Ngành Kinh tế vận tải gắn liền với những nhu cầu thiết thực của đời sống, cùng với sự phát triển của giao thông, vận tải đã và đang mở ra rất nhiều cơ hội thu hút các bạn trẻ theo học. Vậy bản chất ngành Kinh tế vận tải là gì? Cơ hội và thách thức nào cho các bạn trẻ theo đuổi ngành này? Cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây, bạn nhé!
1. Ngành kinh tế vận tải là gì?
Ngành Kinh tế vận tải là một ngành học nghiên cứu hoạt động, sản xuất hay hiệu quả của các tuyến giao thông vận tải thủy. Qua đó, đề ra các phương pháp tổ chức, khai thác có hiệu quả nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuận và ngoại tệ cho quốc gia. Ngành Kinh tế vận tải cũng góp phần cung cấp những dịch vụ hàng hải với nhiều hoạt động đầu tư hấp dẫn theo từng khu vực.
Ngành Kinh tế vận tài sinh ra với mục tiêu là đào tạo các cán bộ quản lý, làm công tác kinh doanh và khai thác các tuyến giao thông vận tải thủy bao gồm vận tải biển, vận tải sông và vận tải bộ. Đồng thời có thể quản lý và xây dựng các tuyến đường giao thông đó.
Do đó, sinh viên khi theo học ngành Kinh tế vận tải sẽ được trang bị toàn bộ kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu. Đồng thười cũng được học tập, rẻn luyện các kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành vô cùng thiết yếu.
2. Các tổ hợp thi của ngành Kinh tế vận tải là gì?
Ngành Kinh tế vận tải với mã ngành 7840104 mở ra rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các sĩ tử bởi chính sự đa dạng khối thi của mình:
-
A00 dành cho các sĩ tử xét tuyển ba môn Toán, Lý và Hóa.
-
A01 dành cho các sĩ tử xét tuyển ba môn Toán, Lý và Anh.
-
D01 dành cho các sĩ tử xét tuyển ba môn Toán, Văn và Anh.
-
D90 dành cho các sĩ tử xét tuyển ba môn Toán, Khoa học tự nhiên và Anh.
-
C01 dành cho các sĩ tử xét tuyển ba môn Văn, Toán và Lý.
-
D07 dành cho các sĩ tử xét tuyển ba môn Toán, Hóa và Anh.
-
D15 dành cho các sĩ tử xét tuyển ba môn Văn, Địa và Anh.
Việc lựa chọn một tổ hợp thi là thế mạnh, phù hợp với lực học cũng như bản thân là một điều vô cùng cần thiết với mỗi sĩ tử. Vì vậy, hãy đảm bảo mình đã tìm hiểu thật kỹ và có cái nhìn khái quát để so sánh, chọn lựa chuẩn xác, bạn nhé!
3. Mức điểm chuẩn của ngành Kinh tế vận tải là gì?
Sau khi lựa chọn được tổ hợp môn xét tuyển phù hợp, việc xác định mức điểm chuẩn của ngành và trường là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc lập kế hoạch ôn tập đó!
Với ngành Kinh tế vận tải, mức điểm chuẩn phân bố khá rộng, tùy thuộc vào từng khối thi và từng trường mà nó sẽ dao động trong khoảng 14,5 đến 25,7.
4. Các trường đại học đào tạo ngành Kinh tế vận tải tốt nhất là gì?
4.1. Trường đại học Giao thông vận tải
Trường Đại học Giao thông vận tải với ký hiệu GHA là một trong những trường đại học công lập chuyên đào tạo các lĩnh vực về kỹ thuật giao thông vận tải – kinh tế của Việt Nam. Với mô hình đại học đa ngành về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế và môi trường học tập hiện đại, các sinh viên sẽ được đào tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản và kiến thức chuyên sâu phù hợp để phát triển, theo đuổi ngành Kinh tế vận tải.
Thông tin liên hệ:
-
Trường đặt tại Số 3 – Cầu Giấy – P. Láng Thượng – Q. Đống Đa – TP.Hà Nội.
-
Số điện thoại liên hệ: (024) 37606352.
4.2. Trường Hàng hải Việt Nam
Đại học Hàng hải Việt Nam được gọi bằng cái tên thân thương “Mái trường đại dương” chính là một đơn vị giáo dục trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, chuyên đào tạo về kỹ thuật, đào tạo nhóm ngành thuộc lĩnh vực hàng hải và logistics.
Đây là một địa chỉ đào tạo được xếp vào nhóm các trường đại học trọng điểm quốc gia, có vai trò quan trọng và nòng cốt trong hệ thống giáo dục của Việt Nam.
Thông tin liên hệ:
-
Trường đặt tại 484 Lạch Tray, Ngô Quyền, T.Hải Phòng.
-
Số điện thoại liên hệ: (031)3625175.
4.3. Đại học Giao thông vận tải – Cơ sở 2 tại TP.HCM
Trường Đại học Giao thông vận tải – cơ sở 2 tại TP. HCM là phân hiệu phía Nam của Trường Đại học Giao thông Vận tải tại Hà Nội. Do đó, đây cũng là một trường đại học chuyên đào tạo các chuyên ngành kỹ thuật và kinh tế trong giao thông vận tải tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ:
Trường đặt tại số 450 Lê Văn Việt, P.Tăng Nhơn Phú A, Q.9, TP.HCM.
Số điện thoại liên hệ: (028).3896.6798 – (028).7300.1155.
4.4. Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh chính là một đơn vị giáo dục trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật, cùng với thế mạnh trong việc đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực vận tải.
Vào này 27 tháng 3 năm 2017, trường đã được hệ thống Đại học Quốc gia kiểm định và trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Đặc biệt trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM đứng vị trí thứ 7 tại khu vực miền Nam theo xếp hạng về nhóm ngành của uniRank vào năm 2018. Vì vậy, đây sẽ là một địa chỉ đào tạo nên tham khảo khi bạn muốn theo đuổi ngành Kinh tế vận tải đó.
Thông tin liên hệ:
-
Trường đặt tại Số 2 – Võ Oanh – P.25 – Q.Bình Thạnh – TP.HCM.
-
Số điện thoại liên hệ: (028)35126902 – (028)35128360.
5. Học ngành Kinh tế vận tải ra làm gì? Cơ hội việc làm như thế nào?
Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế vận tải là rất phòng phú và đa dạng. Đó cũng chính là lý do lớn nhất khiến nhiều bạn trẻ tìm hiểu và lựa chọn theo đuổi ngành nghề này. Bởi dù học ngành nào đi chăng nữa, mọi sinh viên đều hướng tới một mục tiêu cuối cùng là có thể có việc làm và thu nhập ổn
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế vận tải có cơ hội đảm nhận các vị trí như sau:
-
Giao hàng và nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
-
Tham gia làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến kinh tế và ngoại thương hay kế toán…
-
Trở thành nhà quản lý điều hành sản xuất.
-
Trở thành nhà thẩm định dự án đầu tư.
-
Giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng không chỉ về mặt tài chính mà còn tham gia định mức tổ chức lao động.
-
Tham gia làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến công tác quản lý kinh tế hay kinh tế đối ngoại.
Ngoài ra, nếu bạn có đủ năng lực, kiến thức và đam mê thì bạn còn có thể trở thành giảng viên giảng dạy và nghiên cứu tại các trường cao đẳng, đại học có đào tạo ngành Kinh tế vận tải…
6. Mức lương của ngành Kinh tế vận tải như thế nào?
Mức lương của ngành Kinh tế vận tải cũng là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ thắc mắc và tìm hiểu. Theo thống kê trung bình thì ngành Kinh tế vận tải thuộc vào khối các ngành trung bình. Với các tân kỹ sư mới ra trường, dù chưa có nhiều kinh nghiệm hay kỹ năng thì mức lương nhận được cũng rơi vào khoảng 5 đến 8 triệu đồng.
Sau khi đã học tập, rèn luyện, có nhiều kinh nghiệm và có năng lực cao, thì bạn còn có thể nhận được mức lương khá tốt, khoảng 10 triệu đồng một tháng.
Đặc biệt với các vị trí quản lý doanh nghiệp, bạn có thể nhận được mức lương lên tới 20 triệu đồng nếu có thể dẫn dắt doanh nghiệp phát triển hay tạo ra hiệu quả kinh doanh.
7. Những tố chất phù hợp với ngành Kinh tế vận tải là gì?
Với bất kì ngành nghề nào thì phẩm chất về đạo đức, con người hay chuyên môn đều là chìa khóa giúp bạn đi đến thành công. Tuy nhiên, ngành Kinh tế vận tải cũng cần một số tố chất riêng như:
Đầu tiên, trang bị năng lực chuyên môn, trau dồi các kiến thức chuyên sâu là một điều kiện cần để bạn gắn bó và phát triển với ngành Kinh tế vận tải.
Thứ hai, bạn phải có lòng yêu nghề, tinh thần làm việc không ngại khó khăn vất vả. Bên cạnh đó, các sinh viên theo đuổi ngành Kinh tế vận tải cũng nên rèn luyện thật nhiều để có một sức khỏe tốt và một cơ thể dẻo dai để chiến đấu tới cùng, gặt hái thành công.
Thứ ba, ngành Kinh tế vận tải cũng đòi hỏi ở các kỹ sư tính chuẩn xác, tỉ mỉ. Vì vậy, để theo đuổi ngành này, bạn hãy tự tạo cho mình thói quen tìm hiểu kỹ các thông tin, cẩn thận và để ý từng chi tiết, từng hành động.
Thứ tư, bạn cũng cần phải có tình trung thực, thật thà cũng như có các kỹ năng làm việc độc lập hay làm việc nhóm và kĩ năn giải quyết vấn đề dứt khoát, nhanh chóng để đối mặt với mọi vấn đề hay tình huống đột xuất có thể xảy ra.
Đặc biệt, vì ngành Kinh tế vận tải có môi trường làm việc quốc tế nên sự đầu tư cho kỹ năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ tốt sẽ là những cánh cửa ưu tiên cho những người theo đuổi ngành này đó.
Kết luận
Ngành Kinh tế vận tải tuy còn mới nhưng đã và đang mở ra rất nhiều cơ hội hấp dẫn cho các bạn trẻ Việt Nam. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn và phụ huynh có thể thấy rõ hơn về bản thân ngành Kinh tế vận tải cũng như những cơ hội, thách thức nó đặt ra đồng thời đưa ra lực chọn phù hợp nhất với bản thân mình.