HƯỚNG DẪN TANNING ĐÈN CHO CÁ RỒNG HUYẾT LONG

HƯỚNG DẪN TANNING ĐÈN CHO CÁ RỒNG HUYẾT LONG

Những bài viết trước đã về cập đèn, độ Kelvin và quang phổ của ánh sáng để người chơi lựa chọn bóng đèn cho phù hợp với bể nuôi cá rồng. Đặc biệt, với dòng huyết long thì ánh sáng đóng một vai trò cực kì quan trọng cho việc kích thích vảy cá lên màu.
Khi huyết long được nuôi trong môi trường nước tốt, độ pH ổn định, không bị stress, và bể có nguồn ánh sáng phù hợp thì lớp tế bào xanthophores sẽ được kích thích sản sinh mạnh mẽ, và lớp tế bào melanin cũng sẽ lan toả đều, giúp cho màu sắc trên vảy cá đậm hơn, đẹp hơn.
Một số ae không tán đồng việc tanning (tem đèn ngang bể) vì sợ cá bị xệ mắt, vì lo cá sống trong môi trường nhiều ánh sáng chói loà sẽ không tốt cho sức khoẻ… Nếu không tán đồng phương pháp tanning thì ae vẫn có thể sử dụng đèn trắng để trên mặt bể, miễn là đèn đủ độ Kelvin (6500-10000K) và bóng đèn phải có quang phổ ánh sáng trải đều thì cá vẫn sẽ lên màu, tuy nó không nhanh và đậm màu như khi chúng ta ép màu bằng phương pháp tanning.
Việc dùng đèn hồng chỉ là phương cách giúp cho cá nhỏ quen với ánh sáng, hoặc dùng trong việc ngắm cá cho đẹp, chứ đèn hồng có độ Kelvin thấp, không có tác dụng kích thích tế bào màu sắc trên vảy cá phát triển.
Trong bài viết này, một lần nữa xin được chia sẻ lại phương pháp tanning để những ae newbie tham khảo và áp dụng, nếu muốn.

1. Vài lưu ý trước khi tiến hành tanning:
– Trước khi tanning chúng ta phải bảo đảm sức khỏe cá đang sung mãn, không bị bệnh và không stress. Đồng thời, trước khi bắt đầu quy trình tanning khoảng 1 tuần, chúng ta nên sử dụng
– Để việc tanning đạt hiệu quả nhanh hơn, chúng ta cũng nên quan tâm đến các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng giúp cá khoẻ mạnh và phát sắc, đặc biệt là chế phẩm Aqua Super Red, cung cấp Beta carotene đậm đặc giúp cá chuyển hoá thành tế bào sắc tố đỏ tốt hơn.
– Việc sử dụng đèn gì để tanning đã trình bày ở những bài trước, tuỳ theo điều kiện và khả năng kinh tế của mỗi người mà sử dụng đèn cho phù hợp.
– Khi bắt đầu tanning nên đặt đèn ở phía trên mặt bể, thời lượng mở đèn là 24/24 để cho cá quen dần với ánh sáng.

2. Quy trình tanning:
– Tuần thứ nhất: Tem đèn ở vị trí cách mặt nước khoảng 10cm (1/3 bể tính từ đáy lên). Thời gian mở đèn 3 ngày đầu tiên là 3h/ngày. Sang ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 tăng thời gian lên 6h/ngày.
– Tuần thứ 2: Nếu cá không có hiện tượng bơi nghiêng, bỏ ăn, đục mắt… Thì tăng thời lượng mở đèn lên 12h/ngày. Thời gian này rất quan trọng, phải quan sát các biểu hiện của cá, nếu thấy bất kì vấn đề bất ổn nào đều phải tạm ngừng tanning, chờ 1 tuần sau mới thực hiện lại quy trình như lúc đầu.
– Tuần thứ 3: Khi cá đã quen với ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào bể, chúng ta tiếp tục di chuyển đèn xuống vị trí giữa bể, tăng thời lượng mở đèn lên 24/7.
– Tuần thứ 4: Tăng cường thêm 1 đèn tương tự, tem ở vị trí cách đáy khoảng 10cm. Có thể nhích đèn cũ xuống gần với đèn mới, sao cho 2 đèn cách nhau khoảng 10cm là hợp lí. Duy trì đèn cho đến khi cá đạt đến màu sắc đậm như ý, hoặc khi chúng ta muốn ngừng việc tanning lại (thời gian tanning tối thiểu là 3 tháng).
– Trước khi kết thúc tanning, chúng ta bỏ đèn phía dưới ra trước, đèn ở giữa vẫn để nguyên. Sau 2 ngày thì giảm thời lượng mở đèn giống như quy trình tăng đèn lúc đầu cho đến khi bỏ hẳn. Máng T8 đặt ở phía trên vẫn phải duy trì thời lượng 24/24 đến 2 tháng sau tanning để cá không bị xuống màu.
– Ba tháng sau tanning chúng ta vẫn có thể tanning tiếp (nếu muốn) để cá đậm màu hơn.

3. Những lưu ý trong quá trình tanning:
– Cái khó nhất trong phương pháp tanning là vấn đề kiểm soát chất lượng nước tốt và độ pH luôn ổn định. Vì huyết long chỉ lên màu khi pH ổn định ở một chỉ số pH duy nhất, độ pH thay đổi liên tục là nguyên nhân chính dẫn đến việc cá bị tuột màu. Vì thế, trong quá trình tanning phải luôn theo dõi các chỉ số trong nước để điều chỉnh cho hợp lí.
– Khi tanning bằng đèn có cường độ ánh sáng cao thì việc nước bể; thành và đáy bể xuất hiện rêu, tảo rất nhanh. Việc chà rửa nên thực hiện 2-3 ngày/lần, tối đa nhất là 1 tuần/lần, mỗi lần vệ sinh xong thì thay 10% nước.
– Trong quá trình tanning rất cần một chiếc

Những bài viết trước đã về cập đèn, độ Kelvin và quang phổ của ánh sáng để người chơi lựa chọn bóng đèn cho phù hợp với bể nuôi cá rồng. Đặc biệt, với dòng huyết long thì ánh sáng đóng một vai trò cực kì quan trọng cho việc kích thích vảy cá lên màu.Khi huyết long được nuôi trong môi trường nước tốt, độ pH ổn định, không bị stress, và bể có nguồn ánh sáng phù hợp thì lớp tế bào xanthophores sẽ được kích thích sản sinh mạnh mẽ, và lớp tế bào melanin cũng sẽ lan toả đều, giúp cho màu sắc trên vảy cá đậm hơn, đẹp hơn.Một số ae không tán đồng việc tanning (tem đèn ngang bể) vì sợ cá bị xệ mắt, vì lo cá sống trong môi trường nhiều ánh sáng chói loà sẽ không tốt cho sức khoẻ… Nếu không tán đồng phương pháp tanning thì ae vẫn có thể sử dụng đèn trắng để trên mặt bể, miễn là đèn đủ độ Kelvin (6500-10000K) và bóng đèn phải có quang phổ ánh sáng trải đều thì cá vẫn sẽ lên màu, tuy nó không nhanh và đậm màu như khi chúng ta ép màu bằng phương pháp tanning.Việc dùng đèn hồng chỉ là phương cách giúp cho cá nhỏ quen với ánh sáng, hoặc dùng trong việc ngắm cá cho đẹp, chứ đèn hồng có độ Kelvin thấp, không có tác dụng kích thích tế bào màu sắc trên vảy cá phát triển.Trong bài viết này, một lần nữa xin được chia sẻ lại phương pháp tanning để những ae newbie tham khảo và áp dụng, nếu muốn.- Trước khi tanning chúng ta phải bảo đảm sức khỏe cá đang sung mãn, không bị bệnh và không stress. Đồng thời, trước khi bắt đầu quy trình tanning khoảng 1 tuần, chúng ta nên sử dụng nước đen black water ), stress coat hoặc chiết xuất lá bàng cho vào bể để thần kinh cá được dịu, không bị kích động khi gặp ánh sáng mạnh, tránh hiện tượng stress và bỏ ăn khi bắt đầu tanning.- Để việc tanning đạt hiệu quả nhanh hơn, chúng ta cũng nên quan tâm đến các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng giúp cá khoẻ mạnh và phát sắc, đặc biệt là chế phẩm Aqua Super Red, cung cấp Beta carotene đậm đặc giúp cá chuyển hoá thành tế bào sắc tố đỏ tốt hơn.- Việc sử dụng đèn gì để tanning đã trình bày ở những bài trước, tuỳ theo điều kiện và khả năng kinh tế của mỗi người mà sử dụng đèn cho phù hợp.- Khi bắt đầu tanning nên đặt đèn ở phía trên mặt bể, thời lượng mở đèn là 24/24 để cho cá quen dần với ánh sáng.- Tuần thứ nhất: Tem đèn ở vị trí cách mặt nước khoảng 10cm (1/3 bể tính từ đáy lên). Thời gian mở đèn 3 ngày đầu tiên là 3h/ngày. Sang ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 tăng thời gian lên 6h/ngày.- Tuần thứ 2: Nếu cá không có hiện tượng bơi nghiêng, bỏ ăn, đục mắt… Thì tăng thời lượng mở đèn lên 12h/ngày. Thời gian này rất quan trọng, phải quan sát các biểu hiện của cá, nếu thấy bất kì vấn đề bất ổn nào đều phải tạm ngừng tanning, chờ 1 tuần sau mới thực hiện lại quy trình như lúc đầu.- Tuần thứ 3: Khi cá đã quen với ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào bể, chúng ta tiếp tục di chuyển đèn xuống vị trí giữa bể, tăng thời lượng mở đèn lên 24/7.- Tuần thứ 4: Tăng cường thêm 1 đèn tương tự, tem ở vị trí cách đáy khoảng 10cm. Có thể nhích đèn cũ xuống gần với đèn mới, sao cho 2 đèn cách nhau khoảng 10cm là hợp lí. Duy trì đèn cho đến khi cá đạt đến màu sắc đậm như ý, hoặc khi chúng ta muốn ngừng việc tanning lại (thời gian tanning tối thiểu là 3 tháng).- Trước khi kết thúc tanning, chúng ta bỏ đèn phía dưới ra trước, đèn ở giữa vẫn để nguyên. Sau 2 ngày thì giảm thời lượng mở đèn giống như quy trình tăng đèn lúc đầu cho đến khi bỏ hẳn. Máng T8 đặt ở phía trên vẫn phải duy trì thời lượng 24/24 đến 2 tháng sau tanning để cá không bị xuống màu.- Ba tháng sau tanning chúng ta vẫn có thể tanning tiếp (nếu muốn) để cá đậm màu hơn.- Cái khó nhất trong phương pháp tanning là vấn đề kiểm soát chất lượng nước tốt và độ pH luôn ổn định. Vì huyết long chỉ lên màu khi pH ổn định ở một chỉ số pH duy nhất, độ pH thay đổi liên tục là nguyên nhân chính dẫn đến việc cá bị tuột màu. Vì thế, trong quá trình tanning phải luôn theo dõi các chỉ số trong nước để điều chỉnh cho hợp lí.- Khi tanning bằng đèn có cường độ ánh sáng cao thì việc nước bể; thành và đáy bể xuất hiện rêu, tảo rất nhanh. Việc chà rửa nên thực hiện 2-3 ngày/lần, tối đa nhất là 1 tuần/lần, mỗi lần vệ sinh xong thì thay 10% nước.- Trong quá trình tanning rất cần một chiếc máy lọc UV để nước không bị tảo xanh tấn công. Khi thấy nước có hiện tượng chuyển sang màu xanh thì thay 30% nước, chạy lọc UV liên tục trong 3 ngày nước sẽ trong trở lại, sau đó cứ 3 ngày lại cho lọc UV hoạt động 1 đêm.

Rate this post

Viết một bình luận