Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad (thứ hai từ trái) thăm một trung tâm nghiên cứu hạt nhân ở Tehran – Ảnh: AFP
Theo Reuters, sau chuyến thanh sát Iran không đem lại kết quả, IAEA công bố báo cáo khẳng định Iran đang đẩy mạnh quá trình làm giàu uranium. Báo cáo cho biết Iran đã tăng số lượng các máy ly tâm làm giàu uranium ở cơ sở hạt nhân Natanz và Fordow. Tehran cũng chuẩn bị lắp đặt thêm hàng ngàn máy ly tâm, giúp rút ngắn thời gian cần thiết để làm giàu uranium, qua đó có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân.
Nhà Trắng cho rằng bản báo cáo của IAEA khẳng định một điều là Iran đang vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Reuters dẫn lời người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia của Nhà Trắng Tommy Vietor nói: “Cùng với việc liên tục cấm cản các thanh sát viên quốc tế, hành động của Iran cho thấy tại sao nước này thất bại trong việc thuyết phục cộng đồng quốc tế rằng chương trình hạt nhân của mình là hòa bình”.
Không bằng chứng
Mỹ tăng cường quân sự ở eo biển Hormuz
Theo AFP, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo sẽ tăng cường sức mạnh quân sự trong và xung quanh eo biển Hormuz để chuẩn bị sẵn sàng cho việc Iran trả đũa quân sự. Lực lượng Mỹ sẽ tăng cường các thiết bị rà phá bom mìn, cải thiện năng lực giám sát quân sự. Lầu Năm Góc cũng muốn điều chỉnh hệ thống vũ khí trên tàu chiến để đối phó với các thuyền tấn công nhỏ của Iran. Động thái của Mỹ làm dấy lên lo ngại Israel sắp tấn công Iran.
Theo AFP, đại sứ của Iran tại IAEA Ali Asghar Soltanieh nhấn mạnh: “Báo cáo cho thấy tất cả hoạt động hạt nhân của Iran đều nằm dưới sự giám sát của IAEA. Nó cho thấy chương trình hạt nhân của Iran mang mục đích hòa bình”. Ông khẳng định Iran sẽ tiếp tục hợp tác với IAEA. Tại Iran, các thanh sát viên IAEA không được phép tiếp cận địa điểm quân sự Prachin. Ông Soltanieh giải thích: “Bất cứ sự tiếp cận nào đến địa điểm này cần phải có một thỏa thuận cụ thể”.
Theo AFP, đại sứ của Iran tại IAEA Ali Asghar Soltanieh nhấn mạnh: “Báo cáo cho thấy tất cả hoạt động hạt nhân của Iran đều nằm dưới sự giám sát của IAEA. Nó cho thấy chương trình hạt nhân của Iran mang mục đích hòa bình”. Ông khẳng định Iran sẽ tiếp tục hợp tác với IAEA. Tại Iran, các thanh sát viên IAEA không được phép tiếp cận địa điểm quân sự Prachin. Ông Soltanieh giải thích: “Bất cứ sự tiếp cận nào đến địa điểm này cần phải có một thỏa thuận cụ thể”.
Báo cáo của IAEA khiến căng thẳng Iran – phương Tây tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, báo New York Times đưa tin hôm qua 25-2, các chuyên gia tình báo Mỹ tiếp tục khẳng định không có bằng chứng vững chắc cho thấy Iran quyết định chế tạo bom hạt nhân. Đánh giá này nhất quán với tài liệu tình báo năm 2007 kết luận Iran đã từ bỏ chương trình hạt nhân của mình từ năm 2003.
Các quan chức tình báo Mỹ cho rằng có thể có một lý giải khác cho hoạt động làm giàu hạt nhân của Iran. Theo đó, Iran muốn gia tăng ảnh hưởng trong khu vực bằng cách mà các nhà phân tích gọi là “sự mơ hồ có chiến lược”. Thay vì chế tạo bom trong thời điểm hiện tại, Iran có thể gia tăng sức mạnh bằng cách tạo ra sự hoài nghi cho các quốc gia khác về tham vọng hạt nhân của mình.
Theo giới phân tích, Pakistan và Ấn Độ từng áp dụng chiến lược tương tự. Cả hai nước này đã thực hiện các chương trình hạt nhân bí mật nhiều thập kỷ trước khi quyết định chế tạo và thử vũ khí hạt nhân vào năm 1998.
Giá dầu tiếp tục tăng
Căng thẳng Iran tiếp tục đẩy giá dầu thô tăng vọt. Theo Bloomberg, ngày 24-2 giá dầu trên thị trường New York vọt lên 109,77 USD/thùng, gần bằng mức đỉnh năm 2011. Nhà phân tích Dan Flynn ở Trung tâm nghiên cứu PFGBest tại Chicago (Mỹ) khẳng định: “Bản báo cáo của IAEA là nguyên nhân của sự tăng giá này”.
Các thị trường dầu đã bắt đầu phản ứng sau khi Iran tuyên bố ngưng bán dầu cho Anh và Pháp. Một số nhà buôn ở châu Âu bắt đầu cắt giảm dần lượng dầu mua của Iran trước lệnh cấm vận của EU có hiệu lực từ ngày 1-7. Một số khách hàng của Iran ở châu Á, trong đó có Trung Quốc, đã giảm lượng dầu nhập từ Iran.
Báo cáo của IAEA làm dấy lên lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu thô. Năm ngoái, Mỹ đã cùng một số nước châu Âu xuất kho 60 triệu thùng dầu để giải quyết tình trạng gián đoạn nguồn cung từ Libya. Theo New York Times, Mỹ đang nghiên cứu phương án mở kho dự trữ. Giá dầu tăng cao đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế châu Âu đang ngập trong nợ nần.
Reuters cho biết Saudi Arabia đã gia tăng lượng dầu xuất của mình trong tuần qua và đang cung cấp hàng bổ sung cho các khách hàng lớn trên thế giới. Saudi Arabia đã xuất hơn 9 triệu thùng dầu trong tuần qua. Con số này chỉ khoảng 7,5 triệu thùng hồi tháng 1-2012. Các khách hàng ở châu Âu cũng đang tìm kiếm nguồn cung từ Iraq, Libya và Nga.