Recent Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46,
Hoa Dành Dành
Gardenia flower
Gardenia có tên dân dã là hoa Dành Dành và còn có các tên khác là Chi tử, Thuỷ hoàng chi, Bạch thiên hương, hay là Ngọc Anh, là loại cây phổ biến ở lục địa Đông Nam châu Á. Hoa Dành Dành là loài hoa có hương thơm rất được ưa thích. Bên cạnh đó loài cây này rất nổi tiếng trong việc trồng làm cảnh, hay lấy quả để làm thuốc và lá thường dùng làm thạch (Sương sâm) hay để nhuộm vàng thức ăn (bánh xu xê ) không độc hại và còn có tác dụng chống ô nhiễm không khí: hấp thụ bụi khói và khử khí độc..
.
Gardenia thuộc Chi Dành dành (danh pháp khoa học được đặt là Gardenia Jasminoides Ellis để kỷ niệm Gardenia – nhà y học và tự nhiên học nổi tiếng.). Là một chi của khoảng 250 loài thực vật có hoa trong họ Cà phê (Rubiaceae), có nguồn gốc ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Phi, miền nam Châu Á và Châu Đại Dương, có mùi thơm mạnh, đặc biệt ở một số loài và cũng thường được gọi với cái tên giản dị là hoa Nhài Tây
Hình ảnh hoa Gardenia trong trang này là cây dành dành hoa kép (Frost Proof Gardenia. Họ Rubiaceae.)
Dành dành có hai giống, giống hoa đơn màu trắng cho quả, quả chín nhuộm vải vàng, nấu xôi, làm bánh xu xuê. Hạt dành dành là chi tử một vị thuốc bắc. Dành dành đơn thường mọc ở bờ ao, nơi ẩm ướt. Giống kép hoa nhiều cánh, có loài không nhụy, sẽ không ra quả được.
Cây dành dành là cây bụi cao từ 1m tới 2m, phân cành nhiều. Lá mọc đối hay mọc vòng 3 cái một, hình thuôn trái xoan hay bầu dục dài, nhẵn bóng. Lá kèm mềm ôm lấy cả cành như bẹ lá. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, cánh hoa trắng như ngọc và rất thơm.
Mùa hạ nở hoa, mùa thu cho quả.
Quả – Fructus Gardeniae, thường dùng với tên Chi tử. Rễ và lá đều được dùng.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở những nơi gần rạch nước, phổ biến ở các vùng đồng bằng từ Nam Hà tới Long An. Thường được trồng bằng cành hoặc bằng hạt vào mùa xuân – hè. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô để dùng. Quả thu hái khi chín, ngắt bỏ cuống, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô; nếu bóc vỏ trước khi chín sẽ được Chi tử nhân.
Từ lâu, cây dành dành được biết đến như một loại thuốc quý theo phương pháp Đông y.
Thân cây dành dành được dùng để làm thuốc tẩy, thuốc trừ giun sán, sát trùng. Lá dành dành giúp hàn gắn vết thương nhanh chóng. Rễ dành dành giúp điều trị chứng đau đầu, rối loan tiêu hóa, rối loạn thần kinh và sốt. Ngoài ra, quả dành dành được sử dụng để trị bệnh vàng da và lợi tiểu, tốt cho thận và phổi. Thậm chí, cả cành, lá và thân dành dành đều có thể dùng để làm thuốc chữa các bệnh về thận.
Thành phần hoá học: Quả chứa geniposid, gardenosid, shanzhisid, gardosid, geniposidic acid gardenin, crocin-l, n-crocetin, scandosid methyl ester. Còn có nonacosane, b-sitosterol, D-mannitol; tanin, dầu béo, pectin. Lá chứa một hợp chất có tác dụng diệt nấm. Hoa chứa nhiều hợp chất, trong đó có acid gardenic và acid gardenolic B. Có 0,07% tinh dầu.
Tính vị, tác dụng: Chi tử có vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chỉ huyết, mát huyết, tiêu viêm. Gardenin có tác dụng ức chế đối với sắc tố mật trong máu, làm cho giảm bớt xuống, nên được dùng để trị bệnh hoàng đản. Nước sắc Dành dành cũng có tác dụng kháng khuẩn đối với một số vi trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả thường dùng nhuộm màu vàng, nhất là để nhuộm thức ăn vì sắc tố của dịch quả không có độc.
Ở Trung Quốc, người ta còn dùng vỏ rễ làm thuốc đòn ngã, làm thuốc cầm máu, chảy máu cam. Ở Ấn Độ, người ta cho là cây Dành dành có tác dùng trị giun, chống co thắt; dùng ngoài để sát trùng, rễ Dành dành được dùng trị chứng khó tiêu và các chứng rối loạn thần kinh.
Hoa dành dành tức Gardenias tượng trưng cho sự thanh khiết, vui tươi.
Hoa Dành dành cũng thường xuyên được gửi đến bên người yêu trong những ngày kỷ niệm, ngày Valentine: chỉ để nói với ai đó rằng họ được yêu thương.
Hoa có màu trắng tinh khiết và rất thơm, quả hình cái chén, có 2-5 ngăn, khi chín màu vàng đỏ, chứa rất nhiều hạt, vị đắng. Toàn bộ cây đều là những vị thuốc quý, nhưng quả được dùng nhiều nhất .
Hoa nhiều cánh, hương thơm dễ chịu; có trái. Hoa dành dành gốc ở Trung Hoa, Nhật, Việt Nam được tìm thấy khắp nơi trên thế giới nhất là trên các hải đảo Caribbean. Hoa dành dành đẹp và có hương thơm nhất là dành dành đại đóa thuộc gia đình Rutaceae. Hoa to có nhiều lớp và nhiều cánh.
Hoa nở, mỗi hoa chỉ kéo dài được từ 5- 7 ngày rồi bắt đầu tàn, khi tàn cánh hoa chuyển sang màu vàng vài ngày. Người Anh chiếm Nam Phi và thấy dành dành đại đóa này và đặt tên là là Cape Jasmine – (Hoa Lài Cape) làm cho người ta tưởng loại dành dành này gốc ở Cape, Nam Phi. Hoa Dành Dành nhiều cánh, Gardenia Jasminoides (từ đồng nghĩa G. augusta), người Trung Hoa gọi là Zhi zi (Chi Tử), tại Nhật Bản Gardenia augusta được gọi tương ứng là Kuchinashi. Trái Dành Dành gọi là Chi tử, một vị thuốc trong Đông Y.
Ngoài vẻ đẹp, hương thơm và ý nghĩa hoa dành dành đại đóa còn có nhiều công dụng khác:
Quả, vỏ thân, rễ, lá và hoa dùng làm thuốc. Quả dùng làm thuốc hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi mật, lợi tiểu; chữa sốt, vàng da, chảy máu cam, đau họng, thổ huyết, bỏng, mụn lở; chứng mất ngủ, nóng ruột bồn chồn… Lá tươi chữa vết thương sưng đau, đau mắt đỏ. Vỏ cây bổ, dùng chữa sốt rét, bệnh lỵ và các bệnh ở bụng. Hoa thơm dùng làm dịu, chữa đau mắt. Ở Trung Quốc, người ta còn dùng vỏ rễ làm thuốc cầm máu.
Quả chín thường dùng làm phẩm nhuộm màu vàng, nhất là để đồ xôi, nhuộm thức ăn vì sắc tố của dịch quả không có độc. Còn dùng phẩm nhuộm để làm tranh giấy, hoa giấy và một số đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống khác.
.
Cây còn thường được trồng làm cảnh trong các non bộ vì dễ sống, dáng đẹp và hoa thơm. Có thể tạo nguồn mật rất tốt cho nghề nuôi ong.
Hoa và trái dùng để thay nghệ nhuộm thức ăn hay vải vóc màu vàng. Hoa và trái dùng làm thuốc nhuận trường, hạ huyết áp, ngăn xơ động mạch, sự đông máu, tẩy độc chất trong cơ thể, trị chứng dysphoria tức bịnh có cảm giác bất mãn và không hài lòng bất cứ chuyện gì.
Điều kiện chăm sóc
Dành dành cần một độ a-xít nhất định trong đất, nhiều nước và ánh sáng, nhiệt độ mát và độ ẩm cao. Dành dành cũng dễ bị nhiễm sâu bọ. Tuy nhiên, nếu vượt qua được những thách thức đó, bạn sẽ được đền đáp bằng những bông hoa tươi tắn thơm ngát nở từ mùa xuân đến suốt mùa hè.
– Ánh sáng: ưa nóng, tránh ánh sáng trực tiếp. Nhưng cây sẽ phát triển tốt trong môi trường đầy đủ ánh sáng.
– Nhiệt độ: Cây sẽ không trổ nụ nếu nhiệt độ ban ngày cao hơn 21 độ C, và ban đêm vượt quá 18,5 độ C hoặc thấp hơn 15,5 độ C.
– Nước: ưa ẩm, trong thời kỳ sinh trưởng cần tăng cường tưới nước. Tưới cho cây 2,5 cm nước mỗi tuần. Thông thường cây dành dành cần một lượng mưa 2,5 cm để phát triển tốt, vì vậy bạn hãy dựa vào tiêu chuẩn đó mỗi khi tưới.
- Thường xuyên theo dõi độ ẩm trong đất, và tưới đủ lượng nước khi đất khô. Chú ý tránh tưới quá nhiều, vì nếu đất quá ướt thì bộ rễ sẽ thiếu không khí.
– Đất: ưa các loại đất chua tơi xốp, màu mỡ, thoát nước tốt, có pha đất sét nhẹ. Kiểm tra độ pH trong đất để biết dành dành có thể thực sự phát triển tốt khi trồng ở đó không. pH là thang đo độ a-xít trong đất, và rễ cây dành dành sẽ không chịu được nồng độ a-xít quá cao.
- Độ a-xít được đo với mức thang từ 0 đến 14, trong đó 0 là độ a-xít cao nhất và 14 là độ cơ bản nhất. Dành dành ưa đất a-xít, vì vậy độ pH từ 5 hoặc 6 là thích hợp vì đó là độ a-xít vừa phải.
- Nếu cần, bạn có thể bón thêm sulfur, một chất bột màu trắng bán ở hầu hết các nhà vườn, để giảm mức pH xuống trong trường hợp độ pH cao hơn 6.
- Bản chất của đất phải giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Dành dành đòi hỏi nhiều dinh dưỡng nhưng bộ rễ của nó có thể chết nếu bị úng nước.
– Phân bón: ưa màu mỡ. Trong thời kỳ sinh trưởng mạnh, nửa tháng nên bón một lần, khi bón nên chú ý duy trì độ chua của đất.
Phương pháp nhân giống
– Phương pháp nhân giống đơn giản nhất là giâm cành trong nước, tỷ lệ thành công rất cao. Trước tiên tìm tấm ván bọt có đục lỗ, cắt cành đang trong thời kỳ phát triển, xuyên cành qua các lỗ của tấm ván, sau đó để vào thùng đổ đầy nước là được. Chú ý che phủ, nhưng cũng có thể để ánh nắng chiếu vào thùng nước, khống chế nhiệt độ nước ở mức 18 – 25°C.
– Phương pháp nhân giống hạt thường được thực hiện vào mùa xuân, thu, tốt nhất là vào mùa xuân, nhiệt độ lý tưởng để hạt giống nảy mầm là 25 – 30°C.
– Phương pháp giâm cành thường thực hiện vào cuối tháng 2 đến tháng 4, hoặc cuối tháng 9 đến cuối tháng 10, cần chọn những cành 2 – 3 năm tuổi, phát triển tốt.
Growing Gardenias
You’ll look forward to the smell of these sweet perennials year after year.
.
You’ll look forward to the smell of these sweet perennials year after year.
you’ve never owned a gardenia, you’ve missed out on one of the biggest joys of gardening: fragrance. Not just any old smell but one sweet, heady scent that will make you savor sultry summer evenings like never before.
Yet, as with most plants that bring us joy, the gardenia has its share of problems you need to know about before adding one to your landscape.
Not that this small shrub isn’t worth the pain. Named for Alexander Garden, a Scottish physician and botanist who lived in Charleston, S.C. in the late 1700s, the gardenia is native to China and Japan. Hardy to zone 7, it’s valued not only for its wonderful fragrance but also its elegant long-blooming waxy white flowers and thick glossy evergreen leaves.
The most common species,
Gardenia jasminoides
, can grow 4 to 6 feet tall and equally wide, though other varieties, such as ‘Radican’, are more low growing and even dwarf. With more than 250 species, there’s a gardenia for every situation – especially patios, walkways and container gardens where their fragrance can be most enjoyed up-close and personal.
Gardenias love moist but
well-drained acid soil
. First get a soil test from your local Extension Service office to determine your needs, but know that most shrubs will benefit from a feeding in early spring and again mid-summer of acid plant food, fish emulsion, blood meal, bone meal or azalea and camellia food.
The most common pests for gardenias are whiteflies, which are easily treatable with insecticidal soap, but an even larger problem is yellowing leaves, caused by chlorosis typically from an iron deficiency. This can be addressed with your fertilizer.
Also, don’t be alarmed when those milky white flowers turn one yucky shade of brown; it doesn’t mean your shrub is dying – just that its blooms have faded. The plant can be tip pruned just after flowering, but don’t prune the shrub any later than August or you could decrease next year’s blooms by removing buds that are forming.
.
Add plenty of organic material to the soil and apply organic mulch every spring. Water regularly so that the soil never dries completely.
.
By: Danny Flanders
Easy to Grow
With glossy, dark green leaves and pure white flowers, this heirloom shrub makes a striking addition to the summer garden. The intense fragrance of gardenia blossoms can almost make people swoon with its cloying sweetness, especially on warm, muggy summer nights.
.
Gardenia grows well in both sun and moderate shade, and can tolerate drought — I have seen it thriving in old cemeteries with no care at all. But the shrubs require well-drained soil and a nice wide root system. This simply means dig a wide hole and lightly amend it with bark or compost so water doesn’t puddle around roots for long.‘Radicans’ is a dwarf, spreading gardenia often used as a groundcover; ‘Summer Snow’ is one of the newer cold-hardy cultivars that can grow even in USDA Zone 6 with mulch to protect the lower trunk from freezing.
.
Challenges and Opportunity
When grown in alkaline soils or areas with hard water, leaves may turn pale green between the veins, indicating a need for an iron fertilizer supplement (ask at a garden center). Also, as older leaves begin to lose their vigor, right before dropping off they often turn bright yellow, which can alarm some gardeners.Gardenia is also plagued by whiteflies and aphids, which can exude partly-digested sap called “honey dew“ that leaves a sticky residue, and sometimes get covered with black ”sooty mold.” Just wet it down with soapy water and rinse with clear water, and it will flake off.Gardenia is one of the easiest shrubs of all to root. Simply cut off the tip end of a branch in mid-summer, strip off any blooms and a few lower leaves, and stick in a bottle of water. Roots will be visible in just days, and the cutting can be planted within a month!
.
Avoid these garden blunders to keep this Southern favorite blooming.
But gardenias can be fragile and even demanding, and you often need a few tricks under your gardener’s hat to keep them happy and thriving. Watch out for these common pitfalls when you’re planting these beauties:
Their creamy-white blossoms, so richly perfumed, are garden favorites, especially in the South. In colder climates, gardenias are popular as houseplants.But gardenias can be fragile and even demanding, and you often need a few tricks under your gardener’s hat to keep them happy and thriving. Watch out for these common pitfalls when you’re planting these beauties:
.
1. Neglect to test your soil before you plant.
Problem: Gardenias don’t like high pH soils, which can prevent their roots from absorbing iron, magnesium and other minerals they need for healthy growth.Solution: Test your soil before you plant and adjust the pH to a range of 5.0 to 6.5. Soil test kits are available from many garden centers and home improvement stores, or you can usually send a small soil sample to your local extension service office and tell them what you want to grow.If you’ve already planted without testing the soil, and your gardenia leaves start turning yellow, that’s usually a sign of chlorosis, which means your plant is starved for iron, vital in helping plants make chlorophyll. To treat it, add water-soluble sulfur or aluminum sulfate to the ground about 3 feet away from the plant. As an alternative, add chelated iron to the soil or directly to the leaves. Once the pH of the soil is adjusted, keep it in the proper range by using a slow-release fertilizer for acid-loving plants.
Gardenias don’t like high pH soils, which can prevent their roots from absorbing iron, magnesium and other minerals they need for healthy growth.Test your soil before you plant and adjust the pH to a range of 5.0 to 6.5. Soil test kits are available from many garden centers and home improvement stores, or you can usually send a small soil sample to your local extension service office and tell them what you want to grow.If you’ve already planted without testing the soil, and your gardenia leaves start turning yellow, that’s usually a sign of chlorosis, which means your plant is starved for iron, vital in helping plants make chlorophyll. To treat it, add water-soluble sulfur or aluminum sulfate to the ground about 3 feet away from the plant. As an alternative, add chelated iron to the soil or directly to the leaves. Once the pH of the soil is adjusted, keep it in the proper range by using a slow-release fertilizer for acid-loving plants.
.
2. Cultivate around your gardenias often and deeply.
Problem: Gardenias prefer to be planted high in the ground, like azaleas and rhododendrons, so dig a hole only as deep as the plant’s root ball. Don’t hoe closely or deeply around them, to avoid damaging the roots.Solution: Mulch around the plants to help control the weeds, or hand-pull them.
Gardenias prefer to be planted high in the ground, like azaleas and rhododendrons, so dig a hole only as deep as the plant’s root ball. Don’t hoe closely or deeply around them, to avoid damaging the roots.Mulch around the plants to help control the weeds, or hand-pull them.
.
3. Keep gardenias in your nice, dry house.
Problem: Gardenias need protection from cold winter temperatures, but they don’t do well indoors when the air is dry. That’s when whiteflies, mealybugs and mites can become real pests.Solution: Grow your plants in a room where the temperature ranges from 55 to 75 degrees F. Raise the humidity by growing them in pots atop trays filled with pebbles and water, or by using a humidifier, or by misting them. If pests appear, try knocking them off with a spray of water in the kitchen sink. If that doesn’t work, use an insecticidal soap, horticultural oil, or system insecticide. Read the manufacturer’s label to be sure the product you’re using treats your specific problem.
Gardenias need protection from cold winter temperatures, but they don’t do well indoors when the air is dry. That’s when whiteflies, mealybugs and mites can become real pests.Grow your plants in a room where the temperature ranges from 55 to 75 degrees F. Raise the humidity by growing them in pots atop trays filled with pebbles and water, or by using a humidifier, or by misting them. If pests appear, try knocking them off with a spray of water in the kitchen sink. If that doesn’t work, use an insecticidal soap, horticultural oil, or system insecticide. Read the manufacturer’s label to be sure the product you’re using treats your specific problem.
.
4. Skip the watering routine.
Problem: Gardenias need at least an inch of water a week, whether from rainfall or a hose.Solution: Again, use mulch to a depth of two to four inches to help keep moisture in the soil and control water-hogging weeds. Don’t let the plants become completely dry before you water, and water regularly. If you’re inconsistent, the buds and leaves may drop off.
Gardenias need at least an inch of water a week, whether from rainfall or a hose.Solution: Again, use mulch to a depth of two to four inches to help keep moisture in the soil and control water-hogging weeds. Don’t let the plants become completely dry before you water, and water regularly. If you’re inconsistent, the buds and leaves may drop off.
.
5. Grow your gardenias in the shade.
Problem: Gardenias need bright light to set their blooms and produce those handsome, glossy leaves.Solution: Grow gardenias in full sun in your garden spot, but if possible, give them some afternoon shade in hot weather and hot climates. If you’re growing them indoors, provide plenty of bright light, but keep them out of hot, direct sun.Gardenias can be a challenge, but these familiar favorites are worth the work.
By: Lynn Coulter
How to Know when to feed ACID-LOVING PLANTS
Are your plants suffering from a long winter?
Popular plants such as gardenias, azaleas, rhododendrons, blueberries, strawberries and heathers, are all acid-loving, meaning they need a soil pH of about 5.5.
Knowing whether your soil is acidic or not is the first step to healthier plants season after season.
If your leaves or needles take on a yellow-green hue, your soil is too alkaline is and this condition is called chlorotic. Plants become chlorotic when they cannot access important nutrients due to the soil’s high pH level. Plants that struggle for too long may lose leaves, branches and flowers. Left untreated for seasons, the plant could die.
Another sure sign of a high soil pH is if your hydrangea’s flowers are blooming pink.
However, it’s easy to correct the problem — simply lower the pH level and fertilize.
First, check your soil pH with a quick, DIY kit found at your local garden center. Grab a trowel of soil near your acid-loving plants and follow the kit’s directions.
Don’t worry. No matter what your pH is, fixing it can be easy.
If you have a soil pH higher than 5.5., add Espoma’s Organic Soil Acidifier to amend alkaline soil. If your soil has a number lower than 5.5., remedy with Garden Lime.
Save your coffee grounds, which are rich in nutrients and acidic, and sprinkle them lightly under your shrubs to help keep pH down.
Shredded leaves, sawdust, peat and pine needles also make great additions to your soil before planting. This decaying organic material will decrease the pH of the soil over time.
After you’ve identified and fixed your soil’s pH, it’s time to feed acid loving plants. Feeding them with Holly-tone in spring creates bigger blooms — and more of them. Feeding them again in the fall will ensure year-round health and beauty of your Acid-Loving plants.
Fertilize evergreens, like spruces, firs, hemlock and pines, to encourage a deep, healthy green color.
Fertilizing acid-loving plants only takes a few minutes, but creates bigger, better flowers and trees than ever before. You’ll be amazed by the results!
There are many plants that survive or thrive in low pH soils. Perhaps the most well-known acid-loving plant is the blueberry, which thrives in about 4.0 – 5.0 pH. However, strawberries and blackberries also favor acidic soil.
Each spring, begin your gardening with a simple pH test of your soil and plan your soil amendment around the results. Then, be sure to feed with Holly-tone spring and fall. Your rhodos, azaleas and camellias will thank you with bright-green leaves and huge, colorful blooms.
Help us share the knowledge. Tweet “Time to fertilize acid-loving evergreens and plants for bigger, better blooms and greenery.”
Source: ESPOMA-A natural in the garden since 1929
.
August 28 – 2016
Photos: Hannahlinhflowers
Words: ♦ Sưu tầm từ wikipedia và một số trang web về hoa.
Tình cờ đọc được một đoạn văn hay về hoa Dành Dành có hương thơm ai cũng yêu!
Hoa Dành Dành
TG: Nguyễn Thế Tường
(…Trích đoạn)
.
Những ai từng lớn lên ở một miền quê, từng chăn trâu cắt cỏ vườn hoang, bắt cá đồng, tắm nước sông nước hói, lại có thể không lưu trong ký ức mình một màu trắng tinh khôi hồn nhiên như tuổi thơ, hoang dại như ngọn gió đầu mùa hè, tinh khiết và hiền lành như tiếng chim buổi sáng trên đồng những ngày gặt hái.
.
Tháng tư, lúa trên đồng vào kì trổ bông. Hương lúa, mùi bùn theo ngọn gió nam đầu mùa phảng phất. Ấy vậy mà, cái mũi thính như sói của một thằng bạn chăn trâu vẫn đánh hơi được đâu đây có một vài cây dành dành đang trổ hoa. Chỉ đánh mắt một vòng cung nhỏ là dễ dàng phát hiện ra những bông hoa trắng nõn nà trong bụi rậm. Lạ, thì cùng nhau hái hoa nhưng hình như chỉ những đứa con gái mới nâng niu!? Có vẻ như gam màu lạnh không hạp với bọn trẻ trai. Lớn lên, đi khỏi cánh đồng làng, đến với cánh đồng “mẫu lớn” của nhiều nơi, trong những ngày xuân chín, ngang qua đâu đó, gặp những triền đê, những bờ sông có mọc nhiều cây dại, tôi thường để mắt tìm màu trắng tinh khôi thuở trước. Gặp được đâu đó là mừng, như gặp được bạn cũ thuở thiếu thời hay tìm lại được tuổi thơ của chính mình…
.
Nhưng rồi, như một quy luật của sự phát triển, những cánh đồng lúa đồng màu đang thu hẹp lại dành chỗ cho các trung tâm thương mại, công sở, khu công nghiệp. Một ngày, chiếc máy ủi vỡ đất làm tung lên những đám cây bụi. Những cánh hoa mỏng manh trắng muốt bầm dập tan tác. Một vài mảnh hoa rách nát ánh lên sắc trắng giữa thanh thiên bạch nhật, lấp lánh như mảnh thủy tinh vỡ. Thân cây dành dành quá nhỏ để có thể làm củi đun. Mà bây giờ còn mấy ai đun củi. Bông hoa dành dành quá khiêm nhường để người đời có thể nghĩ đến cánh đồng hoa mang lại lợi nhuận. Dành dành! Loài hoa chỉ một màu trắng tinh khiết, mà, màu trắng trên lý thuyết là không có tên trong danh mục các màu.
.
Nhưng hỡi ai, nếu còn yêu ruộng đồng cấy hái, yêu hạt lúa củ khoai, yêu cánh cò chớp nắng, còn tha thiết lội ngược về tuổi thơ gian khó mà đầy yêu thương thì hẳn còn biết nâng niu một bông hoa kỉ niệm…Và, biết đâu, một ngày trên đỉnh cao phú quý, quyền lực, hạt bụi nào đó trong ký ức bỗng động cựa gọi về với tuổi thơ, thì, chỉ một cung đường ngắn và thân quen sẽ dẫn ta về với làng, với lối ngõ, bờ mương, ao chuôm, vào tháng ba ta, chớm hè, khi ve chưa kêu than trên thảm lá phượng chưa nở đỏ trời, đã có một loài hoa nhỏ trắng tinh khiết đang chờ.
.
Hoa có cái tên hiền như củ khoai hạt lúa: Dành dành!
.
Nguyễn Thế Tường
Share this:
Like this:
Like
Loading…