Đánh giá
Hệ thống tài chính doanh nghiệp móc nối với hệ thống pháp luật, tuân thủ đúng quy định. Vậy khái niệm pháp luật tài chính, và có đặc thù gì?
Khái niệm pháp luật tài chính và những yếu tố đặc thù của pháp luật tài chính doanh nghiệp
Khái niệm pháp luật tài chính doanh nghiệp là tổng thể các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội được phát sinh trong quá trình tạo lập, huy động, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp.
Pháp luật tài chính doanh nghiệp là một trong những bộ phận trọng yếu của hệ thống pháp luật tài chính quốc gia. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của các mối quan hệ giá trị, pháp luật tài chính doanh nghiệp có các phương pháp điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh riêng.(tìm hiểu thêm: tư vấn pháp luật đất đai)
Pháp luật tài chính doanh nghiệp được điều chỉnh bằng cả hai phương pháp, đó là sự kết hợp giữa phương pháp mệnh lệnh với phương pháp thỏa thuận. Phương pháp thỏa thuận được áp dụng phổ biến trong quan hệ hợp đồng thương mại – tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường, còn phương pháp mệnh lệnh được áp dụng trong các mối quan hệ giá trị giữa nhà nước với doanh nghiệp, giữa người sử dụng lao động với người lao động trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật tài chính doanh nghiệp bao gồm các nhóm quan hệ chủ yếu sau:
- Nhóm các quan hệ phát sinh liên tục trong quá trình tạo lập, huy động, quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản, nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nhóm quan hệ trọng yếu, với các đối tượng vật chất (tài sản và nguồn vốn) luân chuyển (biến đổi trạng thái) liên tục trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhóm các quan hệ có tính thể chế, bao gồm các quan hệ liên quan đến thủ tục hành chính về tài chính doanh nghiệp (thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư, đăng ký thuế, nộp thuế, hoàn thuế…) hoặc các mối quan hệ giá trị trong nội bộ doanh nghiệp (quan hệ giá trị giữa hội đồng quản trị với Giám đóc (tổng giám đốc), quan hệ giá trị giữa hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) với Ban kiểm soát công ty…)(đọc thêm: tư vấn luật lao động)
Các nhóm chế định cơ bản của pháp luật tài chính doanh nghiệp
- Chế định về cấu trúc các nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp
- Chế định tạo lập, huy động vốn, quản lý, sử dụng vốn, định đoạt các nguồn vốn của doanh nghiệp
- Chế định thuế, phí, lệ phí và ưu đãi đầu tư dành cho doanh nghiệp
- Cơ chế quản trị tài chính doanh nghiệp
- Cơ chế giải quyết tranh chấp và chế tài xử lý vi phạm trong quản lý tài chính doanh nghiệp
Xem thêm: tư vấn luật hình sự miễn phí
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
-
Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
-
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
-
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:
1900 6198
, E-mail:
info@everest.org.vn
.