Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá Rồng toàn tập cho người mới ⋆ Cá cảnh mini – Máy Ép Cám Nổi | Dây Chuyền Sản Xuất Thức Ăn Thủy Sản Tối Ưu

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá Rồng toàn tập cho người mới

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá Rồng toàn tập cho người mới. Cá rồng là tên gọi dựa theo hình dáng tựa như chú rồng đang bay lên bầu trời. Và cũng được mệnh danh là vua của các loài cá cảnh. Loài cá này cũng được đông đảo các anh em dân chơi cá cảnh yêu thích nhờ vẻ ngoài đặc sắc. Cacanhmini.com hướng dẫn anh em kỹ thuật nuôi cá Rồng toàn tập cho người mới. Từ kinh nghiệm chọn giống cá rồng, chuẩn bị thức ăn phù hợp nhất với cá rồng. Đến bí kíp cho cá rồng sinh sản, nuôi cá rồng chung với các loài cá nào…

thuc-an-cho-ca-rong-3

Thông tin cho anh em về cá Rồng

Cá rồng thật ra là tên gọi dựa theo hình dáng tựa như chú rồng đang bay lên bầu trời. Và cũng được mệnh danh là vua của các loài cá cảnh. Loài cá này cũng được đông đảo các anh em dân chơi cá cảnh yêu thích nhờ vẻ ngoài đặc sắc.

Hơn nữa, cá rồng còn có ý nghĩa về mặt phong thủy, mang lại may mắn, tài lộc cho chủ nhân. Thậm chí xua đuổi tà khí và vận rủi. Do những yếu tố này nên nhìn chung, giá thành để sở hữu cá rồng là khá cao. Cá rồng được xem là dòng cá cao cấp và đắt đỏ vào bậc nhất trên thế giới. Dân chơi cá trên thế giới cũng chỉ có một số ít người có thể sở hữu những em cá rồng quý hiếm và đắt đỏ này.

Xem ngay: Anh em chọn cá rồng siêu xe Lamborghini hay Porches

Giá trị của cá Rồng vua của các loài cá cảnh

Vì sự quý hiếm và giá trị rất cao nên mỗi khi cá rồng xuất hiện trước công chúng hay trong các cuộc thi đều được bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt. Chuyên gia nghiên cứu về cá rồng, cô Emily Voigt cho biết. Vào năm 2009, trong một lần cô may mắn được tham dự cuộc thi cá rồng quốc tế Aquaram được tổ chức tại Singapore. Cô thấy khoảng 10 chú cá rồng quý hiếm, được rất đông những người bảo vệ có vũ trang canh giữ. Đặc biệt còn có cả cảnh sát nữa. Cô cho biết, giá cao nhất cho một em cá rồng là 300.000 USD, gần 7 tỷ đồng.

Trên thực tế, loài cá rồng, đặc biệt là cá rồng huyết long là loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Các trang trại nhân giống cá rồng ở khu vực Đông Nam Á, được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Có tường bê tông cao và chắc chắn. Thậm chí còn có cả những chú chó nghiệp vụ canh giữ. Và xung quanh được rào lại bởi rất nhiều dây thép gai.

Dù giá cả để sở hữu một em cá rồng đã hết sức đắt đỏ. Nhưng nuôi cá rồng lại là niềm đam mê đầy tốn kém. Ngoài việc bỏ ra vài ngàn USD để sở hữu chú cá yêu thích, anh em còn phải lo chi phí bể nuôi, đèn sưởi, thức ăn… và hàng tỉ thứ khác.

Xem ngay: Chồng nhậu ngủ quên nhà bạn vợ làm thịt cá rồng 20 triệu

thuc-an-cho-ca-rong-1

Những loài cá Rồng có giá trị tiền tỉ

Cá Rồng Huyết Long

Cá rồng huyết long thường có màu sắc rất nổi bật. Phần vây có màu đỏ sậm và rất đều. Loài cá này được xem là dòng cá rồng cao cấp, được định giá lên đến cả tỉ đồng. Các anh em dân chơi cá cảnh trên thế giới cũng chỉ có vài người may mắn được sở hữu chúng.

Cá Rồng Platinum

Cá rồng Platinum đắt nhất thế giới. Được mệnh danh là vua của các loài cá. Và có giá bán lên tới 400.000 USD, tương đương gần 9 tỷ đồng. Loài cá này là có màu trắng toát, là một dạng đột biến đặc biệt về màu sắc cơ thể. Tương tự giống như một dạng đột biến bạch tạng ở con người.

Cá Rồng Ngân Long

Cá rồng ngân long thường có giá thành thấp hơn. Đặc biệt chúng cũng phổ biến hơn và được nhiều anh em nuôi nhất trong cá dòng cá rồng hiện nay.

Cá Rồng Hắc Long Black Arowana siêu hiếm

Cá rồng Hắc Long Black Arowana có tên khoa học là Osteoglossum bicirrosum. Được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1966. Trên dòng sông đen (sông Negro) ở Tây Ban Nha. Cũng vì thế mà chúng được đặt tên là Black Arowana đi kèm với tên con sông. Còn một lý do nữa đó là lúc còn nhỏ cá rồng Hắc Long có màu đen. Khi trưởng thành, chiều dài thân là khoảng 100 cm.

Xem ngay: Cá rồng Hắc Long Black Arowana siêu hiếm

ca-rong-den-hac-long-7

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá Rồng toàn tập cho người mới

Chọn giống cá rồng

Điều đầu tiên cần lưu ý đến là việc chọn giống cá rồng. Vì giống cá sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá sau này. Do đó, để nuôi lâu dài và cá khỏe mạnh, có lẽ bạn nên chọn nuôi giống cá tốt một chút. Có thể dựa vào các đặc điểm của cá như màu sắc, hình sáng, miệng, râu, mắt, vảy, nắp mang…

 

 

Số lượng nuôi cá rồng

Cá rồng có tập tính tranh dành lãnh thổ và bảo vệ lãnh thổ. Chúng cần hồ có kích thước ít nhất 60x40x40. Trung bình chỉ nên nuôi 1 chú/hồ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nuôi chung, phải cần có hồ lớn hơn. Nuôi chung trong hồ nhỏ có thể làm các chú ấy tranh dành lãnh thổ, thậm chí chiến đấu sống còn với nhau. Và rồi anh em cũng chẳng còn chú cá rồng chiến mãnh nào đâu.

 

 

Môi trường nước thích hợp cho cá rồng

Môi trường nước thích hợp với cá rồng là ở nhiệt độ từ 29 đến 30 độ C. Độ PH thích hợp là từ 6.5 đến 7.5. Khi nuôi cá rồng, anh em nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ nước cũng như kiểm tra độ PH. Thay đổi nhiệt độ nước, độ PH đột ngột có thể khiến cá bị yếu đi và mắc bệnh.

Ngoài ra, anh em có thể thay nước và vệ sinh hồ từ 1-2 tuần/lần. Nhưng chỉ thay ít hơn 50% nước và chú ý về nhiệt độ nước, độ PH.

 

 

 

 

Vị trí đặt hồ cá rồng

Nếu anh em đã có ý định sở hữu hồ cá rồng thì cũng nên xem xét đến việc đặt hồ cá rồng ở đâu trong nhà. Cá rồng được cho rằng chứa đựng yếu tố phong thủy rất mạnh. Do đó, nên để hồ cá rồng ở gần nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Vào buổi tối bật thêm đèn cho cá. Đặc biệt, lưu ý tắt đèn đột ngột vì dễ làm cá hoảng sợ. Một hồ cá rồng ở nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng sẽ đem đến vận khí may mắn cho các anh em gia chủ. Không chỉ đem đến tài lộc mà còn bảo vệ gia chủ khỏi tà khí và những điều xui rủi.

Xem ngay: Cách nuôi cá rồng vua của các loại cá cảnh

benh-o-ca-rong-1

Thức ăn phù hợp nhất với cá Rồng

Cá rồng ăn được nhiều loại thức ăn như các loại cá nhỏ, cá xiêm, nhái con, rít, gián… Hoặc bạn cũng có thể cho cá rồng ăn một số loại thức ăn khô dạng viên, đã được chế biến sẵn và bày bán tại các cửa tiệm. Tuy nhiên, để chú ta luôn khỏe mạnh và yêu đời thì nên kết hợp hai loại thức ăn này với nhau. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể cho ăn thức ăn dạng viên. Thỉnh thoảng vào dịp cuối tuần hãy đổi món cho chú cá rồng bằng mấy em cá nhỏ tươi ngon.

Lưu ý là nên cho cá ăn với lượng vừa đủ. Mục đích để cá rồng không bị chán ăn và hạn chế thức ăn dư thừa làm dơ nguồn nước. Cá rồng nhỏ ăn từ 2-3 lần/ngày. Với những anh rồng đã trưởng thành thì chỉ cần cho ăn 1 lần/ngày.

Cá rồng ăn tôm nào bổ dưỡng nhất?

Dưới đây là những loại tôm là thức ăn bổ dưỡng nhất cho cá rồng. Cacanhmini thường thấy anh em cho cá rồng ăn loại tôm sông và tôm rảo nhất. Vì chúng khá phổ biến.

 

Tôm càng sông

Tôm càng sông có tên khoa học là Macrobranchium nipponense. Chân nhỏ mảnh, chân bơi có hình bầu, đuôi hình quạt, mang có dáng lông mao. Ngoài ra còn có đặc điểm là mắt lồi to.

 

Tôm biển

Tôm biển có cơ thể dài nhưng hai bên dẹp. Tôm cái có kích thước khoảng từ 18 đến 24cm. Cơ thể trong suốt. Tôm cái màu xanh nâu, tôm đực có màu hơi vàng.

Cả cơ thể có lớp vỏ giáp. Phần vỏ đầu hơi cứng và rộng. Có một đôi mắt ở hai bên gốc chủy. Phần đầu có 5 đôi chân phụ, trong đó đôi thứ 2 rất dài.

 

 

Tôm nương

Tôm nương còn gọi là tôm đôi, thân hình khá lớn. Kích thước chiều dài khoảng 13 đến 24cm. Lớp vỏ kitin mỏng, trơn nhẵn trong suốt. Tôm cái có màu xanh lam. Trong khi đó tôm đực có màu vàng nâu.

 

Tôm rảo

Tôm rảo thườngđược gọi là tôm bạc đất. Kích thước chiều dài khoảng 8cm. Bề mặt cơ thể có nhiều phần lõm. Rìa chân có lông ngắn.

 

Tôm sú

Tôm sú có tên khoa học là Penaeus monodon. Phần mai đầu có sừng nhọn. Thân màu xanh đậm, nâu đậm, có vằn ngang màu vàng nhạt xen kẽ. tạo thành hoa văn tươi khá đẹp ở phần bụng.

 

 

Lưu ý khi cho cá rồng ăn tôm

Bạn có thể mua một ít tôm bỏ vào túi nilon và cho vào tủ đông lạnh. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ Cá Cảnh Mini là không nên mua quá nhiều, chỉ nên mua đủ lượng cho cá rồng ăn trong khoảng 1 tuần. Để tôm đông lạnh quá lâu sẽ bị mất nước và làm cho cá rồng ăn không ngon. Từ đó dẫn đến việc chán ăn hoặc ăn không khỏe.

Thêm vào đó, một điều cần lưu ý nữa là. Trước khi cho cá rồng ăn tôm cần rã đông và loại bỏ phần đầu, đuôi tôm. Nhất là trong giai đoạn cá rồng còn nhỏ. Nếu cẩn thận, bạn có thể bỏ luôn phần lớp vỏ tôm bên ngoài.

Xem ngay: Thức ăn cho cá rồng lên màu đẹp hút tài lộc

ca-rong-an-tom

Kinh nghiệm nuôi cá rồng sinh sản cực hay

Trong môi trường tự nhiên, cá rồng đực và cá rồng cái sống chung theo bầy đàn. Khi đến giai đoạn sinh sản, cá rồng đực và cá rồng cái ở tuổi trưởng thành sẽ tách bầy, bắt cặp sống riêng với nhau.

Ban đầu các chú cá rồng tự chủ động tìm một cô nàng cá cái bụng căng tròn trứng để ghép đôi. Có khi các chú cá đực phải tốn kha khá thời gian theo đuổi và chinh phục em cá rồng cái.

 

Sau khi quyến rũ được cô nàng cá rồng cái, cá đực tìm vùng nước cạn, đáy có lớp bùn và hơi lõm để làm ổ đẻ. Khi trứng trong bụng đến độ già, cá rồng đực kè cá cái và quấn quýt với nhau để ép hết trứng ra ngoài.

Tiếp đó, cá rồng đực bơi theo sau, rưới tinh dịch lên ổ trứng để thụ tinh. Rồi tiếp tục nhặt hết trứng cho vào trong hốc miệng. Thời gian ấp trứng là trong vòng 2 tháng. Cá rồng cha đa phần chịu nhịn đói trong khoảng thời gian 2 tháng ấp trứng.

 

Anh em chủ nuôi lưu ý là trứng cá rồng khá to, với đường kính khoảng 1,7mm. Số lượng trứng cũng tùy thuộc vào từng loài và tuổi tác của cá rồng cái. Cá Cảnh Mini chúc anh em thành công với đàn cá rồng hoành tráng nhé.

Xem ngay: Kỹ thuật nuôi cá rồng Ngân Long sinh sản hiệu quả

ca-rong-den-hac-long-6

Hướng dẫn cách trị những bệnh thường gặp ở cá rồng

Cá rồng bị đốm trắng

Nguyên nhân và triệu chứng

 

Nguyên nhân cá rồng bị đốm trắng là do vi khuẩn Ichthyophthirius spp gây ra. Có thể do môi trường nước xấu, thời tiết nhiệt độ thay đổi đột ngột làm giảm sức đề kháng ở cá rồng. Khi quan sát kỹ, chủ nuôi sẽ thấy trên cơ thể cá rồng xuất hiện các đốm trắng nhỏ. Cá thường cọ mình vào thành hồ hoặc thỉnh thoảng nhảy lên khỏi mắt nước. Hai mang cá hở ra nhiều hơn bình thường để lấy thêm oxy.

Cách điều trị bệnh đốm trắng ở cá rồng

 

Để điều trị bệnh đốm trắng ở cá rồng, anh em nên tăng nhiệt độ lên từ 28 đến 32 độ C trong khoảng từ 7 đến 10 ngày liên tiếp. Ngoài ra, kết hợp dùng thêm muối hột hoặc pha dung dịch sulfat đồng ngâm cá khoảng 15 phút.

 

 

Cá rồng bị viêm đường ruột

Nguyên nhân và triệu chứng

 

Cá rồng bị viêm đường ruột thông thường do vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể cá từ nguồn thức ăn ô nhiễm. Bụng cá rồng bị sình to, hậu môn sưng đỏ. Thậm chí ở một số trường hợp, cá rồng bỏ ăn. Và khi bài tiết phân dính lại ở hậu môn dạng sợi chỉ có màu trắng.

 

Cách điều trị bệnh viêm đường ruột ở cá rồng

Điều trị bệnh viêm đường ruột ở cá rồng bằng cách tạm thời ngưng cho cá ăn các loại thức ăn tươi sống. Kết hợp với việc tăng nhiệt độ nước lên từ 28 đến 32 độ C và thường xuyên thay nước mới cho cá. Bên cạnh đó, cần pha thêm dung dịch Furazolidone để ngâm cá trong khoảng 20 phút đến khi bệnh tình tiến triển tốt hơn.

 

 

Cá rồng bị viêm da

Nguyên nhân và triệu chứng

 

Cá rồng bị bệnh viêm da nguyên nhân chủ yếu cho môi trường nước bị ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển. Triệu chứng của bệnh là cá rồng thường xuyên cọ sát vào thành bể. Trên da xuất hiện những vết loang sưng đỏ. Vết sưng đỏ sẽ ngày càng loang ra nếu cá rồng không được chữa trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh viêm da ở cá rồng

 

Để chữa trị bệnh viêm da ở cá rồng, chủ nuôi cần thường xuyên thay nước trong bể để cải thiện môi trường sống cho cá rồng. Thêm vào đó, cần loại bỏ các vật sắt nhọn có trong hồ để hạn chế gây tổn thương cho cá rồng. Dùng thuốc kháng khuẩn như Acriflavine hoặc Xanh methylene với liều lượng 3mg trên 1 lít nước, 3 ngày 1 lần để chữa trị bệnh viêm da cho cá. Lưu ý trước khi sử dụng thuốc cần thay ít nhất 50% trong bể.

 

 

Cá rồng bị đục mắt

Nguyên nhân và triệu chứng

 

Cá rồng bị đục mắt do khuẩn hạch xâm nhập vào mắt khiến màng mắt bị tổn thương. Đa phần những em cá rồng không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng có thể sẽ mắc phải bệnh này.

Cách điều trị bệnh đục mắt ở cá rồng

 

Cách điều trị bệnh đục mắt ở cá rồng như sau. Anh em cần thay 50% lượng nước trong bể và nâng nhiệt độ lên 32 độ C. Tiếp tục theo dõi và quan sát bệnh tình ở cá rồng. Nếu vẫn không tiến triển, cần sử dụng thuốc đặc trị.

 

 

Cá rồng bị rách mang

Nguyên nhân và triệu chứng

 

Cá rồng bị rách mang do bị vi khuẩn tấn công từ môi trường nước quá bẩn. Triệu chứng của bệnh là cá rồng thở gấp. Phần nắp mang không thể đóng mở bình thường, các sợi sưng phình ra. Khi quan sát, bạn sẽ thấy cá sẩm màu hơn thường ngày. Cơ thể tiết nhiều chất nhầy…

Cách điều trị bệnh rách mang ở cá rồng

 

Để điều trị bệnh rách mang ở cá rồng, trước hết cần thay 50% nước trong bể. Dùng thuốc Furacillin hòa cùng Tetracylline và ngâm cá trong khoảng 30 phút. Tiếp tục theo dõi và ngâm cá 1 lần/ngày cho đến khi cá khỏi hẳn.

 

 

Cá rồng bị xù vẩy

Nguyên nhân và triệu chứng

 

Những chú cá rồng nhỏ hoặc có sức đề kháng yếu có thể mắc bệnh xù vẩy vào mùa thu hoặc mùa đông. Biểu hiện là vẩy cá rồng ở phần lưng bị sưng lên. Nặng hơn là toàn bộ vẩy đều bị xù lên, hai mắt lồi. Cá thường bỏ ăn và hay oằn mình. Nguyên nhân gây bệnh xù vẩy là do nấm và sự thay đổi đột ngột từ môi trường. Hoặc do nguồn nước bị oxy, chủ nuôi không quan tâm thường xuyên, cá bị thiếu oxy…

 

Cách điều trị bệnh xù vẩy ở cá rồng

Điều trị bệnh xù vẩy ở cá rồng, cần tăng nhiệt độ nước lên khoảng 30 đến 31 độ C. Thay nước, bổ sung muối trong bể và có thể sử dụng thuốc Tetra Nhật. Bên cạnh đó, lưu ý hạn chế cho cá ăn trong những ngày đầu điều trị. Khi bệnh tình khá hơn, có thể cho cá ăn với số lượng ít.

Xem ngay: Hướng dẫn cách trị những bệnh thường gặp ở cá rồng

ca-rong-den-hac-long-3

Cá rồng nuôi chung với cá nào?

Cá rồng nuôi chung với cá hổ

Cá hổ có tên khoa học là tigerfish và có nguồn gốc từ châu Phi. Loài cá này được mệnh danh là loài cá hung dữ nhất hành tinh. Màu sắc bên ngoài của cá hổ có những vạch màu vàng và đen xen kẽ nhau.Giống có vẻ giống như lớp lông của các chú hổ dũng mãnh.

 

Dù tính tình cực kỳ hung dữ nhưng, cá hổ lại tương đối khó nuôi. Đặc biệt đòi hỏi chế độ chăm sóc kỹ lưỡng. Và chủ nhân cũng phải tốn kha khá chi phí. Loài cá hổ được một số anh em dân chơi ”nhà giàu” nuôi cùng với các em cá rồng đắt tiền.

Cá rồng nuôi chung với cá hồng két

 

Cá hồng két có lẽ đã khá quen thuộc với nhiều anh em. Cacanhmini.com cũng đã có nhiều bài viết về loài cá này. Anh em tham khảo các bí kíp nuôi cá hồng két tại đây. Cá hồng két có tên tiếng Anh là Bloody Parrot, và thường được gọi với tên tiếng Việt là cá hồng két, cá két hay cá huyết anh vũ. Vào khoảng năm 1986 loài cá này được lai tạo ở Đài Loan. Sau đó được nhập vào nước ta từ thập niên 90 trở đi. Thực ra, loài cá này cũng thường được lựa chọn để nuôi chung với cá rồng.

Cá rồng có thể ăn được nhiều loại thức ăn như các loại cá nhỏ, cá xiêm, nhái con, rít, gián hay các thức ăn khô dạng viên… Bản tính của cá rồng cũng thích sống ở nơi yên tĩnh, lượn lờ quanh bể. Rất phù hợp với cá hồng két. Tuy nhiên, để đảm bảo mật độ cá trong bể, anh em chỉ nên thả thêm 1 em cá rồng nuôi cùng đàn cá hồng két thôi nhé.

 

Cá rồng nuôi chung với cá hải tượng

Cá hải tượng có tên khoa học là Arapaima gigas. Thường được biết đến với biệt danh quái vật cá hải tượng hay hải tượng long. Đây là một loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, cực kỳ nổi tiếng. Chúng có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon vùng nhiệt đới của Nam Mỹ. loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Cá hải tượng được nhiều đại gia Việt săn lùng đem về làm thú cưng.

Loài này có bản tính rất hung dữ. Có thể tấn công và hạ gục con mồi nên được mệnh danh là quát vật vùng Amazon. Còn đáng sợ hơn cả loài cá sấu chúa. Tuy nhiên, đây lại là loài cá có thể nuôi chung với cá rồng. Cá rồng và cá hải tượng nuôi chung một hồ thì quả là ”chất” và giá cũng ”chát” lắm đấy các anh em ạ.

Xem ngay: Cá rồng nuôi chung với cá nào 7 loài cá thích hợp nhất

 

Cá rồng nuôi chung với cá khủng long 6 sừng 4 chân

Cá khủng long 6 sừng 4 chân hay còn gọi là cá Axololt. Loài cá này có xuất xứ từ đất nước Mexico và hiện đang gây sốt giới chơi cá trong thời gian gần đây. Thực chất, cá Axololt thuộc loài lưỡng cư còn sót lại trên thế giới, cực kỳ hiếm có và được tìm thấy sớm nhất tại Mexico. Chúng có 6 sừng 4 chân và vây giống như bờm ngựa từ trên bụng đến hết thân.

 

Màu sắc thường thấy nhất là màu vàng, đen hoặc trắng. Bên cạnh đó, cá khủng long thích hợp sống trong môi trường nước ngọt. Đặc biệt chuyên hoạt động ở tầng đáy của bể nên không ảnh hưởng nhiều đến chú cá rồng.

 

Cá rồng nuôi chung với cá sam cá đuối cảnh

Được biết đến với tên tiếng Anh là freshwater stingray, cá Sam được người dân ta gọi với tên cá đuối cảnh hay cá đuối nước ngọt. Thế nhưng, anh em dân chơi cá cảnh thường gọi là cá Sam hơn. Cá Sam đến từ các lưu vực sông Amazon, vùng đất này sở hữu lượng phù sa và hệ động thực vật vô cùng phong phú. Hiện nay, cá Sam có nhiều loại khác nhau, với hoa văn và màu sắc rất khác biệt.

 

Cá Sam có đặc điểm là thân hình mềm mại, uyển chuyển. Thường được các chủ nhân nuôi ở tầng đáy của bể. Một em cá Sam cảnh trưởng thành có thể đạt được kích thước lớn. Thậm chí lên đến 50 đến 60cm là chuyện bình thường. Thế nên, sẽ khá thích hợp để nuôi cùng cá rồng. Và lưu ý là bạn cần một bể khá lớn để nhận nuôi cả hai em này đấy.

 

Cá rồng nuôi chung với cá La Hán

Cá La Hán có tên tiếng Anh là Flower Horn và được biết đến lần đầu tiên vào giữa những năm của thập kỉ 1990-2000 tại Malaysia. Thực chất cá La Hán được tạo ra từ việc người Đài Loan lai tạo cá hồng két. Nhờ ngoại hình đẹp, sặc sỡ và bắt mắt mà cá La Hán được nhân giống, du nhập đến các nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam… Đặc biệt từ năm 2004 trở đi, nuôi cá La Hán phát triển và trở thành trào lưu được mọi người ưa thích.

 

Một em cá La Hán trưởng thành sẽ có kích thước khoảng 25 đến 30 cm. Môi trường sống cá tương đồi với cá rồng. Tuy nhiên, anh em chỉ nên nuôi 1 chú cá rồng duy nhất cùng một hay vài em cá la hán để đảm bảo mật độ trong bể.

 

Cá rồng nuôi chung với cá đĩa

Vào những năm 2000, các em cá đĩa mệnh danh là nhất đại mỹ ngư được nhập vào nước ta với giá đắt đỏ. Hiện nay, nhờ nỗ lực nhân giống của các nghệ nhân, cá đĩa xuất hiện nhiều hơn trong các cửa hàng cá cảnh cũng như trong hồ cá của các anh em. Cá đĩa có hình dáng tròn trĩnh tựa như chiếc đĩa. Miệng nhỏ, mang nhỏ khá lạ và đẹp mắt. Thân hình tròn dẹt được cho là để dễ dàng thích nghi với điều kiện sống. Ẩn nấp vào cây và các thực vật dưới nước, len lỏi qua rong cỏ hay rễ cây dễ dàng.

 

Loại cá này cũng sống theo đàn. Một em cá đỉa trưởng thành có thể đạt kích thước 15 – 20 cm. Tương tự như khi nuôi cá hồng két hay cá la hán chung với cá rồng. Nuôi cá đĩa chung với cá rồng, bạn cũng nên xem xét về mật độ sống trong bể. Nên hạn chế nuôi 1 em cá rồng cùng đàn cá đĩa mỹ nhân ngư xinh đẹp.

Tác giả: Tony

Nguồn Cacanhmini.com

Rate this post

Viết một bình luận