Tóm tắt
Các loại kẹo cao su
Kẹo cao su có đường (Sugar-containing gum)
Đường đôi sucrose là loại thường được sử dụng trong sản xuất kẹo cao su. Những vi khuẩn trong miệng (đặc biệt là S.mutans và Lactobacillus spp.) thông qua chuyển hóa đường và carbohyrate sẽ sinh ra a-xít và hình thành mảng bám, tạo điều kiện gây khử khoáng men răng và hình thành sâu răng.
Khả năng gây sâu răng của kẹo cao su có đường còn phụ thuộc vào tính nhất quán, thời gian lưu giữ trong miệng, tần suất nhai, trình tự tiêu thụ – ví dụ, việc nhai kẹo cao su có đường trước khi ăn làm giảm sản xuất axit gây ít sâu răng hơn là nhai sau khi ăn.
Kẹo cao su không đường (Sugar-free gum)
Kẹo cao su “không đường” có nghĩa là kẹo chứa ít hơn 0,5 g đường trong mỗi viên/tép kẹo.
Để thay thế cho đường và tạo độ ngọt cho kẹo, người ta sử dụng các chất làm ngọt cường độ cao như acesulfame-K, aspartame, neotame, saccharin, sucralose hoặc stevia hoặc các loại dẫn xuất rượu của đường như erythritol, isomalt, maltitol, mannitol, sorbitol, hoặc xylitol. Những chất làm ngọt này không gây sâu răng, vì chúng được chuyển hóa chậm hoặc không bị chuyển hóa bởi vi khuẩn gây sâu răng.
Các chất làm ngọt nói trên chứa ít calo hơn đường, nhưng theo báo cáo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA – U.S. Food and Drug Administration), aspartame và tất cả các dẫn xuất rượu của đường được coi như chất làm ngọt có dinh dưỡng vì có calo nhiều hơn 2% so với trong lượng đường tương đương.
Các loại kẹo cao su khác
Trong điều trị y và nha khoa, các kẹo cao su chứa thuốc có lợi thế hơn so với thuốc viên như có thể dùng không cần uống nước, dùng mọi lúc, mọi nơi, được bảo vệ khỏi tác nhân ô-xy hóa, ánh sáng và nước, tránh việc chuyển hóa thuốc qua đường tiêu hóa. Vì vậy giảm tác động xấu đến chức năng gan.
Một số kẹo cao su dùng trong điều trị nha khoa chứa các tác nhân hỗ trợ điều trị sau
Kẹo cao su chứa
flour
Thay thế cho nước súc miệng và viên flour ở
-
Trẻ bị sâu răng lan nhanh
-
Trẻ sống ở khu vực flour hóa nước máy thấp hơn 0.7 mgF/l hoặc không có muối Flour hóa.
-
Người lớn có nguy cơ sâu răng cao và/hoặc bị giảm tiết nước bọt.
-
Người lớn bị mài mòn men răng.
Kẹo cao su chứa
Chlorhexidine (CHX)
Chỉ định:
-
BN có nguy cơ sâu răng cao, đặc biệt ở những trường hợp giảm tiết tuyến nước bọt và bị khô miệng
-
BN đang điều trị bệnh lý nha chu trong pha duy trì khi vệ sinh răng miệng (VSRM) cơ học như chải răng, dùng chỉ nha khoa, lấy vôi răng,… không hiệu quả.
-
Viêm nhiễm khoang miệng hay cổ họng.
-
Những người tạm thời không thể VSRM cơ học.
Ưu điểm so với dạng dung dịch súc
-
Ít đắng miệng hơn, ít gây đổi màu răng.
-
Lượng CHX lan truyền trong khoang miệng toàn diện hơn.
-
Lưu giữ trong miệng lâu hơn.
-
Dễ dàng mang đi hơn.
Kẹo cao su chứa
Men (Enzymes)
Chưa có nghiên cứu lâm sàng chứng thực
,
nhưng một số loại enzymes đươc cho là có khả năng như kháng khuẩn, ngăn chặn hình thành mảng bám giúp giảm tình trạng chảy máu nướu, hơi thở có mùi và mảng bám; làm trắng răng nhờ tác động làm sạch mảng bám.
Kẹo cao su chứa
muối khoáng
Muối khoáng chứa can-xi vào phốt-pho
-
Tăng khả năng trung hoà pH miệng và pH mảng bám
-
Giảm tác động khử khoáng men răng của mảng bám.
Kẹo cao su chứa
Carbamide
Giúp trung hòa a-xít trong mảng bám tốt hơn muối khoáng nhờ tác động của enzyme urease làm tăng pH mảng bám và ngăn ngừa quá trình mài mòn răng
Chỉ định
-
Người có nguy cơ sâu răng cao.
-
Người bị giảm tiết nước bọt.
-
Các chứng bệnh gây trào ngược: trào ngược dạ dày thực quản, biếng ăn, thèm ăn.
-
Người bị mòn mô răng do chế độ ăn uống.
-
Ăn thức ăn chứa a-xít hoặc chứa nhiều đường và không có điều kiện VSRM cơ học.
Kẹo cao su chứa
Muối kim loại
Chứa muối kẽm giúp cải thiện tình trạng hôi miệng.
Tác động của kẹo cao su đến răng miệng
Kẹo cao su giúp kích thích tăng lượng nước bọt
Lượng nước bọt khi không có kích thích ở người bình thường là 0.3-0.4mL/phút.
Những hoạt động kích thích cơ học như ăn, nhai ảnh hưởng đến lượng nước bọt được tiết ra. Việc nhai kẹo cao su không đường sẽ làm tăng lưu lượng nước bọt đặc biệt khi sử dụng kẹo cao su không đường có hương vị, do hương vị đóng vai trò như một yếu tố kích thích tiết nước bọt.
Nước bọt được kích thích tiết ra giúp bảo vệ răng khỏi bị mài mòn hóa học thông qua nhiều cơ chế.
Men răng dễ bị hòa tan ở giá trị pH 5.5. Tuy nhiên, một số loại kẹo cao su làm pH mảng bám giảm thấp hơn giá trị này như kẹo cao su có đường hoặc kẹo cao su có thành phần a-xít citrid tạo vị chua. Khi pH của mảng bám giảm xuống dưới giá trị 5.5, quá trình khử khoáng men răng xảy ra và có thể hình thành sâu răng.
Sơ đồ trên cho thấy pH dưới 5.5 sẽ gây khử khoáng và làm mòn men răng.
Việc nhai kẹo cao su không đường có thể giúp trung hoà nhanh axit đưa pH về giá trị bình thường.
(Sugar free chewing gum | Oral Health Foundation (dentalhealth.org)- https://www.dentalhealth.org/sugar-free-chewing-gum)
Lượng nước bọt tiết ra từ việc nhai kẹo cao su đóng vai trò như chất đệm giúp trung hòa a-xít. Trong khi lượng nước bọt khi không có hoạt động kích thích không có khả năng đệm a-xít mạnh mẽ, nước bọt do kích thích chứa một lượng những chất giúp tăng khả năng đệm (gồm protein, natri, canxi, chloride và bicarbonate). Bên cạnh đó, nước bọt còn giúp hình thành màng protein trên men răng – bảo vệ răng khỏi sự mòn hóa học và rửa trôi a-xít cùng với những carbohydrate lên men, trước khi vi khuẩn có thể phân giải chúng và gây sâu răng.
Cơ chế kích thích tăng tiết nước bọt ở trên của kẹo cao su đã giải thích cho kết quả trong thử nghiệm lâm sàng: nguy cơ sâu răng giảm đáng kể ở những cá thể nhai kẹo cao su không đường trong vòng 20 phút sau bữa ăn.
Những tác dụng khác của kẹo cao su
Nhờ vào khả năng tăng tiết nước bọt, nhai kẹo cao su cũng có khả năng làm giảm nồng độ a-xít ở thực quản và giảm bớt những triệu chứng của bệnh lý dạ dày hoặc tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản.
Nghiên cứu tổng quan cho thấy kẹo cao su không đường giúp cải thiện các triệu chứng khô miệng tương tự các chất thay thế hoặc kích thích tuyến nước bọt, nhưng không hiệu quả lâu dài. Chưa có bằng chứng cho thấy loại kẹo cao su nào ưu việt hơn trong cải thiện khô miệng hơn các kẹo cao su còn lại.
Nên hay không nên nhai kẹo cao su?
Chúng ta không nên sử dụng kẹo cao su chứa đường vì những minh chứng về nguy cơ gây sâu răng của chúng. Thay vào đó, ta nên sử dụng các loại kẹo cao su không chứa đường.
Các loại kẹo cao su không đường được tạo ngọt nhờ hóa chất được chứng minh không chứa bất kỳ nguy cơ gây sâu răng nào bởi Hiệp hội Quốc tế về các chất làm ngọt an toàn với răng (Tooth friendly Sweets International Association) và đáp ứng tiêu chí “không làm giảm pH mảng bám dưới giá trị 5,7 trong vòng 30 phút sau khi sử dụng kẹo cao su”, ”không thúc đẩy gây sâu răng” được đưa ra bởi Cơ quan quản lý thực phẩm của Thụy Sĩ (Văn phòng Y tế Liên bang, 1969) và Hoa Kỳ (FDA, 1996). Trên các sản phẩm kẹo cao su đã được chứng nhận đạt yêu cầu của các cơ quan chức năng sẽ ghi “an toàn cho răng”, “thân thiện với răng” (hình 2), “không gây sâu răng” (hình 1) và biểu tượng “răng vui vẻ”. (hình 2)
Kẹo cao su không đường không có tác dụng làm sạch thay thế cho việc vệ sinh răng miệng hằng ngày, nhưng cơ thể kích thích tiết nước bọt giúp trung hòa và rửa trôi các chất bị phân giải tạo a-xít, nâng cao nồng độ pH (nhờ vào thành phần muối khoáng hoặc carbamide) và thúc đẩy tái khoáng hóa men răng. Vì vậy, kẹo cao su không đường được khuyên dùng sau bữa ăn hoặc sau khi sử dụng các thức ăn vặt chứa nhiều carbohydrate nếu không thể vệ sinh răng miệng (như chải răng, súc miệng,v.v) ngay khi có thể.
Đối với bệnh nhân có nguy cơ sâu răng cao, đặc biệt là khi đang có các dấu hiệu giảm tiết nước bọt và bị mòn răng hóa học được khuyến cáo dùng kẹo cao su có chứa carbamine (Theo Imfeld, 1996).
Kết luận
Nhai kẹo cao su chỉ là một yếu tố giúp kích thích tăng tiết nước bọt nhằm giảm thiểu khả năng hình thành sâu răng và. gây mài mòn men răng. Việc sử dụng kẹo cao su hoàn toàn không thể thay thế cho chải răng, sử dụng chỉ nha khoa và vê sinh răng miệng định kỳ tại phòng khám nha khoa.
ADA khuyến cáo nên chải răng hai lần một ngày với kem đánh răng có chứa flouride và làm sạch mảng bám ở kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc các phương pháp làm sạch mặt bên răng khác.
Chứng nhận của ADA đối với kẹo cao su
ADA chỉ cấp tem chứng nhận khuyên dùng đối với những kẹo cao su không chứa đường,
Tem chứng nhận được cấp căn cứ theo các tiêu chí của ADA – kẹo cao su phải được đảm bảo chất lượng về an toàn và hiệu quả khi sử dụng trong miệng, dựa trên những kết quả thí nghiệm và nghiên cứu lâm sàng trên người và được đánh giá chuyên môn từ Hội đồng khoa học ADA.
Tài liệu tham khảo
Tác giả liên hệ: ThS.BS. Thái Hoàng Phước Thảo (Email: thphuocthao@gmail.com)