Hướng dẫn thủ tục mở cửa hàng kinh doanh rau sạch
Một báo cáo xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ năm 2017 cho thấy, 86% người tiêu dùng Việt Nam khi được phỏng vấn sẽ chọn các sản phẩm về địa phương, tự nhiên và hữu cơ khi có thể. Điều đó chứng tỏ nhu cầu về thực phẩm sạch, rau sạch tại Việt Nam ngày càng tăng cao và nhu cầu này chưa bao giờ có dấu hiệu suy giảm. Đó cũng chính là lý do tại sao các cửa hàng kinh doanh rau sạch đang mọc lên như nấm ở khắp mọi nơi.
Vậy thủ tục mở cửa hàng kinh doanh rau sạch được thực hiện thế nào, cùng theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây để kế hoạch kinh doanh của quý khách được diễn ra theo đúng quy định pháp luật từ những ngày đầu xây dựng của hàng.
1. Kinh doanh rau sạch có phải đăng ký kinh doanh không?
Trừ các đối tượng là người buôn bán hàng rong, quà vặt,… Đối với hoạt động mở cửa hàng kinh doanh rau sạch, người tham gia kinh doanh phải tiến hành đăng ký kinh doanh hộ cá thể theo quy đinh của pháp luật.
Trường hợp cửa hàng rau sạch được đăt tại chợ, hoạt động kinh doanh diễn ra không thường xuyên và không theo một khoảng thời gian cố định thì người kinh doanh sẽ không phải đăng ký kinh doanh nhưng nếu mở một cửa hàng kinh doanh tại điểm điểm cố định và thời gian buôn bán diễn ra cố định bắt buộc chủ cửa hàng phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Đối với quy mô này, chủ cửa hàng nên chọn đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hợp lý nhất.
Hộ kinh doanh cá thể là loại hình phù hợp khi mở cửa hàng rau sạch
2. Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh rau sạch
Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh rau sạch cũng là thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể được quy định như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở cửa hàng kinh doanh rau sạch theo quy định, bao gồm:
- Điền đầy đủ thông tin vào mẫu Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Tải mẫu tại đây.
- Giấy chứng minh nhân dân của người mở cửa hàng, chuẩn bị bản sao.
- Biên bản họp nhóm nếu cửa hàng do nhóm cá nhân mở.
Chuẩn bị hồ sơ mở cửa hàng rau sạch
- Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh rau sạch đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi đặt cửa hàng kinh doanh.
- Bước 3: cán bộ cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ.
- Bước 4: tiếp nhận hồ sơ
- Nếu hồ sơ hợp lệ, cán bộ thực hiện thủ tục tiếp nhận hồ sơ từ hộ kinh doanh cá thể.
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cán bộ thông báo để hộ kinh doanh cá thể chuẩn bị hò sơ hợp lệ theo quy định.
- Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
- Bước 3: Thời gian xử lý hồ sơ
- Theo quy định, sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy nhận đăng ký hộ kinh doanh cho chủ cửa hàng kinh doanh rau sạch. Tuy nhiên, chủ hộ kinh doanh trước khi nhận giấy đăng ký phải đóng đầy đủ lệ phí theo quy định.
3. Các loại thuế phải nộp khi kinh doanh rau sạch
Các loại thuế cửa hàng rau sạch phải nộp
Cũng như các loại hình kinh doanh khác, hộ kinh doanh cá thể phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài cho cơ quan quản lý thuế.
Ngoài ra, chủ hộ kinh doanh phải đóng các loại thuế khác theo quy định, bao gồm:
- Thuế giá trị gia tăng.
- Thuế thu nhập cá nhân.
Theo quy định mới nhất của cục vệ sinh an toàn thực phẩm, các cửa hàng kinh doanh rau sạch phải xuất trình các giấy tờ hồ sơ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các loại thực phẩm, rau sạch hiện đang bán tại cửa hàng khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng nếu không sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Có thể quý khách chưa biết, người tiêu dùng luôn đánh giá cao các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch có đầy đủ các giấy tờ và chứng nhận thực phẩm an toàn theo quy định. Việc hoàn tất thủ tục mở cửa hàng kinh doanh rau sạch theo đúng quy định pháp luật không chỉ rút ngắn thời gian hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty mà nó còn giúp cho cửa hàng của quý khách, thương hiệu rau sạch của quý khách luôn được sự lựa chọn của đa số người tiêu dùng.