Kem xả khác gì dầu xả và những “hiểu lầm” to đùng khi sử dụng sẽ được chuyên gia Be Nature giải mã trong bài viết hôm nay. Lướt xuống và theo dõi để “gom nhặt” bí kíp chăm sóc và dưỡng tóc an toàn.
Kem xả khác gì dầu xả? Phân biệt dầu xả và kem ủ
Giải mã cụ thể, chính xác và rõ ràng về 3 khái niệm: kem xả – dầu xả và kem ủ. Hiểu sản phẩm, dùng sản phẩm và bảo vệ tóc mây từ hôm nay cùng Be Nature!
Kem xả khác gì dầu xả?
Trên thực thế, kem xả hay còn gọi là dầu xả. Hai khái niệm khác nhau về từ ngữ và dùng chung cho cùng một loại sản phẩm.
Dầu xả là dưỡng chất có khả năng thấm sâu vào lõi tóc. Từ đó nuôi dưỡng và lưu giữ giúp tóc chắc khỏe từ bên trong. Đồng thời, khôi phục sự mềm mượt, giúp tóc vào nếp, tăng độ đàn hồi và phục hồi tóc hư tổn.
Hiện nay, trên thị trường dầu xả có nhiều dạng như: gel, lỏng sệt, sữa dưỡng, xịt mỏng và dạng kem. Kem xả và dầu xả đơn thuần là dạng khác nhau về chất nhưng giống nhau ở thành phần và công dụng.
Với “cơ chế” thông minh, kem xả (dầu xả) có hiệu quả giúp “thu giữ” những gốc gây hại trên tóc. Khiến các “vết nứt” do tổn thương gây ra không thể phát triển. Từ đó, chống rụng và nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh mà không gây bết rít, bít tắc da đầu hay làm nặng tóc.
Sản phẩm thường được sử dụng trước hoặc sau khi gội đầu. Bởi khác với dầu gội chứa nhiều SLS (một chất tẩy rửa), dầu xả an toàn và được sử dụng thường xuyên hơn.
Xem thêm dầu gội thảo mộc natural beauty
Dầu xả và kem ủ khác hay giống nhau?
Lướt qua câu hỏi: kem xả khác gì dầu xả? và phân biệt rạch ròi hai khái niệm cũng “gây lẫn” không kém!
5 Điểm khác nhau giữa dầu xả (kem xả) và kem ủ:
Về đặc điểm: Kem xả là loại dưỡng tóc màu trắng đục; dạng kem, lỏng sệt… Được thiết kế theo loại chai cầm, tuýp hoặc gói tiện dụng. Kem ủ thường có 2 màu quen thuộc là trắng đục hoặc vàng nhạt, chất kem đặc hơn rất nhiều so với dầu xả. Được sản xuất dưới dạng hũ và chưa từng xuất hiện dạng bao bì như dầu gội.
Về thời gian sử dụng: có thể nói dầu xả có ưu điểm vượt trội hơn nhiều nhờ thời gian sử dụng. Bạn chỉ cần mất từ 5-10 để xả tóc. Nhưng phải mất đến 30 phút – 1 tiếng cho việc ủ tóc.
Về công dụng: Dầu xả có tác dụng ngay lập tức, tóc vào nếp và có cảm giác suôn mượt. Nhưng chỉ duy trì từ 1-2 ngày sau khi sử dụng tùy thuộc vào tình trạng của tóc. Ngược lại, kem ủ có thời gian sử dụng lâu nhưng có được hiệu quả phục hồi tốt hơn.
Về mật độ sử dụng: Bạn có thể sử dụng dầu xả thường xuyên hàng ngày. Tuy nhiên với kem ủ, chỉ nên dùng 1 lần/tuần.
Về giá cả: dầu xả có giá hợp lý và phù hợp với túi tiền của nhiều phụ nữ Việt. Ngược lại, kem ủ hơi “kén” người dùng vì có giá thành cao hơn.
Tìm hiểu thêm cách gội đầu thơm như ở tiệm
Những lưu ý cần biết khi sử dụng dầu xả
Xả tóc vốn là bước làm đẹp quen thuộc nhưng chưa hẳn bạn đã thực hiện đúng. Theo dõi phần tiếp theo của bài viết và khám phá những gì chưa rõ còn “sót lại” về sản phẩm này, bạn nhé!
Nên dùng dầu xả hay kem ủ trước?
Nếu phải đặt lên bàn cân để so sánh về công dụng của dầu xả và kem ủ. Có thể dùng cụm từ “kẻ tám lạng, người nửa cân” để diễn tả. Bởi khá khó để nói về sự chênh lệch giữa chúng.
Vậy nên, tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu, tình trạng tóc và điều kiện tài chính mỗi người. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp!
Tuy nhiên, để chăm sóc tóc toàn diện, các bạn có thể sử dụng kết hợp cả 2. Để tiết kiệm thời gian, bạn nên dùng dầu xả cho những lần gội đầu trong tuần để nuôi dưỡng và giúp tóc mềm mượt, vào nếp.
Những ngày cuối tuần với khoảng thời gian riêng tư thuộc về mình, bạn có thể thư giãn bằng việc sử dụng kem ủ.
Không nên sử dụng cùng lúc 2 sản phẩm trong cùng 1 lần gội. Bởi xét về công dụng, cả hai đều có công dụng chính là giúp tóc đàn hồi, suôn mượt và phục hồi hư tổn…
Cách dùng kem xả tóc chuẩn salon
Dưỡng tóc đúng cách với 5 bước khi sử dụng dầu xả phục hồi tóc xơ rối, chẻ ngọn:
Bước 1: Làm sạch da đầu và chân tóc bằng dầu gội.
Trong trường hợp, tóc hư tổn nặng, không vào nếp, dễ rối. Nên chải tóc trước khi gội đầu và xả tóc trước khi tiến hành gội đầu.
Bước 2: Xả tóc bằng nước sạch.
Bước 3: Cho một lượng dầu xả vừa đủ vào lòng bàn tay và thoa đều lên thân tóc. Đừng lầm tưởng rằng, sử dụng lượng dầu xả thật nhiều giúp nhân đôi hiệu quả sản phẩm.
Bước 4: Ủ tóc từ 5-10 phút.
Bước 5: Xả lại bằng nước sạch (không nên xả quá kỹ).
Hai lầm tưởng lớn nhất khi sử dụng dầu xả dưỡng tóc:
- Một là, da đầu nhờn gàu thì không dùng dầu xả. Hướng dẫn sử dụng của mọi loại dầu xả là thoa lên thân tóc, không phải da đầu. Do đó, ngay cả khi bị gàu, bạn vẫn nên sử dụng sản phẩm để chăm sóc và dưỡng tóc khỏe mạnh.
- Hai là, dầu xả nào cũng như nhau. Cũng giống như dầu gội, mỗi loại dầu xả sẽ có những thành phần và công dụng riêng biệt.
Vì thế, nếu không mong muốn tóc mây “bội thực” hoặc “đói” dưỡng chất. Hãy cân nhắc và lựa chọn đúng loại dầu xả mà tóc bạn đang cần. Chọn mua dầu xả và kem xả Natural Beauty thêm yêu và nâng niu sắc Việt!
Lời kết
Hy vọng những thông tin có trong bài viết “Kem xả khác gì dầu xả? Cách dùng kem xả tóc an toàn và hiệu quả!” Giúp bạn hiểu rõ hơn về dầu xả (kem xả) và kem ủ.
Từ đó, chọn được sản phẩm phù hợp với tóc. Để sở hữu mái tóc đẹp bồng bềnh, nhẹ nhàng như mây!
Gia nhập vào thế giới làm đẹp tự nhiên với dầu xả Be Nature. Chỉ 170K/chai 300ml!