Là ngành học có tính sống động về thế giới quan sinh học tự nhiên, áp dụng vào thực tiễn, áp dụng khoa học công nghệ vào nghiên cứu sáng tạo khiến cho ngành Sinh học đang trở nên có sức hút và mang lại nhiều tính hữu ích cho cuộc sống. Vậy ngành Sinh học có những đặc điểm gì? sau khi tốt nghiệp ngành Sinh học bạn sẽ làm gì? bài viết dưới đây sẽ trả lời các thắc mắc cho người đọc.
1. Ngành sinh học là gì?
Ngành sinh học thuộc khoa học tự nhiên nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Ngành sinh học nghiên cứu nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như sinh hóa học, thực vật học, di truyền học về sinh học tiến hóa, sinh học phân tử, động vật học…
Ngành sinh học đào tạo những kiến thức về sinh học đại cương và chuyên ngành cơ bản, sinh viên có thể làm việc tại các phòng thí nghiệm, nghiên cứu sinh, viện khoa học… bên cạnh đó được rèn luyện các kỹ năng về tính tự học, sáng tạo, làm việc nhóm, ngoại ngữ,…
2. Những kỹ năng cần có khi học ngành sinh học
Là ngành học có tính chất đặc thù nên để học tốt bạn nên trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để mang lại kết quả học tập tốt như:
Có niềm say mê, yêu thích công việc nghiên cứu sinh học, có khối lượng kiến thức rộng nên đòi hỏi bạn rèn luyện tính kiên trì, tự học cao.
Sáng tạo trong mọi hoàn cảnh, tìm tòi và phát hiện ra những cái mới.
Có khả năng tập trung, biết lắng nghe và đóng góp ý kiến. Tự tin trình bày quan điểm bản thân, độc quyền trong tư duy các đề tài, luận án bảo vệ.
Khả năng làm việc nhóm tốt, trách nhiệm với các dự án công việc được giao.
Kỹ năng ngoại ngữ tốt, trau dồi các từ vựng chuyên ngành, các thuật ngữ trong ngành Sinh học.
3. Chương trình đào tạo ngành Sinh học
Với mỗi trường đào tạo có chương trình học khá khác nhau tuy nhiên sự khác biệt không đáng kể, bạn có thể tham khảo các môn học dưới đây:
Khối kiến thức chung
Môn những nguyên lý cơ bản của CN MLN 1,2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của ĐCSVN
Tin học cơ sở 1,3
Tiếng Anh cơ sở 1,2,3
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng – an ninh
Kỹ năng bổ trợ
Khối kiến thức theo lĩnh vực
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Khoa học trái đất và sự sống
Khối kiến thức chuyên ngành
Đại số tuyến tính
Giải tích 1,2
Xác suất thống kê
Cơ – nhiệt
Hóa học đại cương
Hóa học hữu cơ
Hóa học phân tích
Điện – quang
Thực tập Hóa học đại cương
Khối kiến thức theo nhóm ngành
Phần bắt buộc:
Tiếng Anh cho Sinh học
Sinh học tế bào
Sinh lý học người và động vật
Hóa sinh học
Di truyền học
Sinh học phân tử
Thống kê sinh học
Vi sinh vật học
Thực tập thiên nhiên
Các học phần tự chọn:
Sinh học phát triển
Lý sinh học
Đa dạng sinh học
Nguyên tắc phân loại sinh vật
Vi sinh học ứng dụng
Proteomic và sinh học cấu trúc
Khối kiến thức theo ngành
Phần bắt buộc:
Tiếng Anh cho Sinh học
Động vật học không xương sống
Động vật học có xương sống
Sinh học người
Sinh lý học thực vật
Cơ sở sinh thái học
Miễn dịch học
Các học phần tự chọn:
Nhóm A: Sinh học phân tử và tế bào
Cơ sở di truyền học phân tử
Cơ sở di truyền học chọn giống
Di truyền học người
Hóa sinh các hợp chất có hoạt tín sinh học
Enzyme học
Vi sinh vật học y học
Cơ sở vi sinh vật học phân tử
Seminar tế bào gốc
Sinh học khối u
Nhóm B: Sinh học cơ thể
Công nghê mô và tế bào thực vật
Sinh trưởng và phát triển giới thực vật
Sinh lí vi tảo
Sinh học vi nấm
Nội tiết học cơ sở
Sinh lý sinh sản
Sinh học phân tử người
Dinh dưỡng học
Sinh học thần kinh
Nhóm C: Sinh học quần thể
Sinh lý sinh sản
Tiến hóa của thực vật hạt kín
Danh pháp thực vật
Phương pháp nghiên cứu giới thực vật
Động vật không xương sống trong ngành y học
Côn trùng học đại cương
Địa lý sinh vật
Sinh học nghề cá
Sinh học quần thể
Quản lý các hệ sinh thái
Sinh thái học ứng dụng
Sinh thái học môi trường
Các học phần bổ trợ
Nhập môn công nghệ sinh học
Tin sinh học
Sinh học tiến hóa
Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp
Tiểu luận khoa học
Khóa luận tốt nghiệp
4. Các trường đào tạo ngành Sinh học
Khu vực miền Bắc:
- Đại học KHTN thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Khoa học thuộc ĐH Thái Nguyên
Khu vực miền Trung
- Đại học Đà Lạt
- Đại học Tây Nguyên
- Đại học Khoa học – Đại học Huế
Khu vực miền Nam
- Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Cần Thơ
5. Học ngành Sinh học ra làm gì?
Mỗi ngành học đều có những tính chất riêng biệt đòi hỏi người học đáp ứng nhu cầu chất lượng về trình độ, kỹ năng. Sau khi tốt nghiệp ngành Sinh học, sinh viên có thể làm:
Làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng thuộc chuyên ngành Sinh học là một cơ hội tốt đối với các bạn sinh viên có kết quả học tập tốt, phù hợp với môi trường giáo dục. Được hưởng chế độ đãi ngộ tốt kết hợp với việc được thường xuyên nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ với các hội thảo, chuyên đề lớn.
Nghiên cứu viên tại các Trung tâm và Viện nghiên cứu được tiếp cận với trang thiết bị hiện đại và tham gia nhiều hội nghị, hội thảo trong và quốc tế sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia nghiên cứu giỏi trong lĩnh vực chuyên môn.
Nhân viên phát triển sản phẩm tại phòng R&D tại các công ty: R&D đã và đang được đầu tư mạnh mẽ trong doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Nhân viên sẽ thực hiện tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới, phát triển các phòng sản phẩm… và nhận được chế độ đãi ngộ tốt.
Kỹ thuật viên xét nghiệm – kỹ thuật viên phòng thí nghiệm: thực hiện xét nghiệm tại các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, phòng kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm phân tích…
Giáo viên bộ môn Sinh học tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Chuyên viên quản lý Khoa học và Công nghệ tại các Bộ với chế độ tốt và môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Kinh doanh hóa chất và thiết bị ngành Sinh học.
Như vậy với những định hướng rõ ràng, kiến thức nền tảng chuyên sâu, kỹ năng thành thạo và chuyên nghiệp các bạn trẻ sẽ góp phần đưa ngành Sinh học phát triển vượt bậc, tạo được vị thế trong nước và quốc tế.