Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 131 trang )
quả của quá trình hình thành nhân cách con người, nó phản ánh một cách khách
quan thái độ đang tồn tại ở mỗi con người.
– B.M Chép lốp cho rằng: Hứng thú là khuynh hướng ưu tiên chú ý vào
một khách thể nào đó.
– A.V.Daparogiét lại xem: Hứng thú là khuynh hướng chú ý tới một đối
tượng nhất định, là nguyện vọng tìm hiểu chúng một cách rõ ràng và tỷ mỉ.
– X.L.Rubinxtein coi hứng thú là thái độ nhận thức tích cực của cá nhân
đối với hiện thực .
– Theo A.N.Lêonchichép thì hứng thú là một thái độ nhận thức đặc biệt
đối với đối tượng hoặc hiện tượng của hiện thực khách quan.
– A.A.Liublinxkaia cũng cho hứng thú là thái độ nhận thức của con người
đối với xung quanh, đối với một mặt nào đó của chính nó, đối với một lĩnh vực
nhất định mà trong đó con người muốn đi sâu hơn.
– P.A.Ruđích coi hứng thú là biểu hiện khuynh hướng đặc biệt của cá nhân
nhằm nhận thức hiện tượng nhất định của cuộc sống xung quanh, đồng thời biểu
hiện thiên hướng tương đối cố định của con người đối với một hoạt động nhất định.
– Có một số tác giả lại gắn hứng thú với xúc cảm, ý chí, V. A Miaxidrốp,
coi hứng thú là sự kết hợp độc đáo của quá trình tình cảm – ý chí và các quá
trình trí tuệ, khiến cho tính tích cực của nhận thức và hoạt động của con người
được nâng cao.
– Hứng thú còn được giải thích là động lực của những xúc cảm khác nhau
(A. Phee-ét) và tính nhạy cảm đặc biệt của trẻ em (S. Binle).
– Có những tác giả lại gắn hứng thú với quá trình xúc cảm – nhận thức
như: N. G Môrônốp coi hứng thú là thái độ nhận thức – xúc cảm của con người
đối với thế giới; hay hứng thú là thuộc tính tích cực của hoạt động trí tuệ và tình
cảm (E. K Xtrono, S. L Rubinxtein).
– Hay S.Binle lại gắn hứng thú với nhu cầu, hứng thú là một kết cấu bao
gồm nhiều nhu cầu.
– Nhà TLH Cộng hòa dân chủ Đức A. Kossakowski và một số nhà TLH
Liên xô cũ khác như: A. G Côvaliốp, G. I Sukina lại gắn hứng thú với sự định
9
hướng của cá nhân vào đối tượng nhất định, đối tượng có ý nghĩa đối với cá
nhân, đối với đối tượng có sự hấp dẫn.
– A.G.Côvaliốp đã đưa ra định nghĩa về hứng thú như sau ” Hứng thú là
một thái độ đặc thù của cá nhân với một hiện tượng nào đó, do ý nghĩa của nó
trong đời sống và sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nó”(1).
Như vậy các tác giả đã thu hẹp khaí niệm hứng thú, quy hứng thú vào
trong giới hạn hoặc của hoạt động nhận thức hoặc của quá trình chú ý, quá trình
xúc cảm, của nhu cầu.
Thực chất ra về bản chất, hứng thú có liên quan với tất cả các quá trình
đó.
– Trong cuốn đề cương bài giảng tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm
của khoa tâm lý Trường Đại học sư phạm Hà nội I, các tác giả đã định nghĩa:
“Hứng thú là sự định hướng có lựa chọn của cá nhân vào những sự vật hiện
tượng của thực tế xung quanh. Sự định hướng đó được đặc trưng bởi sự vươn
lên thường trực tới nhận thức, tới những kiến thức mới ngày càng đầy đủ và sâu
sắc hơn ” (2). Về cơ bản định nghĩa này cũng chỉ nghiêng về hứng thú nhận thức.
– Tâm lý học hiện đại có khuynh hướng nghiên cứu hứng thú không tách rời
toàn bộ cấu trúc tâm lý của cá nhân. Theo họ hứng thú là: “Thái độ lựa chọn đặc
biệt của cá nhân đối với đối tượng, khi hiểu được ý nghĩa của nó đối với cuộc
sống và gây cho ta khoái cảm đặc biệt ” (3).
– Phân tích cấu trúc của hứng thú, tiến sỹ tâm lý học N. G Marôzôva đã nêu
ra ít nhất 3 dấu hiệu đặc trưng (4):
* Có cảm xúc đúng đắn với đối tượng gây ra hứng thú.
* Cá nhân hiểu rõ, nhận thức được đối tượng đã gây ra hứng thú.
* Cá nhân có hoạt động để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng đó.
Ba thành tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hứng thú cá nhân. Để có
hứng thú đối với đối tượng nào đó cần phải có các yếu tố trên. Tuy nhiên tuỳ
theo từng giai đoạn phát triển của hứng thú mà yếu tố nào chiếm ưu thế.
1 ,3
A.G.Côvaliốp: Tâm lý học cá nhân Tập 1 – NXB Giáo dục Hà Nội, 1971, Tr
228,
2
Đề cương bài giảng Tâm lý học trẻ em và sư phạm. Tư liệu lưu hành nội
bộ, Xuất bản 1975, Tr100.
4
N. G Marôzôva: Nói chuyện với giáo viên về hứng thú nhận thức.
10
– Những năm gần đây, có rất nhiều nhà TLH đã nghiêng về cách giải thích
cấu trúc hứng thú theo sự phân tích của N. G Marôzôva. Tiêu biểu là nhóm các
tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ cho rằng: Khi ta có hứng
thú về một cái gì đó thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu rõ ý nghĩa
của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta còn xuất hiện một tình cảm đặc biệt
đối
với nó. Do đó hứng thú lôi cuốn, hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó, tạo
ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó.
– Tác phẩm tâm lý học đại cương do Phạm Tất Dong chủ biên đã định
nghĩa: Khoa học tâm lý hiểu hứng thú được biểu hiện trong khuynh hướng
thường xuyên của con người đối với đối tượng của hứng thú, trong khát vọng
tiếp cận và chiếm lĩnh nó.
Tóm lại: Từ một số quan điểm nêu trên khi bàn về khái niệm hứng thú ta
thấy các tác giả tập trung đề cập tới các yếu tố sau:
* Hứng thú là biểu hiện khuynh hướng thường xuyên của con người đối
với đối tượng
* Đối tượng gây ra hứng thú được chủ thể lựa chọn, nhận thức rõ ràng về ý
nghĩa, vai trò, tầm qua trọng của nó.
* Chủ thể có một tình cảm đặc biệt đối với đối tượng gây ra hứng thú, biểu
hiện ở sự thích thú , say mê đối tượng.
* Chủ thể có sự khát khao hoạt động vươn tới tiếp cận và chiếm lĩnh đối tượng.
Do vậy, chúng tôi tán thành với PGS.TS Nguyễn Quang Uẩn:
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa
có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân
trong quá trình hoạt động.
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã coi định nghĩa của PGS.TS Nguyễn
Quang Uẩn là cơ sở cho nghiên cứu của mình.
1.2. Đặc điểm của hứng thú:
Để thấy được những đặc trưng nổi bật của hứng thú trước hết ta phân biệt
hứng thú với nhu cầu:
11
– Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó (Đối tượng của hứng thú)
bao giờ cũng được ta ý thức rõ ràng về ý nghĩa của nó với cuộc sống của chúng
ta. Nhưng đối tượng gây ra nhu cầu thì ngay từ đầu lại chưa được ta ý thức đầy
đủ, chỉ sau một thời gian dần dần đối tượng gây ra nhu cầu mới được ta ý thức
ngày một rõ ràng hơn.
– Hơn nữa đối tượng gây ra hứng thú bao giờ cũng làm xuất hiện ở ta một
tâm trạng dễ chịu, một cảm xúc tích cực, một thiện cảm đặc biệt với nó. Tứ đó
hứng thú lôi quốn, hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó, tạo ra tâm lý khát
khao tiếp cận và đi sâu vào nó. Còn đối tượng gây ra nhu cầu thì đôi khi có
những trường hợp mặc dù được ta ý thức đầy đủ, sâu sắc, nhưng đối tượng đó lại
có thể không thể gây cho ta một thiện cảm nào. Chẳng hạn, ta ý thức được rất rõ
thuốc làm cho ta khỏi bệnh nhưng không phải lúc nào thuốc cũng tạo ra cho ta
một khoái cảm đặc biệt đối với nó.
Như vậy muốn cho hứng thú tồn tại cần phải có hai điều kiện:
Điều kiện 1: Cái gây ra hứng thú phải được cá nhân ý thức, hiểu rõ ý nghĩa
của nó đối với đới sống riêng của mình.
Điều kiện 2: Cái gây ra hứng thú phải tạo ra ở cá nhân một khoái cảm đặc biệt.
Mỗi hứng thú bao gồm cả hai điều kiện trên, thiếu một trong hai điều kiện
đó thì hứng thú không tồn tại. Chính vì hai điều kiện trên mà hứng thú tạo nên ở
cá nhân khát vọng tiếp cận sâu vào đối tượng. Và những đặc điểm trên đã khẳng
định hứng thú là thái độ đặc biệt.
1.3 . Biểu hiện của hứng thú
+ Theo G.I. Sukina hứng thú biểu hiện ra trước công chúng như:
– Khuynh hướng lựa chọn các quá trình tâm lý con người nhằm vào đối
tượng và hiện tượng của thế giới xung quanh.
– Xu thế, nguyện vọng, nhu cầu của cá nhân muốn tìm hiểu một lĩnh vực, hiện
tượng cụ thể, một hoạt động xác định mang lại sự thoả mãn cho cá nhân.
– Nguồn kích thích mạnh mẽ tính tích cực cho cá nhân do ảnh hưởng của
nguồn kích thích này mà tất cả các quá trình diễn ra khẩn trương, con hoạt động
trở nên say mê và đem lại hiệu quả cao.
12
– Và cuối cùng là thái độ đặc biệt (không thờ ơ, bàng quang mà tràn đầy
những ý định tích cực, một cảm xúc trong sáng, một ý chí tập trung đối với
ngoại giới, đối với các đối tượng, hiện tượng, quá trình)
+ Theo tác giả Phạm Tất Dong hứng thú biểu hiện ở các khía cạnh sau:
– Biểu hiện trong khuynh hướng thường xuyên của con người đối với hoạt
động có liên quan tới đố tượng của hứng thú đó.
– Biểu hiện trong sự trải nghiệm thường xuyên những tình cảm dễ chịu do
đối tượng này gây ra.
– Biểu hiện trong khuynh hướng bàn luận thường xuyên về đối tượng này,
về việc có liên quan tới chúng.
– Biểu hiện trong sự tập trung chú ý của con người vào đối tượng của hứng thú.
– Biểu hiện trong sự ghi nhớ nhanh và lâu những điều có quan hệ gần gũi
với đối tượng này, trong hoạt động tưởng tượng phong phú,trong tư duy căng
thắng những vấn đề có liên quan đến đối tượng của hứng thú đó.
Tóm lại: Căn cứ vào các biểu hiện mà các tác gỉa đã đưa ra, hứng thú
được biểu hiện ở ba mặt:
– Mặt nhận thức: Khi có hứng thú đối với cái gì đó thì có sự tập trung chú
ý cao về đối tượng gây ra hứng thú, tính ổn định và tính bền vững thể hiện rõ
trong chú ý có chủ định và chú ý không chủ định, các hoạt động ghi nhớ, tư duy,
tưởng tượng tích cực hơn nhằm nhận thức chúng một cách đầy đủ và sâu sắc
hơn.
– Mặt xúc cảm – tình cảm: Đối tượng gây ra hứng thú tạo nên sự khoái
cảm, sự say mê, hấp dẫn đối với chủ thể. Chủ thể thường xuyên được trải
nghiệm những tình cảm dễ chịu từ phía đối tượng.
– Biểu hiện ở hành vi: Khi chủ thể có hiểu biết về đối tượng gây ra hứng
thú, đồng thời chủ thể lại có tình cảm đặc biệt với đối tượng gây ra hứng thú thì
họ sẽ xuất hiện khát vọng hành động đi sâu vào đối tượng làm cho chủ thể hoạt
động say mê và ít mệt mỏi.
1.4. Phân loại hứng thú:
Có nhiều cách phân loại hứng thú khác nhau:
13