chai. Để sử dụng, bạn nhỏ khoảng 4 giọt dung dịch cho 10 lít nước máy để quá trình khử đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Sử dụng vitamin C khử Clo

 Vitamin cũng là một hợp chất được sử dụng để thay thế cho Hypo khá tuyệt vời. Vitamin C không độc hại và cũng không làm giảm đi nồng độ oxy hòa tan ở trong nước. Theo phản ứng hóa học trung hòa của vitamin C sẽ diễn ra theo công thức biến đổi sau:

C5H5O5CH2OH + HOCl –> C5H3O5CH2OH + HCl + H2O

Công thức thực hiện: 2.5 phần Vitamin C sẽ khử được 1 phần clo. Nồng độ clo có ở trong nước máy tương ứng là 0.2mg/lít. Nhu vậy, cứ 1 viên vitamin C 500g có thể khử clo cho khoảng 1m3 nước. 2/4 viên có thể sử dụng được cho hồ nước với kích thước 100x50x50 cm. Khi dùng bạn nghiền nát viên vitamin C và hòa tan ở trong chén rồi đổ vào hồ trước khi châm nước máy.

Lưu ý: Cần phải giữ viên Vitamin C ở trong tủ lạnh để đề phòng trường hợp thuốc bị phân hủy. Với cá dĩa và cá rồng nếu sử dụng vitamin C quá liều sẽ khiến cho nồng độ pH bị giảm.

Sử dụng Hypo (Sodium Thiosulfate)

Cách xử lý nước máy nuôi cá cảnh bằng Gyro đã quá phổ biến (Hypo dưới dạng Hypochlorous acid HOCl). Những phản ứng trung hòa của Hypo được biểu thị dưới các công thức hóa học như sau:

Sử dụng Hypo để loại bỏ Clo

Na2S2O3 + 4HOCl + H2O –> 2NaHSO4 + 4HCl

Na2S2O3 + HOCl –> Na2SO4 + S + 4HCl

2Na2S2O3 + HOCl –> Na2S4O6 + NaCl + NaOH

Bạn có thể tìm mua Hypo dễ dàng ở chợ hoặc những cửa hàng có bán dụng cụ y tế. Giá bán cho khoảng 1kg là 5.000 đồng. Lưu ý công thức pha phù hợp: khoảng 0.5kg Hypo với 2 lít nước. Tỷ lệ khử cụ thể là 1 giọt Hypo cho 10 lít nước máy. Bạn có thể sử dụng bất cứ lọ thuốc cũ hay một loại dụng cụ thí nghiệm nào để cất trữ dung dịch Hypo khử.

Lưu ý: Không được sử dụng dung dịch quá liều. Bởi lẽ Hypo là một chất khá độc đối với cá, đồng thời dung dịch khử sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan ở trong nước khiến cho cá bị ngạt. Hậu quả để lại khi bạn sử dụng dung dịch khử quá liều sẽ có nhiều mức độ khác nhau: cá lờ đờ, bị sưng mang cho đến khi bị cháy vây và chết.

Cách xử lý nước máy nuôi cá cảnh bằng cách lấy nước ra xô hoặc chậu để trong vòng 24h cho Chlo tự bay hơi là cách làm đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay

Việc xử lý nước máy trước khi nuôi cá là cực kỳ quan trọng. Mặc dù nhà máy nước đã làm công đoạn này trước đó. Thế nhưng, trong quá trình vận chuyển đến tay người tiêu dùng, nguồn nước sẽ bị lẫn các tạp chất nguy hiểm khác. Biết được cách xử lý nước máy nuôi cá cảnh sẽ giúp đàn cá của bạn được bảo vệ sức khỏe và phát triển tối ưu nhất.

Với những thông tin chia sẻ về cách xử lý nước máy nuôi cá cảnh ở trên có thể giúp bạn có được những kiến thức và phương pháp giải quyết hay ho nhất. Lưu ý rằng, bạn có thể nuôi cá cảnh bằng nước máy, nhưng hãy nhớ xử lý nguồn nước trước khi dùng. Đừng nên chủ quan nhà máy nước đã thay bạn làm điều đó sẽ khiến cho đàn cá của bạn phải gánh nhiều hậu quả không mong muốn.

Xem ngay: Cách xử lý nước hồ cá koi bị đục nhanh chóng và hiệu quả

Rate this post

Viết một bình luận