Kem phô mai là gì?
Tương tự: Cream Cheese
Cream Cheese theo cách người Việt gọi là kem phô mai. Phô mai (Cheese) là một sản phẩm làm từ sữa chứa hàm lượng protein và chất béo cao. Các loại sữa dùng để làm phô mai thường là sữa động vật như cừu, bò, dê… Từ 4000 năm trước, con người đã biết cách làm ra phô mai và sử dụng chúng làm nguyên liệu để chế biến món ăn, làm bánh, hoặc dùng kèm bánh mỳ, pha thức uống…
Tương tự: Cream Cheese
Cream Cheese là một trong những loại phô mai phổ biến sử dụng nhiều trong các công thức nấu ăn, làm bánh nhằm để tăng thêm hương vị thơm ngon, béo ngậy cho món ăn. Kem phô mai thường có màu trắng hoặc kem, vị chua chua, mặn mặn dìu nhẹ. Thành phần chủ yếu của kem phô mai là protein và chất béo từ sữa. Vì vậy, món này có vị béo đặc trưng và rất được các bé yêu thích.
Thành phần dinh dưỡng
Cream Cheese là một loại phô mai rất đặc biệt, chúng không chỉ có các thành phần dinh dưỡng tương tự các loại sữa mà còn chứa nhiều thành phần khác. Trong Cream Cheese gồm nhiều thành phần như sữa tiệt trùng, kem, muối, men vi sinh, chất ổn định thực phẩm, chất béo chiếm khoảng 31,8 – 38,8%. Ngoài ra, Cream Cheese cung cấp một hàm lượng natri, protein, canxi và chất xơ đáng kể cho cơ thể con người.
Những loại Cream Cheese phổ biến
Hai loại kem phô mai phổ biến và được nhiều người ưa chuộng nhất là Philadelphia và Anchor. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hai loại này được bán rộng rãi tại các siêu thị lớn, cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh.
Công dụng
Làm bánh: Với đặc tính của một loại phô mai thơm ngon, béo ngậy nên sử dụng Cream Cheese vào nấu nướng giúp các món ăn mang mùi vị thơm ngon hơn rất nhiều, đặc biệt là với các công thức bánh. Những món bánh quen thuộc như Cheesecake (bánh phô mai) thơm mềm, bánh Cheese Souffle, Red Velvet, bánh cà rốt hay món bánh Cherry Cheesecake Bars (bánh phô mai anh đào)… nhờ có cream cheese mà trở nên hấp dẫn hơn nhiều lần. Với hương thơm và độ béo cao, cream cheese làm cho món bánh mềm thơm hơn nhưng lại không quá ngấy. Ngoài ra, các thợ làm bánh cũng thường sử dụng loại phô mai này để ăn tươi cùng với bánh mì hoặc sử dụng để làm phần kem phủ trang trí bánh kem.
Nấu ăn: Không những chỉ sử dụng để làm bánh mà Cream Cheese còn được dùng trong một số công thức chế biến món ăn, có thể kể đến các món ăn cực hấp dẫn như: Cá hồi hun khói và bánh hành, Bánh mỳ nướng phết xốt kem trái cây ăn kèm với dâu tây nướng, Pho mát trộn thảo mộc, Cream cheese và gà nhồi cà chua khô, Rau chân vịt, thịt nguội và trứng tráng phomat kem, Gà tây cuốn giá đỗ và quả óc chó, Bánh waffle xốt cream cheese và anh đào…
Cách làm Cream Cheese tại nhà
Nếu không thích mua Cream Cheese có sẵn tại cửa hàng, bạn có thể tự làm tại nhà để đảm bảo chất lượng theo công thức sau:
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- 1 lít sữa tươi có đường
- 2 hộp sữa chua Vinamilk
- 1 cái khăn xô trẻ em.
Cách làm:
Cho 1 lít sữa tươi có đường vào một nồi nhỏ. Sau đó, cho lên bếp đun với lửa lo trong khoảng 5 – 7 phút, đủ để sữa ấm và không sôi. Khi sữa đã ấm, bạn cho 2 hộp sữa chua vào khuấy đều.
Khi sữa chua hòa tan hoàn toàn vào sữa tươi có đường thì bạn tắt bếp và trút hết vào một âu hoặc bình thủy tinh sạch rồi đậy kín nắp.
Cho nước vào nồi cơm hoặc thùng xốp theo tỉ lệ 1 lạnh: 2 nóng rồi đặt âu hoặc bình thủy tinh có chứa hỗn hợp sữa và sữa tươi vừa thu được vào ủ trong thời gian từ 5 – 7 tiếng, đợi đến khi hỗn hợp đông lại thành sữa chua.
Múc hỗn hợp này vào chiếc khăn xô và bọc kín, dùng dây buộc khăn xô lên cao, đặt một âu nhỏ phía dưới để đứng nước từ khăn giọt ra – đây chính là Cream Cheese.
Bạn để hỗn hợp giọt trong khoảng chừng 7 – 8 tiếng là Cream Cheese trong khăn xô chảy ra hết. Lúc này, bạn có thể đem đi sử dụng ngay.
Cách làm Cream Cheese tuy hơi mất thời gian nhưng cách thực hiện lại không quá phức tạp nên bạn có thể tự làm tại nhà, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo chất lượng.
Cách bảo quản
Là một sản phẩm được làm từ thành phần chính là sữa, Cream Cheese cần được bảo quản đúng cách để tránh làm biến đổi tính chất ảnh hưởng đến chất lượng và đặc biệt là một số loại phô mai khi biến đổi tính chất sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Khi cắt phô mai bạn nên dùng dao sạch để hạn chế vi khuẩn bám vào thực phẩm và sinh sôi. Tốt nhất khi cắt nên nhúng dao qua nước nóng giúp lát cắt đẹp hơn và diệt khuẩn.
Cách thứ 2 khi cắt phô mai bạn có thể bọc màng thực phẩm vào lưỡi dao cắt và sau khi cắt cũng tiếp tục bọc màng áp sát thực phẩm để hạn chế vi khuẩn tiếp xúc.
Bạn đã lấy đủ lượng phô mai cần dùng thì tiếp tục đóng gói, bảo quản phô mai tránh gió và cho vào ngắn mát tủ lạnh.
Người đăng: chiu
Time: 2021-10-08 16:40:05