Trong cách nuôi gà đá cựa sắt, khi chọn gà chắc hẳn người nuôi đều băn khoăn hoặc không biết xác định chạng gà. Dưới đây là cách xách định chạng gà mà chúng tôi tổng hợp được và sẽ phổ biến đến các bạn để các bạn nắm rõ khi đi chọn giống gà.
Chạng gà hiểu nôm na là độ chắc hoặc độ nặng của con gà. Đa số các bạn cầm gà lên tay thấy nặng như cục sắt là thấy hài lòng, và cho rằng cân nặng lúc đó là chạng gà. Điều đó chưa thực sự hợp lý, vì biết đâu rằng, ta đã vô tình ép chạng mà ko biết. Giống như các vận động viên vẫn ép cân để đủ tiêu chuẩn thi đấu.
1. Chạng gà theo chạng gà bố mẹ
Dân gian ta đã có câu: “Chó giống cha, gà giống mẹ” thế nên chạng của gà con thường sẽ được di truyền từ mẹ. Gọi X: Chạng Gà Bố , Y: Chạng Gà Mẹ, Z: Chạng Gà Con trung bình , Z1: Chạng Gà Con (Trống), Z2: Chạng Gà Con (Mái).
Theo ngành sinh vật học người ta đã nghiên cứu ra công thức tương đối về chạng gà con như sau:
Z = Y + Y(X-Y)/3000
Z1 = Z + (X-Z)/2
Z2 = Z – (Z-Y)/2
Với cách nuôi gà con tại nhà các bạn có thể áp dụng công thức trên để biết chạng gà con khi biết chạng bố mẹ.
VD: Chạng Gà Bố là 1.100g, Chạng Gà Mẹ là 800g thì Gà con trung bình sẽ có Chạng là 880g. Gà Trống con sẽ có Chạng là 990g, Gà Mái con sẽ có Chạng là 840g.
Công thức trên chỉ là tương đối bởi vì , còn có những trường hợp Gà bị đẽn do bẩm sinh, còi do bị giành thức ăn hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu thốn, ko phù hợp, ko đủ chất mà không thể đạt được chạng gà theo tiêu chuẩn của công thức trên.
2. Xác định chạng gà khi không biết chạng gà của bố mẹ.
Trước hết bạn phải xách định được bạn phải xác định được tuổi gà. Bình thường sau 1 năm gà phát triển thể chất toàn diện. Ở độ tuổi này, gà sẽ dừng phát triển thể chất, bạn có thể xác định chạng gà vào tháng thứ 12, có 2 trường hợp:
+ TH1 gà ốm: tích cực vỗ béo cho gà, nếu thực hiện đúng chế độ sẽ tăng cân đều đặn trong 2-3 tuần, khi thấy gà không tăng trong vài ngày là gà đã đạt trọng lượng tối đa tương đương với gà 1 năm tuổi. Tiếp theo, cho gà vào chế độ giảm mỡ, nếu thực hiện đúng gà sẽ giảm cân từ từ trong 2-3 tuần, đến khi thấy trong khoảng từ 5-7 ngày gà dừng giảm cân. Khi đó chạng gà bằng với khối lượng thực của gà.
TH2: Gà mập bạn chỉ cần làm giống trường hợp 1 và bỏ qua giai đoạn vỗ béo. Chú ý khi thực hiện vỗ béo cũng như giảm mỡ phải chú ý theo quy trình phòng bệnh cho gà để tránh mắc các bệnh về tiêu hóa.
3. Cách xác định tuổi trong trường hợp không nuôi từ khi mới nở:
Khi gà được 6-7 tháng tuổi thì lông mọc đầy đủ và chia làm 2 nhóm rõ rệt. Nếu tính từ ngoài vào đến da thì nhóm lông ngoài cùng là lông bay, đầu lông nhọn và dài. Phía trong là lông lượn, đầu lông tròn và cong. Giữa hai nhóm lông này có 1 lông nhỏ mọc thấp hơn và tách riêng ra, để phân ranh giới giữa hai nhóm được gọi là lông trục.
Khi gà được 4-5 tháng tuổi thì sẽ bắt đầu thay lông lần 1, khi thay lông thì có thêm một lông mới nhỏ hơn mọc thêm gần lông trục gọi là lông tuổi, lông này có đầu tròn, nằm đè lên lông trục. Cứ như vậy sau mỗi năm sẽ thay lông 1 lần và có thêm 1 lông tuổi. Dựa vào đó ta xác định được tuổi của gà.
+Gà chưa có lông tuổi : dưới 5 tháng tuổi
+ Gà có 1 lông tuổi (gốc lông tuổi còn máu): từ 5-7 tháng tuổi
+ Gà có 1 lông tuổi (gốc lông tuổi đã khô máu): từ 8-16 tháng tuổi
+ Gà có 2 lông tuổi (gốc lông tuổi mới còn máu): từ 17-19 tháng tuổi
+ Gà có 2 lông tuổi (gốc lông tuổi mới đã khô máu): từ 20-28 tháng tuổi
Tuổi đối với gà đá rất quan trọng, gà đá hăng nhất và khôn nhất khi hơn 1 năm tuổi. Gà tuổi này vẫn cự mạnh với đối thủ có trọng lượng gấp 2-3 lần nó và xổ đc trên 5 chân ko chạy. Khi chọn gà bạn chỉ thấy đánh hay mà chọn và không quan tâm đến tuổi của gà thì đó là sai lầm lớn trong cách nuôi gà đá cựa
* Vỗ béo khi xác định trạng gà:
Nhốt chuồng nhỏ ko thả và chế độ dinh dưỡng như sau:
+ Lúa: 2 lần/ngày, ăn đến khi ko ăn nữa.
+ Rau: 1 khẩu phần/ngày, vừa đủ.
+ Mồi: cách 1 ngày 1 khẩu phần, sâu supper worm 30 con hoặc dế 15 con hoặc 60g thịt bò…
Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên
+ Phariton : cách 5 ngày 1 viên
* Cách giảm mỡ để xác định trạng gà.
+ Quần bội ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút
+ Thả lang ngày 3 lần, mỗi lần 20 phút
+ Lúa: 2 khẩu phần/ngày, mỗi khẩu phần 70 hạt
+ Rau: xà lách, giá, mau muống… ăn đến khi ko ăn nữa
+ Mồi: 1 khẩu phần/tuần, sâu supper worm 10 con hoặc dế 7-8 con hoặc 20g thịt bò…
Vitamin B6, B12: cách 2 ngày viênVitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên
Chú ý khi vỗ béo hoặc giảm mỡ phải theo dõi nếu gà mắc các bệnh tiêu hóa phải tuân thủ quy trình phòng bệnh cho gà để tránh thiệt hại.