KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP, ĐÀO TẠO DƯỚI 03 THÁNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NINH NĂM 2022
Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển
nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao
động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg
ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo
trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng”; căn cứ Thông tư số
44/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội “Hướng
dẫn chính sách đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt
tù”.
Theo đề nghị của Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội tại Tờ trình số 204/TTr-LĐTBXH ngày 170/01/2022, Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022 , như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
– Bảo đảm thực hiện công bằng xã hội
về cơ hội học nghề đối với lao động là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết
tật, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng,
người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia
đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm,
ngư dân, người chấp hành xong án phạt tù. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các lớp
đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động.
– Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới.
– Khuyến khích, huy động và tạo điều
kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động là phụ nữ, lao động nông
thôn, người khuyết tật, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo,
người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ
bị mất việc làm, ngư dân, người chấp hành xong án phạt tù.
2. Yêu cầu
– Đào tạo nghề gắn với chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và chương trình công tác năm
2022 của Tỉnh.
– Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo
và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia học nghề phù hợp với
trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.
– Đối tượng được hỗ trợ đào tạo phải
đảm bảo đúng điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016
của Bộ Tài chính “Quy định quản lý và
sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng”.
– Thực hiện hoàn thành, có hiệu quả
chỉ tiêu kế hoạch năm 2022.
– Học viên sau khi học xong các khóa
đào tạo phải thực hiện được kỹ năng nghề theo mục tiêu
chương trình đào tạo đã được phê duyệt.
– Cơ sở tham gia đào tạo được cấp giấy
chứng nhận hoạt động giáo dục nghề nghiệp và có đủ điều kiện về đội ngũ giáo
viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo khi tổ chức các lớp học tại địa phương.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo
nghề, tạo điều kiện cho người lao động được tham gia học nghề với sự hỗ trợ của
Nhà nước nhằm tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề, đáp ứng yêu cầu phục vụ
phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, góp phần thực hiện hiệu quả tái cơ
cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
2. Mục tiêu cụ thể
– Hỗ trợ đào tạo
nghề cho 1.745 lao động là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật, người
thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân
tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị
thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân,
người chấp hành xong án phạt tù ở trình độ đào tạo sơ cấp, đào tạo dưới 03
tháng, phục vụ nhu cầu tuyển dụng lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoặc tự tạo việc làm để phát triển kinh tế hộ
gia đình.
– Đảm bảo tỷ lệ lao động phát huy được
hiệu quả sau đào tạo đạt tối thiểu từ 80% trở lên.
– Có ít nhất 40% trở lên lao động là
nữ được hỗ trợ học nghề trên tổng số người được hỗ trợ học nghề.
– Đối với các lớp đào tạo nghề nông
nghiệp, đào tạo với tỷ lệ khoảng: 20% cho lao động ở các doanh nghiệp nông nghiệp;
30% cho thành viên hợp tác xã, trang trại, lao động thực
hiện các dự án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và 50% cho an sinh xã hội.
– Chỉ tiêu kế hoạch hỗ trợ lao động
là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật, người thuộc diện được hưởng
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp,
đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân, người
chấp hành xong án phạt tù được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03
tháng giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố:
TT
Đơn vị
Chỉ tiêu hỗ trợ đao tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03
tháng năm 2022
(Người)
1
UBND thành phố
Hạ Long
80
2
UBND thành phố
Móng Cái
105
3
UBND thành phố
Uông Bí
70
4
UBND thành phố
Cẩm Phả
173
5
UBND thị xã Quảng
Yên
207
6
UBND thị xã
Đông Triều
240
7
UBND huyện Vân
Đồn
108
8
UBND huyện Tiên
Yên
217
9
UBND huyện Ba
Chẽ
80
10
UBND huyện Bình
Liêu
160
11
UBND huyện Hải
Hà
105
12
UBND huyện Đầm
Hà
165
13
UBND huyện Cô
Tô
35
Cộng
1.745