Trong võ thuật Nhật Bản có khá nhiều bộ môn với tên gọi khác nhau và mỗi môn đều có một nét đặc trưng riêng. Võ thuật judo là gì? Bài viết sau sẽ mang đến cho bạn thông tin tổng quát trước khi bắt tay vào theo đuổi bộ môn này.
Một môn võ khá nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay và được dạy ở khắp mọi nơi, dành cho mọi đối tượng chính là Judo. Bộ môn này không đơn thuần chỉ là một môn võ để tự vệ mà đây còn là một nét văn hóa tinh túy đến từ đất nước mặt trời mọc. Nếu bạn đang tìm hiểu judo là gì và có những đặc điểm nổi bật nào thì bài viết này sẽ tổng hợp thông tin giúp cho bạn có cái nhìn tổng quát nhất.
1. Judo là võ gì?
Môn võ Judo
Judo là tên một môn võ có xuất xứ từ Nhật Bản với tên gọi khác là Nhu đạo. Đây là môn võ được sáng lập vào năm 1882 bởi võ sư Kano Jigoro (1860-1938). Nền tảng của Judo là môn võ cổ truyền Jūjitsu (Nhu thuật) của Nhật Bản. Mục đích của môn thể thao này chính là lấy nhu thắng cương nên thay vì dùng binh khí, người ta tận dụng các đòn chém, đòn đâm từ tay và chân để phòng thủ. Trong Judo, các đòn tấn công thường là đòn đè, quật ngã, siết cổ và khóa tay chân.
Trang phục khi tập judo là gì? Võ phục của bộ môn này có màu trắng và màu xanh dương kết hợp với phần đai thắt có màu tương ứng với cấp bậc của môn võ. Thông thường, phần đai thắt của Judo sẽ có chiều dài khoảng 2,5 mét.
2. Những đặc điểm nổi bật của môn võ Judo
Mỗi môn võ đều mang trong mình một đặc điểm riêng và Judo cũng thế. Sau khi đã tìm hiểu khái niệm judo là gì, bạn hãy xem những đặc điểm nổi bật làm nên tên tuổi của bộ môn này.
2.1. Judo hướng đến sự năng động
Những người tập Judo cần phải có đầy đủ sức khỏe và tinh thần thì mới có thể theo học bộ môn này. Những tư thế đứng cùng các động tác nâng đối thủ, quật ngã hay ghìm khống chế sẽ mang đến sự năng động cho người tập.
2.2. Nhu thuật Judo mang trong mình sự đơn giản
Trong võ thuật Judo bao gồm các kỹ thuật có sự kết hợp giữa tinh hoa của những môn võ khác được phát triển bởi các chiến binh samurai. Sau này, võ sư Kano Jigoro đã sáng lập dựa trên nguyên tắc kế thừa và rút gọn. Do đó, các kỹ thuật của bộ môn Judo khá đơn giản và an toàn không phân biệt bất kỳ đối tượng tập luyện nào hay thuộc tầng lớp nào.
2.3. Nguyên tắc cơ bản trong Judo chính là sự dịu dàng
Tuy nghe có vẻ vô lý nhưng điều này thật sự hoàn toàn có cơ sở. Ngày từ cái tên của bộ môn này đã được ghép bởi 2 ký tự, từ “Ju” mang ý nghĩa là sự nhẹ nhàng còn “do” nghĩa là cahcs. Do đó, nguyên tắc của môn võ này có đặc điểm là sự dịu dàng.
2.4. Vừa rèn luyện thể chất, đạo đức vừa nâng cao trí tuệ cùng Judo
Judo vừa rèn luyện thể chất, đạo đức vừa nâng cao trí tuệ
Judo không chỉ là một môn võ mạnh mẽ mà còn là một môn giáo dục thể chất, trí tuệ, đạo đức con người. Các võ sinh khi theo học môn võ này sẽ được học các nguyên tắc về cách sống và đạo đức trong xã hội. Không đơn thuần là một môn võ, Judo là cả một hệ thống di sản, văn hóa và truyền thống rất riêng biệt.
2.5. Ẩn trong bản thân Judo là một ngôn ngữ quốc tế
Judo không chỉ được ưa chuộng ở Nhật Bản mà còn phổ biến ở khá nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, giới trẻ khá ưa chuộng và số lượng người tham gia học môn võ này cũng khá đông. Do đó, Judo cũng có thể được coi là một ngôn ngữ quốc tế.
3. Những lợi ích về thể chất và tinh thần của Judo là gì?
Bộ môn võ thuật Judo sẽ tác động lên toàn bộ cơ thể một cách mạnh mẽ. Đây là bộ môn giúp tăng cường sự phối hợp, sự tập trung và lòng tự trọng cho người luyện tập. Ngoài ra, Judo giúp thúc đẩy lòng chính trực cùng sự tôn trọng của chính mình và cả của người khác.
3.1. Lợi ích về thể chất
Judo hỗ trợ giữ dáng hiệu quả
-
Tập Judo có tác dụng đốt cháy calorie hỗ trợ quá trình giảm cân và giữ dáng, kích hoạt quá trình trao đổi chất.
-
Về mặt hô hấp, Judo sẽ dạy bạn thở tốt hơn, tập trung vào các nhịp điệu của hơi thở, tối ưu hóa sự thông khí của phổi, làm giảm những tình trạng khó thở liên quan đến hệ hô hấp, chẳng hạn như bệnh hen suyễn.
-
Khả năng thúc đẩy quá trình lưu thông máu tốt khi tập Judo sẽ giúp cải thiện chức năng hệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.
-
Võ thuật Judo cũng có liên quan đến việc cải thiện sự cân bằng cơ thể, sự linh hoạt của khớp xương và độ đàn hồi của cơ, giảm đi những phiền toái có liên quan đến những bệnh lý khác, ví dụ như viêm khớp.
-
Điều chỉnh chức năng của hệ tiêu hóa, tăng cường sức mạnh cho các cơ quan quan trọng như tuyến tụy và gan, tạo điều kiện thuận lợi cho nhu động ruột.
-
Cải thiện hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ và tăng khả năng giúp bạn chống lại các cơn đau.
3.2. Lợi ích về tinh thần
-
Luyện tập Judo sẽ tối ưu hóa khả năng vận động tâm lý, cho phép người tập đạt được sự cân bằng cả về tinh thần lẫn về thể chất, thúc đẩy sự phát triển toàn cơ thể.
-
Nhu thuật Judo chính là một môi trường tuyệt vời để bạn học được cách tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác, vượt lên sự nhút nhát và kiểm soát sự hung hăng của bản thân.
-
Ở những người nhút nhát, Judo giúp họ vượt qua chướng ngại tiếp xúc với người khác, tăng lòng tin vào khả năng của bản thân.
-
Giải phóng các năng lượng tiêu cực, tăng khả năng chịu đựng sự thất vọng.
-
Tăng lòng tự trọng, sự tự tin vào bản thân, thúc đẩy sự hài hước và lạc quan.
-
Tăng cường sự tập trung, giữ được bình tĩnh trong những lúc khó khăn nhất.
4. Những cấp bậc và đai trong bộ môn Judo
Có 10 cấp bậc và 6 màu đai trong bộ môn Judo
Để phân loại năng lực của người học Judo, người ta đã sử dụng hệ thống các cấp bậc và màu đai với 10 cấp bậc cùng 6 màu sắc đai khác nhau bao gồm:
-
Cấp 6: Đai trắng
-
Cấp 5: Đai vàng
-
Cấp 4: Đai cam
-
Cấp 3: Đai xanh lá cây
-
Cấp 2: Đai xanh lam
-
Cấp 1: Đai nâu
-
Từ 1 đẳng đến 5 đẳng thì đai sẽ có các vạch màu trắng
-
Từ 6 đẳng đến 8 đẳng thì đai sẽ có các đoạn đỏ và trắng
-
Từ 9 đẳng đến 10 đẳng thì đai sẽ là màu đỏ
Từ cấp 1 đến cấp 5 tức đai vàng đến đai nâu thì các cuộc thi đấu sẽ được tổ chức ở ngay phòng tập của các võ sinh và võ sư sẽ là người trực tiếp dạy cũng như quyết định thăng cấp. Riêng đối với đai có cấp bậc màu nâu lên màu đen thì các võ sinh cần trực tiếp tiến hành thi đấu trước hội đồng thi có uy tín để được đánh giá một cách chính xác, khách quan nhất. Sau đó, hội động sẽ quyết định có thăng cấp cho võ sinh hay không.
5. Hệ thống đòn thế trong môn võ Judo
Trong bộ môn Judo có hai nhóm đòn chính, chúng bao gồm nhóm kỹ thuật khống chế hay khóa, siết đối phương có tên là Katame waza và nhóm vật, ném đối thủ tên là Nage waza.
5.1. Những kỹ thuật để khống chế hay khóa, siết đối phương Katame waza
Katame waza có các kỹ thuật là:
-
Katame-waza: Khống chế/khóa siết khiến cơ thể đối phương không thể động đậy.
-
Osaekomi waza: Nhóm đòn đè là nhóm đòn quan trọng nhất.
-
Shime waza: Nhóm đòn siết cổ
-
Kansetsu waza: Nhóm đòn khóa bẻ khớp
5.2. Những kỹ thuật giúp vật, ném đối thủ Nage waza
Những kỹ thuật giúp vật, ném đối thủ Nage waza
Nhóm kỹ thuật Nage waza với hơn 60 đòn đánh có tác dụng quật ngã đối phương. Người ta chia nhóm này thành 2 nhóm đòn chính bao gồm nhóm đòn đứng và nhóm đòn hy sinh. Trong đó, nhóm đòn đứng sẽ bao gồm những bộ đòn:
-
Tewaza: Nhóm đòn tay
-
Ashi waza: Nhóm đòn chân
-
Koshi waza: Nhóm đòn hông
Nhóm đòn hy sinh Sutemi waza bao gồm các bộ đòn:
-
Matsumi waza: Nhóm đòn hy sinh ngã sau
-
Yokotsutemi waza: Nhóm đòn hy sinh ngã nghiêng
6. Luật thi đấu võ Judo chuẩn xác nhất
Vào trước trận đấu đầu tiên của mỗi buổi, bao gồm sáng, chiều, tối thì trọng tài sẽ đứng giữa hai giám biên, cả ba người phải cùng tiến lại gần diện tích an toàn và đứng ở vị trí chính giữa, đối xứng nhau để thực hiện lần chào đầu tiên. Sau khi chào, trọng tài cùng các giám biên bước tới ranh giới của “vùng nguy hiểm” rồi thực hiện một lần chào khác. Khi đã bước một bước tới trước trên diện tích nguy hiểm thì mọi người chào lẫn nhau, hai giám biên phải đứng đối mặt với nhau, tiếp theo thì đi về vị trí của mình.
Sau khi trận đấu đã chấm dứt, trọng tài và giám biên cần hoán đổi vai trò của mình bằng cách tiến lại gần nhau trên diện tích nguy hiểm và chào nhau, sau đó đi chéo nhau về vị trí mới của mình, trọng tài giữ nhiệm vụ ở bên trong và giám biên giữ nhiệm vụ ở bên ngoài.
Thời gian thi đấu được quy định trong Điều lệ thi đấu của giải. Đối với nam và nữ thì thời gian thi đấu chính thức đều là 5 phút. Thời gian chính thức của trận đấu sẽ được chấm dứt bằng cách báo cho trọng tài bởi một tiếng chuông hoặc một dụng cụ kêu vang đủ lớn để cho dù bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của khán giả thì vẫn có thể nghe được.
7. Những điều mà người học võ Judo cần tâm niệm
Mục tiêu của người học Judo là Nhân – Trí – Dũng
Mỗi võ sinh Judo cần biết mục tiêu theo đuổi của mình là Nhân – Trí – Dũng cùng những điều cần tâm niệm sau:
-
Tôn trọng nội quy, kỷ luật của nhà trường.
-
Luôn kính thầy yêu bạn, biết bênh vực người yếu đuối.
-
Tôn trọng các bạn trong những môn phái võ nghệ khác.
-
Tuyệt đối không được thách đấu với bất kỳ ai ngoài những trận đấu giao hữu.
-
Thắng không kiêu, bại không nản, lúc nào cũng phải giữ tâm thế bình tĩnh.
-
Chỉ được tự vệ trong những trường hợp bị tấn công và luôn dung thứ người bị thất thế.
-
Luôn tự giác rèn luyện để thân thể khỏe mạnh, tư tưởng trong sạch ngay thẳng khoan dung, có tính nhẫn nhục, kiên trì, nhu hòa.
-
Ngoảnh mặt đi khi nghe lời nói tư lợi, khi nghe bàn đến việc công thì băng mình tới.
-
Thà rằng phải chịu thiệt hại còn hơn là làm điều hèn nhát, bất công.
8. Một số nghi thức khi tập luyện võ thuật Judo
Nghi thức chào nhau trong Judo
Một nghi thức bắt buộc khi bạn tập luyện Judo mà mọi môn sinh phải ghi nhớ chính là chào hỏi. Khi bắt đầu và kết thúc buổi học thì sẽ diễn ra nghi thức này với việc võ sinh chào quỳ tổ sư và huấn luyện viên để bày tỏ lòng kính trọng.
Thời điểm trước và sau khi bước vào thi đấu hoặc tập luyện, võ sinh đều phải chào nhau nhưng chỉ cần thực hiện tư thế đứng chào, không cần quỳ.
Judo đã được chính phủ Nhật bản xem như quốc võ với sự phổ biến rộng khắp trên thế giới. Đến năm 1964, môn võ Nhu thuật Judo đã có mặt tại Olympic Tokyo. Hy vọng rằng bài viết này đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất để giải đáp thắc mắc Judo là gì cùng luật thi đấu và các kỹ thuật của nó. Chúc bạn sớm tìm được một môn võ phù hợp và sớm khổ luyện thành tài.
Đối với những người mới luyện tập võ việc khởi động và rèn luyện đều đặn thể dục là không thể thiếu. Chúng tôi giới thiệu đến các bạn các thiết bị thể thao như: xe đạp tập, may chay bo giúp các bạn có những bài khởi động nhẹ nhàng theo từng cấp độ cũng như có thể tự thực hiện ngay tại nhà. Đối với những bạn vừa bắt đầu học sẽ dễ gặp tình trạng các cơ bị nhức mỏi do chưa thích nghi kịp. Trong trường hợp này, các bạn hãy sử dụng ghế massage để giúp các cơ được giãn ra và nghỉ ngơi nhé!
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Judo là võ gì?
Judo là tên một môn võ có xuất xứ từ Nhật Bản với tên gọi khác là Nhu đạo. Đây là môn võ được sáng lập vào năm 1882 bởi võ sư Kano Jigoro (1860-1938). Nền tảng của Judo là môn võ cổ truyền Jūjitsu (Nhu thuật) của Nhật Bản. Mục đích của môn thể thao này chính là lấy nhu thắng cương nên thay vì dùng binh khí, người ta tận dụng các đòn chém, đòn đâm từ tay và chân để phòng thủ.
Những đặc điểm nổi bật của môn võ Judo là gì?
Judo hướng đến sự năng động, đơn giản, dịu dàng, vừa rèn luyện thể chất, đạo đức vừa nâng cao trí tuệ.
Những lợi ích về thể chất và tinh thần của Judo là gì?
Tập Judo có tác dụng đốt cháy calorie hỗ trợ quá trình giảm cân, cải thiện hệ hô hấp, cải thiện sự cân bằng cơ thể, cải thiện hệ thần kinh, tối ưu hóa khả năng vận động tâm lý, giải phóng các năng lượng tiêu cực, tăng cường sự tập trung.
Có bao nhiêu cấp bậc và đai trong Judo?
Để phân loại năng lực của người học Judo, người ta đã sử dụng hệ thống các cấp bậc và màu đai với 10 cấp bậc cùng 6 màu sắc đai khác nhau.
Trẻ em có tập Judo được không?
Hoàn toàn được.Trong võ thuật Judo bao gồm các kỹ thuật có sự kết hợp giữa tinh hoa của những môn võ khác được phát triển bởi các chiến binh samurai. Sau này, võ sư Kano Jigoro đã sáng lập dựa trên nguyên tắc kế thừa và rút gọn. Do đó, các kỹ thuật của bộ môn Judo khá đơn giản và an toàn không phân biệt bất kỳ đối tượng tập luyện nào hay thuộc tầng lớp nào.