Trong bất cứ một giao dịch nào trên thực tế, việc kí kết hợp đồng dường như là những điều kiện tiên quyết để giao dịch được thiết lập. Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng được thuận lợi, công ty vận chuyển chúng tôi phân tích một hợp đồng xuất nhập khẩu mẫu mặt hàng vải từ Đài Loan về Việt Nam.
PHẦN I: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ
Các bên tham gia
Hợp đồng được thỏa thuận giữa hai bên:
- Bên mua (bên nhập khẩu): VIETNAM GARMENT JOINT STOCK COMPANY Công ty Cổ phần Dệt may.
- Địa chỉ: Hà Nội
- Điện thoại: 84-4-38511111 Fax:84-4-38511111
- Công ty được thành lập vào năm 1986 hoạt động trên 2 lĩnh vực: May xuất khẩu và May mặc với các sản phẩm dịch vụ: áo Jacket, quần âu nam, quần âu nữ, may hàng dệt thoi với người đại diện là Giám đốc Phan T.
- Bên bán (bên xuất khẩu): TAIWAN TEXTILE CORP.
- Địa chỉ: Taiwan
- Tập đoàn xuất khẩu từ Đài Loan, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực dệt kim vải từ Hong Kong và xuất khẩu hàng hóa, các sản phẩm và nước xuất xứ là Đài Loan.
- Hai bên đã đồng ý đi đến hợp đồng mà người bán đồng ý bán và người mua đồng ý mua theo những điều khoản được mô tả bên dưới.
- Đây là hình thức mua bán hàng quốc tế giữa các chủ thể có đầy đủ tư cách pháp lí, có trụ sở tại hai quốc gia khác nhau là Việt Nam (bên mua) và Đài Loan (bên bán).
Các điều khoản
Các điều khoản
Hợp đồng số 01/SKY – AGRI/2015.
Ngày kí kết hợp đồng: 20/11/2015.
2.1 Điều khoản thương phẩm miêu tả, số lượng và giá
Mô tả hàng hóa
Màu
Số lượng (M)
Rộng (INCH)
Cân nặng (GR/YD)
Giá đơn vị (USD/M)
Tổng giá trị (USD)
1. Vải lụa chun – Mã: S66D371AChất lượng: vải, sợi tốt
55% cotton, 35% polyester, 10% viscose
Hiệu ứng phai: không rõ, ít phai
4
7000
58”
235
1.55
10,850.00
2. Vải Taslan – Mã: GAS.15Chất lượng: sợi mở mềm
75% cotton, 15% viscose, 10% elasthan
Hoàn tất: hiệu ứng làm nhăn
6
13000
56” (sau hiệu ứng làm nhăn)
130
1.85
24,050.00
TỔNG
34,900.00
- Tên hàng: vải lụa chun và vải taslan
- Vải lụa chun không chỉ có đặc tính thoáng mát nhờ thấm hút mồ hôi tốt với thành phần 55% cotton mà còn có tính ưu thế hơn so với các loại sợi truyền thống là hấp thụ dầu nhờ 35% sợi tổng hợp (một loại sợi tổng hợp với thành phần cấu tạo đặc trưng là ethylene (nguồn gốc từ dầu mỏ)), đây là một loại vải hoàn hảo đối với những ứng dụng chống nước, chống bụi và chống cháy. Khả năng hấp thụ thấp của sợi tổng hợp giúp nó tự chống lại các vết bẩn một cách tự nhiên. Nhờ đó vải lụa chun sẽ không bị co khi giặt, ít nhăn và ít phai. Nó cũng dễ dàng được nhuộm màu và không bị hủy hoại bởi nấm mốc.
- Vải taslan là loại vải thường dùng trong may mặc đồ thể thao nhờ đặc tính ít nhăn, chống thấm nước và giá rẻ; với thành phần 75% cotton, loại vải này có độ bền cao, giặt nhanh khô và thân thiện với môi trường.
- Giá được hiểu là giá CIF cảng Hải Phòng tính bằng đồng đô-la Mỹ bao gồm các chi phí đóng gói.
- Tổng giá trị: 34,900 USD (±3% tổng giá trị đơn hàng).
- Thành tiền: Ba mươi tư nghìn chín trăm đô la Mỹ.
Giá CIF được hiểu là giá đã bao gồm giá thành sản phẩm cộng với các chi phí vận tải trong chặng nội địa tại nước người bán cho tới nơi giao hàng, cước phí vận tải chặng quốc tế, chi phí bốc hàng tại cảng giao hàng và phí dỡ hàng (nếu bao gồm trong cước phí vận chuyển).
Trong xu hướng chung hiện nay là sử dụng điều kiện INCOTERMS 2010 thì một số doanh nghiệp vẫn áp dụng INCOTERMS 2000. Nguyên nhân là do thói quen sử dụng và điều khoản CIF trong cả 2 điều kiện INCOTERMS này đều giống nhau.
Loại tiền ngoại tệ mạnh của một nước thứ ba là USD. Ở đây chỉ nêu ra một loại giá, được hiểu là giá cố định được xác định tại thời điểm kí hợp đồng, không thay đổi cho tới khi giao hàng.
Chi tiết về số lượng cho mỗi màu được mô tả ở bảng phía dưới:
S66D371A
#1XÁM
#2XÁM NHẠT
#3NAVY
#4ĐEN
TỔNG
SỐ LƯỢNG
1150
1150
1800
2900
7000
GAS.15
#1TRẮNG
#2XÁM NHẠT
#3XÁM
#4AMIR
#5NAVY
#6ĐEN
TỔNG
SỐ LƯỢNG
2300
4000
1500
2500
1000
1700
13000
- Tên hàng và chi tiết về mô tả chất lượng được quy định cụ thể, rõ ràng trong hợp đồng với từng loại vải cụ thể, phù hợp với những yêu cầu quy định của mặt hàng vải may mặc đối với các giao dịch thông thường liên quan đến mặt hàng này.
- Thêm đó hợp đồng cũng đã quy định dung sai được lựa chọn bởi người bán và dựa vào con số dung sai, giá cả sẽ được tính, quy định trong phần hợp đồng về giá.
-
Thuế đối với nhập khẩu vải may mặc:
– Căn cứ mục I Những nước và vùng lãnh thổ là thành viên của WTO- Phụ lục I “Danh sách các nước và vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại hàng hóa với Việt Nam” tại Công văn số 0622/BTM-PC “v/v cập nhật danh sách các nước và vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc và ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại hàng hóa với Việt Nam”, thì Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nằm ở số thứ tự 24, Trung Hoa Đài Bắc (Đài Loan) nằm ở số thứ tự 109;
– Căn cứ Phụ lục 2 “Danh sách các nước và vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam” thì Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nằm ở số thứ tự 10; Trung Hoa Đài Bắc (Đài Loan) không nằm trong Danh mục này.
– Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định:
“2. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường:
- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác;
Điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:
– Phải là những mặt hàng được quy định cụ thể trong thỏa thuận đã ký giữa Việt Nam với nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế và phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thỏa thuận;
– Phải là hàng hóa có xuất xứ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam tham gia thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế…”.
=> Căn cứ các quy định dẫn trên thì hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Đài Loan không được áp dụng mức thuế theo quy định tại Biểu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 166/2014/TT-BTC, phải áp dụng mức thuế theo quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
Đối với nhập khẩu để sản xuât tiêu thụ trong nước, đơn vị nhập khẩu vải cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng
- Thuế nhập khẩu: Căn cứ Phần XI “Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt” của Biểu thuế nhập khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính thì thuế suất thuế nhập khẩu đối với vải các loại là 12%.
- Thuế giá trị gia tăng: theo quy định tại Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của Bộ Tài chính “hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam” thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với vải các loại là 10%
Đối với đơn vị nhập khẩu vải để sản xuất hàng xuất khẩu: được xét hoàn thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Khoản 5 Điều 112 Thông tư số 128/2013/TT-BTC
- Như vậy, vải may mặc nhập khẩu phải chịu mức thuế nhập khẩu 12% và thuế giá trị gia tăng 10%.
2.2 Điều khoản chất lượng
- Chất liệu vải và màu sắc phải giống như bản mẫu đã được xác nhận bởi người mua hàng cuối cùng. Đề phòng có bất cứ sai sót gì đối với chất lượng và màu sắc, người mua có quyền từ chối nhận hàng hóa.
- 80% tổng số cuộn vải có trọng lượng 80 tấn mét trở lên.
- Trọng lượng của số cuộn còn lại từ 60 tấn mét trở lên.
- Độ giữ màu: độ 4 – 5.
- Trong 1 cuộn vải: Phải đồng màu ở viền mép vải, đầu và cuối cuộn.
2.3 Điều khoản đóng gói
- Tiêu chuẩn xuất khẩu và đóng gói phải phù hợp với vận chuyển đường biển.
- Mã dấu vận chuyển:
+ HUHA + Mã vải + Số Carton
+ Nguồn gốc: Đài Loan + Màu + Số lượng
2.4 Điều khoản vận chuyển
- Thời gian vận chuyển: 20 ngày sau khi nhận được L/C
Theo điều kiện CIF Incoterms 2000: người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đã giao hàng trên tàu tại cảng bốc hàng và nhận được chứng từ vận tải từ người chuyên chở.
- Điều khoản vận tải: CIF
Hai bên đã thỏa thuân theo điều kiện CIF Incoterms 2000. Theo đó, người bán có nghĩa vụ: kí kết hợp đồng vận tải, thuê tàu, trả cước, thông quan xuất khẩu hàng hóa, giao hàng trên tàu; cung cấp chứng từ vận tải hoàn hảo, trả chi phí dỡ hàng ở cảng nếu đã tính trong cước vận chuyển và mua bảo hiểm. Còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng, chịu rủi ro từ thời điểm nhận hàng; trả chi phí nếu chưa được tính vào tiền cước; thông quan nhập khẩu.
- Điểm phân định:
+ Người kí hợp đồng vận tải: người bán.
+ Di chuyển rủi ro: khi hàng lên tàu tại cảng đi.
+ Phân chia chi phí: cảng đến hay cảng đích ghi trên vận đơn.
- Từ chối chuyển tàu
- Từ chối giao hàng từng phần
Do là khối lượng hàng hóa không quá lớn nên 2 bên thỏa thuận không cho phép giao hàng từng phần hay chuyển tàu để lô hàng được liền mạch.
- Cảng đến: Cảng Hải Phòng
- Cảng đi: Cảng Đài Loan
- Lưu ý: Trong 3 ngày sau thời gian xuất phát của tàu chuyên chở. Người bán phải thông báo cho người mua bảng fax hoặc e-mail về các thông tin: tên và quốc tịch của con tàu, số lượng trọng lượng đã giao, trị giá thương mại, số vận đơn và ngày khởi hành của con tàu sau khi giao hàng.
- Ưu điểm của việc mua hàng theo điều kiện CIF:
Bên mua không phải thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa nên có thể tránh được những rủi ro trong việc thuê tàu và mua bảo hiểm như giá cước tăng , phí bảo hiểm tăng , không thuê được tàu, tàu không phù hợp … Do đó hợp đồng mua hàng theo điều kiện CIF đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp không mạnh về nghiệp vụ đàm phán ngoại thương, cũng như phù hợp với điều kiện trong nước hiện nay ( ngành hàng hải chưa thực sự đủ mạnh; ngành bảo hiểm chưa thực sự có uy tín; chưa có sự phân phối đồng bộ giữa các ngành;…)
- Nhược điểm của việc mua hàng theo điều kiện CIF:
– Mua CIF, doanh nghiệp Việt Nam nhường quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho bạn hàng, vô tình khiến các doanh nghiệp bảo hiểm và hãng tàu trong nước mất đi việc làm.
– Nếu trực tiếp giao dịch với các công ty bảo hiểm hàng hải và hãng tàu, người thuê sẽ được hưởng 1 khoản tiền hoa hồng. Doanh nghiệp trong nước không giao dịch thì mất đi khoản này vào tay bạn hàng.
– Khi mua CIF và xảy ra tổn thất với hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đàm phán trực tiếp với hãng tàu và bảo hiểm nước ngoài.
– Ở các nước phát triển, khi bán hàng, người bán thường tìm mọi cách để giao hàng với điều kiện CIF. Còn khi mua hàng, người mua lại luôn luôn đàm phán để mua được theo giá FOB.
– Ở Việt Nam thì lại làm ngược lại, người ta gọi đó là “tập quán ngược”. “tập quán ngược” khiến cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đang phải đau đớn đứng nhìn các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị phần bảo hiểm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Do đó, yêu cầu đề ra giải pháp đối với vấn đề này được đặt ra cấp thiết.
2.5 Điều khoản thanh toán
- Thanh toán theo hình thức Thư tín điện tử L/C
Ngân hàng phát hàng một L/C yêu cầu thanh toán cho người bán một số tiền nhất định khi người bán xuất trình bộ chứng từ theo quy định của L/C chứng minh hoàn thành nghĩa vụ cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định được quy định trong L/C. Khi đó, sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hóa hoặc dịch vụ, lập bộ chứng từ, xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng chỉ định trong khoảng thời gian quy định của tín dụng thư, để được thanh toán.
- Thời hạn thanh toán là 180 ngày sau B/L theo như Incoterms 2000 đã nêu cho hợp đồng đầy đủ bằng đô la Mỹ theo yêu cầu của người bán.
- Điều khoản này có lợi hơn cho người mua khi có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị tiền thanh toán cho bên bán, đặc biệt lời với những doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ đấy là điều kiện thuận lợi để kịp vừa thu lợi nhuân vừa thanh toán cho bên kia.
- Người hưởng lợi (Beneficiary): TAIWAN TEXTILE CORP. (Taoyuan 333, Taiwan)
Mã tài khoản: 28311111
- Ngân hàng người bán: CITIBANH LTD, TAIPEI, TAIWAN (TAIPEI 105, TAIWAN)
- Điện thoại: 0800-011111 Fax: (02) 2578-8715
- SWIFT CODE: CITIWXX
- Tài liệu để thương lượng:
- Bán gốc vận tải đơn sạch đường biển được đóng dấu “Freight prepaid” (Cước phí trả trước)
- Hóa đơn thương mại đã kí
- Bản kê phiếu đóng gói
- Bản kê chi tiết phiếu đóng gói. Do hàng hóa bao gồm nhiều mã nên giấy tờ này giúp người bán xác nhận cụ thể hàng đươc gia cho người chuyên chở và thuận tiện cho người mua nhận hàng.
- Bản gốc giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của Phòng thương mại Đài Loan.
- Bản sao hợp đồng bảo hiểm bảo đảm “all risk” (tất cả rủi ro) và “war risk” với giá trị bảo hiểm bằng 110% giá trị hợp đồng.
2.6 Điều khoản tình huống bất khả kháng
- Thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn mà có thể xảy ra ở nơi xuất xứ được cân nhắc là những điều kiện bất khả kháng.
- Điều khoản bất khả kháng được liệt kê dưới dạng các tình huống, tuy nhiên việc liệt kê vẫn còn khá sơ sài, dễ gây bất lợi cho bên bán (chẳng hạn tình huống bất khả kháng xảy ra và người bán không chứng minh được nó thuộc trong các trường hợp được coi là bất khả kháng như nêu trong hợp đồng quy định thì người bán vẫn phải bồi thường).
2.7 Điều khoản giám định
-Người bán phải giám định chất lượng và số lượng của hàng hóa trước khi vận chuyển.
– Người mua phải giám định chất lượng và số lượng, người bán có thể sử dụng những biện pháp thích hợp để sửa chữa hoặc thay thế cho những phần bị ảnh hưởng và sai sót bằng chi phí của người bán trong vòng 10 ngày từ thời điểm nhận thông báo qua fax.
2.8 Điều khoản xử phạt
- Trong trường hợp vận chuyển bị trì trệ, người bán có trách nhiệm bồi thường cho người mua. Khoản bồi thường sẽ được tính bằng 0,1% giá trị hợp đồng cho trên 1 ngày (tính cả ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày thường).
- Trong trường hợp người bán hoặc người mua hủy hợp đồng, bên đó sẽ phải trả 5% giá trị hợp đồng.
2.9 Điều khoản điều kiện chung:
- Tính từ thời điểm kí kết hợp đồng này, những thư từ và thương lượng trước đây sẽ vô hiệu lực và không có giá trị
- Hợp đồng này sẽ đi vào hiệu lực tại thời điểm kí kết hợp đồng, bất cứ sự tự sửa đổi và bổ sung nào cho những điều kiện này sẽ có giá trị chỉ tồn tại dưới hình thức viết và trách nhiệm được chấp nhận bởi cả 2 bên.
- Hợp đồng này được làm bằng tiếng Anh và kí qua Fax.
- Hợp đồng này sẽ có hiệu lực từ thời điểm ký kết cho đến ngày 31/12/2016.
TỔNG KẾT: Tuy rằng đây là một thương vụ khá thành công giữa Công ty Cổ phần Dệt may Nông nghiệp ( bên mua) và Taiwan Textile Corp (bên bán), nhưng ngoài các điều khoản được quy định cụ thể, chi tiết trong hợp đồng như điều khoản thương phẩm, thanh toán,… thì các điều khoản còn lại vẫn khá sơ sài, đặc biệt hợp đồng này không có các điều khoản quan trọng như điều khoản trọng tài, điều khoản hủy bỏ hợp đồng ( những điều khoản thường xuyên bị bỏ trong hợp đồng mua bán hàng hóa). Như vậy hợp đồng này không lường trước những khả năng tranh chấp có thể xảy ra để quy định đầy đủ trong hợp đồng về nghĩa vụ, trách nhiệm và trọng tài trong trường hợp có khả năng xảy ra tranh chấp.
CHƯƠNG II: THƯ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI VÀ BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN
I. THƯ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI (Letter of credit)
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Thư tín dụng là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong L/C. Nói cách khác, L/C là thư cam kết của ngân hàng về việc trả tiền người xuất khẩu.
Thanh toán L/C là phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế. Nó đảm bảo tương đối hài hòa lợi ích và sự an toàn cho cả bên mua và bên bán. Thông qua hình thức này, người nhập khẩu áp dụng những chuẩn mực thanh toán quốc tế, hiện hành là: UCP 600 – Các qui tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ do Phòng thương mại quốc tế phát hành.
Có 3 hình thức phát hành L/C do người yêu cầu lựa chọn: phát hành bằng thư, phát hành bằng điện: Telex, Fax, SWIFT MT 700; phát hành hỗn hợp. Trong giao dịch giữa Công ty Cổ phần Dệt may Nông nghiệp và Taiwan Textile Corp ta có thể thấy người yêu cầu đã chọn phương thức mở L/C bằng điện SWIFT MT 700 để tiến hành thanh toán. Loại điện 700 được gửi từ ngân hàng phát hành đến ngân hàng thông báo, được sử dụng để chỉ ra các điều khoản của một thư tín dụng do ngân hàng phát hành tạo ra. Sau đây nhóm sẽ phân tích kỹ hơn phương thức thanh toán L/C phát hành qua mạng SWIFT MT 700 thông qua thương vụ giao dịch của Công ty Cổ phần dệt may Nông nghiệp (bên nhập khẩu) với Công ty Taiwan Textile Corp (bên xuất khẩu).
2. PHÂN TÍCH L/C THEO MẪU L/C PHÁT HÀNH QUA MẠNG SWIFT MT 700
- Ngân hàng mở L/C: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, SWIFT CODE là VBAAVNVX.
- Ngân hàng thông báo: Ngân hàng Citybank Taiwan Limited, SWIFT CODE là CITITWTX
- Trường 27: thể hiện số message và tổng số message. LC là 1 thư tín bao gồm chỉ dẫn những việc phải làm, được sắp xếp theo 1 trật tự nhất định áp dụng trên toàn cầu quy định bởi SWIFT. Một LC message sẽ được truyền qua nhiều ngân hàng (electronically) và cuối cùng là đến người bán (thường là hard copy). Điều này trong hợp đồng được quy định “1/1” nghĩa là 1 message trên 1 trang.
- Trường 40A: Trường này thể hiện loại L/C. Trong hợp đồng, loại thư tín dụng được sử dụng là thư tín dụng không thể hủy ngang (IRREVOCABLE L/C)
- Trường 20: Thể hiện số L/C do NHPH ấn định: 1500ILU151100121. Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín trong việc thực hiện L/C, hoặc để ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán L/C.
- Trường 31C: Thể hiện ngày ngân hàng phát hành L/C: 25/11/2015
- Trường 40E: Thể hiện những quy tắc áp dụng- theo bản quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ mới nhất.
- Trường 31D: Thể hiện ngày muộn nhất và địa điểm mà tại đó chứng từ có thể được xuất trình: 10/01/2016, địa điểm hết hạn L/C là Đài Loan, nước người hưởng lợi.
- Trường 51A: ngân hàng mở L/C: VBAAVNVX401
- Trường 50: bên yêu cầu mở L/C: công ty cổ phần dệt may nông nghiệp
- Trường 59: bên thụ hưởng L/C: công ty Taiwan Textile Corp
- Trường 32B: đồng tiền thanh toán được ghi rõ là USD, giá trị là 34900,00 USD
- Trường 39A: thể hiện dung sai liên quan đến trị giá của đơn hàng bằng tỷ lệ % +/-. Trong trường hợp này là ±3% tổng giá trị đơn hàng.
- Trường 41D: Ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị (địa điểm xuất trình). Trong L/c này ghi tại mọi ngân hàng đã được thỏa thuận.
- Trường 42C: LC trả chậm 180 ngày kể từ ngày xuất trình, vậy công ty Taiwan textile Corp phải xuất trình hối phiếu và các chứng từ khác kèm theo trước ngày 10/01/2016 để chấp nhận, tính từ ngày chấp nhận đó cộng thêm 180 ngày sẽ tính ra ngày trả tiền hối phiếu.
Những điều khoản về không cho phép giao hàng từng phần,không cho phép chuyển tải, địa điểm bốc hàng, thời gian giao hàng, mô tả đặc tính hàng hóa đều chi tiết và khớp với những nội dung trong hợp đồng, thể hiện ở các trường 43P, 43T, 44E,44F,44C,45A. Trong trường 45A, L/C cũng ghi rõ điều kiện cơ sở giao hàng là CIF, theo Incoterms 2000.
- Trường 46A: Các chứng từ mà L/C yêu cầu xuất trình
Các chứng từ yêu cầu xuất trình của lần giao dịch này gồm 5 chứng từ:
+ Hợp đồng thương mại đã ký thành 3 bản.
+ 1 bộ đủ 3 bản vận đơn gốc đường biển sạch, hàng đã xếp lên tàu làm theo lệnh của NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Hà Nội, ghi rõ “cước trả trước” và thông báo cho người yêu cầu.
+ 1 bản gốc giấy chứng nhận nguồn gốc bởi phòng thương mại Đài Loan.
+ 3 bản phiếu đóng gói và chi tiết đóng gói.
+ 1 bộ đủ chính sách bảo hiểm hàng hải hoặc Giấy chứng nhận theo hình thức chuyển nhượng và trống tán cho 110 phần trăm của giá trị hóa đơn bao gồm tất cả các rủi ro và nguy cơ chiến tranh cho thấy phải nộp tại Hà Nội, Việt Nam trong hóa đơn tiền tệ.
- Trường 47A: Các điều kiện khác mà L/C yêu cầu.
- Trường 71B: Mọi phí ngân hàng phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam là do bên thụ hưởng chịu
- Trường 48: Thể hiện khoảng thời gian bằng số ngày tính từ sau ngày giao hàng, bộ chứng từ phải được xuất trình để được trả tiền, chấp nhận, hoặc chiết khấu, trong L/C này là 21 ngày kể từ ngày của vận đơn nhưng vẫn trong khoảng thời gian hiệu lực của thư tín dụng.
- Vào cuối L/C có lời cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C:
- Trường 78: Hướng dẫn đối với việc thanh toán/ chấp thuận/ ngân hàng ủy thác.
- Trường 72: Gửi đến người nhận thông tin.
- Nhìn chung, các thông tin trong L/C đều khớp với những điều khoản trong hợp đồng, phù hợp với nguyên tắc thanh toán trong L/C. trong trường 31C, 40E, 31D, ta thấy L/C được mở đúng thời hạn so với nguyên tắc. Theo nguyên tắc, ngày phát hành L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý ( khoảng 15-30 ngày) và không được trùng với ngày giao hàng. Ngày mở L/C ghi ở trường 31C là 25/11/2015 và thời hạn hiệu lực là 10/01/2016 (31D), còn ngày giao hàng là từ 15/12/2015-15/1/2016, vậy đây là 1 bản L/C đạt tiêu chuẩn.
II. HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI (COMMERCIAL INVOICE)
Hóa đơn thương mại là chứng từ hàng hóa do người bán (nhà xuất khẩu) lập ra trao cho người mua (nhà nhập khẩu) để chứng minh thật sự việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sau khi hoàn thành việc giao hàng và để đòi tiền người mua. Trong giao dịch bằng thư tín dụng (L/C), hóa đơn là loại chứng từ quan trọng bậc nhất. Hóa đơn thương mại quốc tế là hóa đơn thương mại được sử dụng trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các thương nhân có trụ sở thương mại, trụ sở kinh doanh tại các quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực hải quan khác nhau. Hóa đơn thương mại quốc tế là một chứng từ được cung cấp bởi nhà xuất khẩu cho nhà nhập khẩu và còn được sử dụng như một tờ khai hải quan nhằm xác định giá trị hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu.
Cụ thể hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ gồm có:
– Tiêu đề: COMMERCIAL INVOICE
– Số: SS15/10001/10002, ngày 10/12/2015.
– Tên, địa chỉ người nhận: công ty cổ phần may nông nghiệp, địa chỉ: số 1/120 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội.
– Vận chuyển bởi: công ty cổ phần may nông nghiệp.
– Tên tàu: IAL 001 V-S198
– Cảng bốc:cảng Kaohsiung, Đài Loan, ngày 15/12/2015
– Cảng dỡ: cảng Hải Phòng, Việt Nam .
– Ngân hàng phát hành: ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- chi nhánh Hà Nội.
– Bảng kê khai hàng hóa: Tên hàng hóa:S66D371A; GAS.15, số lượng 20,258m vải, tổng giá trị 35415,10 USD
– Điều kiện chất lượng: như tỉ lê sợi tổng hợp, cotton, chất vải, màu sắc…
– Điều kiện giao hàng: giá CIF cảng Hải Phòng, VN theo Incoterms 2000.
– Điều khoản thanh toán: L/C trả chậm 180 ngày , số L/C 1500ILU151111111 ngày 25/11/2015
– Chữ ký người đại diện bên xuất khẩu.
- Hóa đơn thương mại đầy đủ, chi tiết, các thông tin đều khớp với hợp đồng, số L/C và thời hạn thanh toán khớp với L/C.
III. VẬN ĐƠN (BILL OF LADING)
- Thông tin được ghi trên vận đơn :
– Tiêu đề: BILL OF LADING, cho thấy giao dịch này chỉ dùng 1 phương thức vận tải là vận tải đường biển
– Số vận đơn (number of bill of lading) : 1876
– Người gửi hàng (shipper): Taiwan textile corp
– Người nhận hàng (consignee) : TO ORDER, theo lệnh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Hà Nội.
– Địa chỉ thông báo (notify address): công ty Cổ phần Dệt may Nông nghiệp- Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam.
– Tên tàu (vessel hay name of ship) :IAL 001 V/S198
– Nơi nhận (place of receipt): Keelung, Đài Loan.
– Cảng xếp hàng (port of loading) : cảng Kaohsiung, Đài Loan.
– Cảng dỡ hàng (port of discharge): cảng Hải Phòng, Việt Nam
– Nơi giao hàng (place of delivery) : cảng Hải Phòng, Việt Nam
– Container no/ seat no/ discription of goods
=> Thể hiện hàng đã được bốc lên trên tàu thực tế
– Số lượng và cách đóng gói: 45 kiện hàng.
– Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or mesurement) : 3840,45kg
– Cước phí và chi chí (freight and charges) : FREIGHT PREPAID. Cước prepaid là cước mà shipper phải trả tại cảng xếp hàng, đồng nghĩa với việc hàng muốn lên tàu thì shipper phải trả cước trước, trong trường hợp này là tại Taipei, Đài Loan.
– Service type: LCL-LCL
– Số vận đơn đường biển (B/L no): KHAI15121207
– Laden on board the vessel: 15/12/2015
– Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading) : 3( THREE). Các vận đơn đường biển thông thường được in thành 03 bản gốc nhằm tránh thất lạc: 01 bản được gửi cùng hàng hóa tới người nhận, 01 bản khác được gửi tới người nhận thông qua đường bưu điện hoặc các phương tiện khác, 01 bản do người giao hàng giữ. Khi một bản được sử dụng để nhận hàng, hai bản còn lại sẽ bị vô hiệu hóa.
– Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue) : Taipei, Đài Loan, ngày 15/12/2015.
– Chữ ký của người vận tải (master’s signature) : ĐÃ KÍ
- Vận đơn viết rằng mọi điều khoản, mọi miễn trách cho người vận chuyển ghi trong hợp đồng vận chuyển tàu chuyến, bao gồm cả điều khoản về luật áp dụng và trọng tài, phải được áp dụng cho vận đơn này và mọi điều khoản của hợp đồng vận chuyển tàu chuyến là một phần không tách rời của vận đơn. (Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau: BILL OF LADING. To be used with charter-parties. Code name: “CONGENBILL”, edition 1994. Adopted by the Baltic and International Maritime Council (BIMCO). All terms and conditions, liberties and exceptions of the Charter Party, dated as overleaf, including the Law and Arbitration Clause, are herewith incorporated). Trang 1 của vận đơn còn gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở…. Do đây là quy định của hãng tàu, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi và phải chấp nhận nó.
- Đây là một vận đơn sạch, đầy đủ các thông tin quan trọng, khớp với hợp đồng. Các điều khoản đều phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Vận đơn hoàn toàn hợp lệ, đầy đủ chữ kí, dấu xác nhận.
IV. CHI TIẾT ĐÓNG GÓI (DETAILED PACKING LIST)
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
1.1. Định nghĩa: Là bảng kê khai tất cả hàng hoá đựng trong kiện hàng( thùng hàng, hòm, kiện, container …) chỉ ra vật liệu đóng gói đuợc sử dụng và kí hiệu hàng hoá được ghi ở bên ngoài. Một số còn bao gồm cả kích thước và trọng lượng hàng hoá. Phiếu gói hàng được lập bởi nguời bán khi đóng gói hàng hoá.
1.2. Tác dụng: Phiếu đóng gói hàng hoá tạo điều kiện cho việc kiểm hàng hoá trong mỗi kiện; tính toán được cần bao nhiêu chỗ để xếp dỡ; xếp dỡ hàng bằng công nhân hay dung thiết bị chuyên dung như xe nâng, cần cẩu;bố trí phương tiện vận tải; Phiếu thuờng đuợc lập thành 3 bản. Mỗi bản có tác dụng cụ thể:
+ Một bản để trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng trong kiện khi cần, nó là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán gửi.
+ Một bản kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác lập thành bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng làm cơ sở thanh toán tiền hàng.
+ Một bản còn lại lập hồ sơ lưu
Phiếu đóng gói hàng hoá – packing list bao gồm các nội dung:
Mẫu chung gồm: Tên người bán và người mua, tên hàng, số hiệu hợp đồng, số L/C,cách đóng gói, tên tàu, ngày bốc hàng, cảng bốc, cảng dỡ, số thứ tự của kiện hàng, trọng lượng hàng hóa đó, thể tích của kiện hàng, số lượng container và số container,…Ngoài ra đôi khi phiếu đóng gói còn ghi rõ tên xí nghiệp sản xuất, người đóng gói và người kiểm tra kỹ thuật. Tùy theo loại hàng hóa mà thiết kế một Packing List với các nội dung thích hợp.
Phiếu đóng gói ngoài dạng thong thường còn có:
Phiếu đóng gói chi tiết (detailed packing list): nội dung tương đối chi tiết
Phiếu đóng gói trung lập (neutrai packing list): nội dung không chỉ ra tên người bán
Phiếu đóng gói kiêm bản kê trọng lượng (packing and weight list)
Nhập khẩu vải từ Đài Loan về Việt Nam bằng đường biển
1. PHÂN TÍCH
Cấu trúc của phiếu đóng gói chi tiết trong bộ chứng từ: Phiếu đóng gói chi tiết
– Tên, địa chỉ người nhận: Công ty Cổ phần Dệt may Nông nghiệp, Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội.
– Số hóa đơn: SS15/10001/10002
– Ngày lập hóa đơn: 10/12/2015
– Kí hiệu hàng hóa: S66D371A; GAS.15
– Số L/C: 1500ILU151111111
– Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, trọng lượng.
– Chữ ký người đại diện bên xuất khẩu.
V. PHIẾU ĐÓNG GÓI (PACKING LIST)
Phiếu đóng gói hàng hóa chỉ ra cách thức đóng gói của hàng hóa, thể hiện hàng hóa được đóng gói như thế nào, bao nhiêu kiện, trọng lượng và thể tích bao nhiêu…, là một thành phần quan trọng trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu.
Cần phân biệt một chút giữa Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) với Phiếu đóng gói (Packing List). Hai loại chứng từ này nhiều khi nhìn gần giống nhau (vì thường được tạo ra từ 1 mẫu), và có nhiều thông tin trùng nhau, nhưng có chức năng khác nhau nên cần những dữ liệu đặc thù riêng.
Hóa đơn thương mại là chứng từ thiên về chức năng thanh toán, trên đó quan trọng thể hiện hàng hóa bao nhiêu tiền. Còn phiếu đóng gói lại cần thể hiện hàng hóa được đóng gói như thế nào, bao nhiêu kiện, trọng lượng và thể tích bao nhiêu…
Về cơ bản phiếu đóng gói gồm những nội dung chính sau:
· Số: SS15/10001/10002
· Ngày lập hóa đơn: 10/12/2015
· Tên, địa chỉ người bán & người mua
· Cảng xếp, dỡ
· Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, trọng lượng, số kiện, thể tích
· Tên gọi: S66D371A; B/no: A1-A9 và GAS.15; B/no: 1-26
· Gồm 45 kiện hàng
VI. GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỬ HÀNG HOÁ (CO)
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
- Khái niệm
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá là văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá.C/O phải chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hoá: Giấy chứng nhận xuất xứ thì phải thể hiện được nội dung xuất xứ của hàng hoá, xuất xứ đó phải được xác định theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể.
- Mục đích của CO
– Ưu đãi thuế quan : xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
– Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá : Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
– Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch : Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.
2. PHÂN TÍCH
Một C/O chỉ được coi là hợp pháp khi đáp ứng được những nội dung cơ bản mà nước nhập khẩu chấp nhận. Đồng thời C/O này phải đáp ứng các điều khoản yêu cầu trong hợp đồng.
Nội dung cơ bản của CO đáp ứng những yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật Việt Nam (với tư cách là nước nhập khẩu):
Mục yêu cầu
Mục xuất hiện trong CO phân tích
Giải thích
1.Tên người xuất khẩu
Mục 1 trong bản CO: Tên người xuất khẩu được ghi rõ với địa chỉ trụ sở cụ thể. Trong bản CO này tên người xuất khẩu là tên của Công ty sản xuất ra mặt hàng xuất khẩu Taiwan Textile Corp. Hay nói cách khác chính là tên người sản xuất.
Đây là bản CO trực tiếp được cung cấp bởi người sản xuất hàng hóa trục tiếp.
2.Tên người nhập khẩu
Mục 2 trong bản CO: Tên người nhập khẩu được ghi rõ là Công ty cổ phần dệt may Nông nghiệp với địa chỉ trụ sở rõ ràng
Tên người nhập khẩu được ghi cụ thể chi tiết và là người trực tiếp tham gia giao dịch.
3.Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền
Có đầy đủ chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền là tổng cục Thương Mại Đài Loan.=> Đáp ứng được yêu cầu về tính hợp pháp của bản CO.
Đây là cơ quan hợp pháp đủ thẩm quyền.
3,4,5,6,7 Tiêu chí về vận tải
Mục 5 và mục 6 : Chỉ ra cảng đi và phương tiện sử dụng là với số hiệu: ILA 001 V-S198
Đáp ứng đủ yêu cầu tiêu chí vận tải
8,9.Tiêu chí về hàng hóa
Ghi chụ thể tại mục 8,9.
Hàng hóa được miêu tả cụ thể với địa điểm đến và thời gian của vận đơn cũng như chi tiết về miêu tả hàng hóa cần yêu cầu
3.NHỮNG QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ MÀ NGƯỜI NHẬP KHẨU VÀ XUẤT KHẨU ĐƯỢC HƯỞNG TỪ CO
Người xuất khẩu ( Đài Loan)
Người nhập khẩu ( Việt Nam)
Thông quan xuất khẩu: Nộp thuế theo quy định của Đài Loan.Người bán có nghĩa vụ: kí kết hợp đồng vận tải, thuê tàu, trả cước, thông quan xuất khẩu hàng hóa, giao hàng trên tàu, cung cấp chứng từ vận đơn hoàn hảo, trả chi phí dỡ hàng ở cảng đến nếu đã tính trong cước vận chuyển.
Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi do hàng hóa này không thuộc vào nhóm các hàng hóa xuất xứ từ quốc gia được hưởng thuế ưu đãi.Theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
VII. HỐI PHIẾU (DRAFT)
– Tiêu đề hối phiếu: Drafts
– Địa điểm và ngày ký phát hối phiếu: Taipei, Đài Loan; ngày 15/12/12015
– Kỳ hạn trả tiền:
Trả tiền sau: trả tiền sau 180 ngày kể từ ngày vận đơn
“At 180 days after bill of lading date”
– Người thụ hưởng: Citibanhk Taiwan Limited
Người trả tiền hối phiếu(người bị ký phát): Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (VBAAVNVX401)
– Số L/c: 1500ILU151111111
– Người ký phát hối phiếu: Taiwan textile corp
=> Có thể thấy đây là một hối phiếu đạt tiêu chuẩn, đầy đủ tính pháp lý. Hợp đồng được đính kèm 2 bản hối phiếu có giá trị ngang nhau, với hình thức thanh toán trả tiền sau, tuy nhiên, chưa có chữ kí chấp nhận hối phiếu – một hình thức xác nhận việc bảo đảm thanh toán của người trả tiền đối với hối phiếu khi đến hạn thanh toán.
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu.
Căn cứ pháp lý về hàng may mặc nhập khẩu
- Mặt hàng Vải may mặc khi nhập khẩuđể kinh doanh (NKD01) bắt buộc phải kiểm tra hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trên thị trường Việt Nam theo quy định tại Thông tư 32/2009/TT-BCT ngày 05/11/2009 của Bộ Công Thương.
- Bộ hồ sơ đăng ký lấy mẫu giám định, mẫu phiếu tiếp nhận hồ sơ, Biên bản lấy mẫu được quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư 32/2009/TT-BCT ngày 05/11/2009 và được đăng trên trang tin điện tử Công Thương Việt Nam của Bộ Công Thương.
- Hồ sơ, thủ tục xuất nhập khẩu tham khảo Điều 11 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính (nếu làm thủ tục hải quan truyền thống) hoặc tham khảo Điều 8, 9 Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính (nếu làm thủ tục hải quan điện tử).
Bước 2: Tiến hành các thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán.
Chuyển tiền qua Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Theo yêu cầu của Công ty Cổ phần Dệt may Nông nghiệp, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam phát hành thư tín dụng cam kết sẽ trả tiền cho bên bán là Taiwan Textile Corp khi bên bán xuất trình bộ chứng từ gửi hàng và thực hiện đầy đủ các yêu cầu được quy định trong thư tín dụng đó.
Các bên tham gia:
- Người xin mở thư tín dụng: Công ty Cổ phần Dệt may Nông nghiệp.
- Ngân hàng mở thư tín dụng: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Ngân hàng thông báo: Ngân hàng Citybank Taiwan Limited.
- Người hưởng lợi thư tín dụng: Taiwan Textile Corp.
Quy trình thanh toán bằng L/C:
- B1: Công ty Cổ phần Dệt may Nông nghiệp lập đơn xin mở L/C tới ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
- B2: NH Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam lập L/C và chuyển tới Taiwan Textile Corp qua ngân hàng thông báo Citybank Taiwan Limited.
- B3: NH thông báo Citybank Taiwan Limited gửi bản gốc L/C cho Taiwan Textile Corp.
- B4: Taiwan Textile Corp kiểm tra bộ chứng từ và gửi hàng.
- B5: Taiwan Textile Corp lập bộ hồ sơ và gửi ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam thông qua NH thông báo Citybank Taiwan Limited.
- B6: ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam kiểm tra bộ chứng từ và trả tiền cho Taiwan Textile Corp.
- B7: ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam thông báo cho Công ty Cổ phần Dệt may Nông nghiệp về bộ chứng từ.
- B8: Công ty Cổ phần Dệt may Nông nghiệp kiểm tra chứng từ và thanh toán cho ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
Bước 3: Thuê tàu.
Căn cứ vào những thỏa thuận của hai bên xuất – nhập trong hợp đồng mua bán, tính chất của hàng hóa và điều kiện vận tải (Incoterms 2000), Taiwan Textile Corp đã chịu trách nhiệm kí kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước phí cho tàu và kí hợp đồng bảo hiểm trong quá trình vận chuyển từ cảng xếp hàng là cảng Đài Loan, đến dỡ hàng ở cảng Hải Phòng, Việt Nam.
Bước 4: Mua bảo hiểm.
ĐỐI TƯỢNG CHỊU RỦI RO VẬN CHUYỂN THEO CIF
- Trong giao dịch CIF, người bán có nghĩa vụ thuê tàu chở hàng và trả cước phí vận chuyển, người mua chịu mọi rủi ro và tổn thất xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng. Do đó bảo hiểm hàng hóa sẽ do bên mua phụ trách phòng trường hợp hàng xảy ra sự cố. Trong trường hợp này, công ty Cổ phần Dệt may Nông nghiệp là đối tượng được nhận bảo hiểm nếu xảy ra sự cố. Taiwan Textile Corp mua bảo hiểm hàng hóa tại Công ty bảo hiểm, trả phí bảo hiểm cho chuyến hàng từ Đài Loan do bên bán.
NGHĨA VỤ CỦA BÊN MUA VÀ BÊN BÁN ĐỐI VỚI ĐƠN BẢO HIỂM HÀNG HÓA
- Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa theo CIF là bên mua kí với công ty bảo hiểm, do vậy bên bán không có bất kì nghĩa vụ hay hưởng lợi ích gì từ hợp đồng này. Đối với bên mua, trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ cảng nước bên bán đến cảng nước bên mua nếu hàng hóa xảy ra sự cố, trừ trường hợp hàng bị nấm mốc do hấp hơi hay quá hạn dẫn đến chất lượng thay đổi , công ty bảo hiểm sẽ đứng ra chi trả cho bên mua số tiền bảo hiểm đã cam kết trong hợp đồng.
MUA BẢO HIỂM THEO GIÁ CIF
- Số tiền bảo hiểm: (110% CIF) V= 38.390 USD = 854.945.300 VND ( Tỉ giá USD/VND = 22270)
- 110% CIF bao gồm 100% giá CIF và 10% lãi dự tính
- Tỉ lệ phí bảo hiểm: R= 0,33%
- Phí bảo hiểm: I= R*V= 2.819.339,49 VND
=>Tổng số tiền thanh toán: 2.819.339,49 VND
TRONG ĐƠN BẢO HIỂM HÀNG HÓA TÌM HIỂU CÓ CÁC MỤC
- Người được bảo hiểm: công ty Cổ phần Dệt may Nông nghiệp
- Hàng hóa vận chuyển: vải lụa chun ( 7000m) và vải taslan (13000m)
- Số tiền bảo hiểm (110% CIF cảng Hải Phòng, Việt Nam)
- Điều kiện bảo hiểm: Quy định trong hợp đồng
- Người thụ hưởng: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam- chi nhánh Hà Nội.
Bước 5: Thông quan, nhập khẩu hàng hóa
- Nộp và xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan
Bên nhập khẩu (bên mua) có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu, chịu rủi ro và chi phí cho các thủ tục này.
- Tờ khai HQ hàng nhập khẩu( chưa có)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) SS15/10001/10002 ngày 10/12/2015
- Chứng từ vận tải (B/L)
- Hợp đồng mua bán hàng hóa
- Các chứng từ khác
- Giấy chứng nhận xuất xứ (CO)
- Chi tiết đóng gói
- Phiếu đóng gói.
Bước 6: Nhận hàng từ phương tiện vận chuyển đến.
- Chuẩn bị trước khi tàu tới cảng:
- Trước khi có ETA: thu thập thông tin về tàu, chuẩn bị chứng từ cần thiết.
+ Thông tin tàu: IAL 001 V-S198
+ Cảng bốc: cảng Kaohsiung, Đài Loan
+ Cảng dỡ: Càng Hải Phòng, Việt Nam
- Khi nhận được ETA: chuẩn bị phương tiện lấy hàng, đăng ký kiểm dịch, kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng.
- Khi nhận được NOR: đổi B/L lấy D/O( lệnh giao hàng của hàng tàu)
- Quy trình nhận hàng :
- Đăng ký làm hàng với cảng, thông báo cho hải quan
- Nhận thông báo hàng đến và trao cho cảng chứng từ cần thiết để dỡ hàng.
- Cầm B/L và giấy giởi thiệu đi lấy lệnh giao hàng D/O
- Nhận hàng và lập chứng từ cần thiết khi dỡ hàng.
Bước 7: Kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm dịch và giám định hàng hóa
Căn cứ vào sự phê duyệt của Intertek, GAFTA, chất lượng của hàng hóa là ổn định, có tính thương mại, được cụ thể hóa qua các con số giám định.
Bước 8: Khiếu nại (nếu có)
Ngoài dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu, công ty bưu chính Đông Dương còn cung cấp dịch vụ vận chuyển trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ, chuyển phát nhanh, kho bãi…
5/5 – (1 bình chọn)