Với đôi cánh nhỏ bé, mũi tên trái tim và vẻ ngoài của một thiên thần, thần Cupid là một nhân vật mang tính biểu tượng cao và dễ dàng nhận ra trong văn hóa đại chúng.
Ngày nay, hình ảnh của thần Cupid thường xuất hiện trên những tấm thiệp tình yêu, những món quà lãng mạn, hoặc những món đồ trang trí cho mùa Valentine, thực chất thần ái tình vẫn luôn là một nguồn cảm hứng xuyên suốt của nghệ thuật trong hàng nghìn năm qua.
Ý tưởng về thần tình yêu Cupid xuất phát từ thần thoại cổ đại, là một nguồn cảm hứng cho vô vàn tác phẩm nghệ thuật từ các nền văn hóa lâu đời. Trải qua nhiều thời kỳ, thần Cupid trong các phong cách nghệ thuật cũng có nhiều biến đổi, trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp cận với thần Cupid từ hai góc độ: Thần Cupid trong lịch sử nghệ thuật và thần Cupid trong các trào lưu nghệ thuật.
Thần Cupid là ai?
Trong thần thoại cổ điển, thần Cupid là vị thần của dục vọng và tình yêu. Được người La Mã phỏng theo thần Eros của Hy Lạp. Cả thần tiên hay người phàm giới khi trúng mũi tên vàng sẽ yêu người đầu tiên mình nhìn thấy một cách say đắm, ngược lại, mũi tên đồng sẽ khơi gợi lòng thù hận của người bị bắn đối với người đầu tiên mình nhìn thấy.
Thần Eros được nhiều người biết đến là con trai của nữ thần ái tình Venus (hay còn được biết đến với tên gọi Aphrodite trong thần thoại La Mã). Ngoài ra, trong cả hai phiên bản thần thoại Hy-lạp và Lã Mã, thần Cupid đã đem lòng yêu và nên duyên vợ chồng với nàng Psyche, một người phụ nữ xinh đẹp mà sau này đã trở thành nữ thần. Hai nhân vật này là nguồn cảm hứng lớn cho các nghệ sĩ trong các thời kỳ qua.
A. Thần Cupid trong lịch sử nghệ thuật
Một số phong trào nghệ thuật (art movements) và trào lưu nghệ thuật quan trọng đã có niềm đam mê mãnh liệt với thần Cupid. Ngược dòng lịch sử, người ta đã khám phá được nguyên bản đầu tiên của Cupid là một vị thần mang tên Eros.
1. Thời cổ đại
Eros lần đầu tiên xuất hiện trong nghệ thuật Hy Lạp cổ đại từ khoảng 450 trước công nguyên. Trong gia đoạn này, Eros được miêu tả là một thanh niên mảnh khảnh với đôi cánh lớn. Ngoài những đặc điểm quen thuộc này, anh ta không có bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào khác mà chúng ta thường thấy ở bị thần Cupid, bao gồm cả cung tên đặc trưng của anh ta.
‘Eros,’ c. 470 TCN – 450 TCN
Trong suốt thời kỳ Hy Lạp cổ — kỷ nguyên nổi tiếng với các tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch. Trong thời kì này, Eros có một diện mạo trẻ trung hơn với khuôn mặt đầy đặn hơn và vóc dáng khá chuẩn.
Tượng thần Eros đang ngủ, thế kỷ 2 TCN
Một sô phiên bản khác bắt đầu có cung tên và mũi tên.
Một tác phẩm điêu khắc Hy-lạp của Lysippus, thế kỷ 2 TCN
2. Thời trung cổ
Trong suốt thời Trung cổ, Eros được biết đến rộng rãi với cái tên thần Cupid. Mặc dù vị thần này tiếp tục xuất hiện như một đứa trẻ có cánh nhưng được thiết kế với tỷ lệ một người trưởng thành.
‘Miniature, border, and opening of Trionfi with a blinded Cupid shooting an arrow from atop the cart drawn by white horses,’ 1490 (Ảnh: The New York Public Library qua Wikimedia Commons) Cận cảnh vị thần Cupid
3. Thời kỳ Phục Hưng
Với sự quan tâm đến chủ nghĩa nhân văn của nghệ thuật cổ điển, các nghệ sĩ thời Phục hưng đã phác họa vẻ đẹp của vị thần này với một vẻ đẹp trần tục. Ở giai đoạn này, nghệ sĩ tiếp tục khắc họa thần Ái tình trong hình hài của một đứa trẻ hay thậm chí là trẻ sơ sinh. Đỉnh điểm là trong các tác phẩm Phục Hưng Ý và Phục hưng phương Bắc, như hai tác phẩm tác phẩm ‘Cupid in a Landscape’ và ‘Cupid Complaining to Venus.’
Il Sodoma, ‘Cupid in a Landscape,’ 1510 (Ảnh: Web Gallery of Art qua Wikimedia Commons ) Raphael, ‘Cupid Complaining to Venus,’ 1525 (Ảnh: Wiki Art)
Trong thời kỳ Phục hưng Ý, nhiều nghệ sĩ đã bắt đầu đưa thần Cupid vào tác phẩm của họ. Được biết, ban đầu những tác phẩm này có tên gọi là amorini, và sau này được đổi thành putti, những vị thần Cupid xuất hiện chủ yếu trong các tác phẩm với khung cảnh như trong kinh thánh và thần thoại.
4. Thời kỳ Baroque
Trong thời kỳ Baroque, các nghệ sĩ tiếp tục kết hợp nhiều thần Cupid vào các bức tranh được lấy cảm hứng từ thần thoại. Tuy nhiên, không giống như amorini và putti của thời Phục hưng, các tác phẩm bởi các nghệ sĩ Baroque có phần vui tươi hơn, thần Cupid hiện lên với dáng vẻ tinh nghịch, thay vì dáng vẻ uy nghiêm của một vị thần.
Peter Paul Rubens, ‘The Feast of Venus,’ (1636-1637) (Ảnh: Google Art Project qua Wikimedia Commons)
Chi tiết các vị thần Cupid trong thời kỳ Baroque
Các họa sĩ Rococo tiếp tục đi theo hướng tiếp cận của họa sĩ Baroque. Minh chứng là các tác phẩm với gam màu pastel của danh họa người Pháp François Boucher, một họa sĩ nổi tiếng đã đưa vào một nhóm các vị thần Cupid trong các họa phẩm thần thoại thành công nhất của ông.
François Boucher, ‘The Toilet of Venus,’ 1751 (Ảnh: Metropolitan Museum of Art qua Wikimedia Commons)
6. Thời kỳ tân cổ điển
Mặc dù thần Cupid vẫn rất phổ biến và được khắc họa trong cùng một tác phẩm. Nhưng trái ngược với hội họa Rococo, hội họa Tân Cổ điển chú trọng tới sự hài hòa và vẻ đẹp trần tục. Ở giai đoạn này, họa sĩ tiếp tục đưa vào tranh khá nhiều hình ảnh thần Cupid. Tuy nhiên, về sau, họ đã thay đổi lối tiếp cận và có nhiều thử nghiệm tiên phong mới lạ.
B. Thần Cupid trong các phong cách nghệ thuật
1. Phong trào Hậu Ấn tượng
Một phong cách nghệ thuật hiện đại tiên phong, Chủ nghĩa Hậu ấn tượng đã tạo điều kiện cho lối tiếp cận hội họa mới lạ của họa sĩ Ấn tượng phát triển. Tuy nhiên, không như nghệ thuật cổ điển và thần thoại, các nghệ sĩ Hậu Ấn tượng đã tìm thấy nguồn cảm hứng trong cuộc sống hàng ngày. Mối quan tâm này được thể hiện rõ ràng trong tác phẩm Still Life with Plaster Cupid của Cézanne. Mặc dù tác phẩm này khắc họa một chủ đề quen thuộc, cách thức truyền tải của danh họa là vô cùng mới lạ.
Paul Cézanne, ‘Still Life with Plaster Cupid,’ thập niên 1890. (Ảnh: National useum qua Wikimedia Commons)
2. Phong trào Ấn tượng
Nghệ sĩ theo trường phái Ấn tượng – Edvard Munch đã xây dựng phong cách cá nhân dựa trên cách tiếp cận hiện đại và mới mẻ của những người theo trường phái Hậu ấn tượng. Nổi tiếng với những bức tranh u sầu và đầy tâm trạng, Munch bị chi phối nhiều bởi cảm xúc, tiêu biểu là tác phẩm ‘Cupid and Psyche.’ Với bảng màu đặc biệt của ông cùng với nghệ thuật cách điệu hóa, hình ảnh thần Cupid trong tác phẩm ‘Cupid and Psyche’ khác hoàn toàn với những gì chúng ta từng thấy trước đây, từ vẻ ngoài vui tươi cho đến chiếc cung tên từ lâu đã gắn liền với vị thần Ái tình.
Edvard Munch, ‘Cupid and Psyche,’ 1907. (Ảnh: The Athenaeum qua Wikimedia Commons)
3. Chủ nghĩa Siêu thực
Chủ nghĩa Siêu thực diễn tả nhận thức nghệ thuật bằng cách trình bày các vật thể và sự việc như một giấc mơ. Bởi vậy, không quá ngạc nhiên khi Salvador Dali từng thử nghiệm nhiều với chủ đề thần thoại. Trong tác phẩm ‘Venus with Cupids’, ông tái hiện phong cách gắn liền với hội họa Phục hưng bằng cách phác họa nhiều nhân vật Cupid trên một bức họa phẩm.
Bậc thầy hội họa Pablo Picasso cũng áp dụng mô-típ thần Cupid trong tác phẩm của mình – Musketeer and Amor. Được vẽ với phong cách Siêu thực, bức tranh miêu tả thần Cupid môt cách mơ hồ, chúng ta chỉ có thể nhận ra nhờ mũi tên trên tay và các chi tiết trừu tượng mang hình ảnh đôi cánh.
Pablo Picasso, ‘Musketeer and Amor,’ 1969
4. Nghệ thuật đương đại
Đến nay, thần Cupid vẫn được chào đón trong nghệ thuật đương đại, các nghệ sĩ ngày nay tiếp tục khắc họa hình ảnh vị thần này theo những cách sáng tạo. Tác phẩm điêu khắc ngoài trời ‘Cupid’s Span’ của bộ đôi nghệ sĩ đại chúng Claes Oldenburg và Coosje van Bruggen là minh chứng rõ nét cho điều này. Tác phẩm khắc họa một chiếc cung tên, biểu tượng đặc trưng nhất của thần Cupid.
Qua nhiều lần chuyển mình trong suốt chiều dài lịch sử nghệ thuật với những trào lưu, và phong cách đa dạng, thần Cupid và nghệ thuật chắc chắn là một bộ đôi song hành hoàn hảo.
Biên tập: Thao Lee
Nguồn: mymodernmet