khái quát chung về pháp luật đại cương
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.98 KB, 110 trang )
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƢƠNG
I. Ý nghĩa chung của môn học
Xã hội càng văn minh, phát triển bao nhiêu thì đòi hỏi đầu tiên là do cách
thức suy nghĩ, ứng xử, hành động của con người. Sự cần thiết phải giữ cho chế
độ xã hội luôn ở trong vòng trật tự, bình an và hạnh phúc luôn là khát vọng tranh
đấu của con người và nhân loại nói chung. Để đạt được mục đích cao cả đó,
ngoài việc xây dựng được các quy tắc, chuẩn mực xử sự của con người một cách
rõ ràng thì điều quan trọng nhất là làm sao để cho mỗi thành viên trong xã hội
phải hiểu hết ý nghĩa, có tình cảm và nhận thức được những giá trị của việc hành
xử theo đúng các quy tắc xã hội trong những hoàn cảnh lịch sử xác định.
Môn học pháp luật đại cương được đưa vào giảng dạy trong các trường đại
học và trung học chuyên nghiệp ở Việt Nam mang một ý nghĩa chính trị-pháp lý
sâu sắc. Nó góp phần bước đầu nâng cao nhận thức của các sinh viên không
chuyên ngành luật học nhận thức được những vấn đề cơ bản về Nhà nước và
Pháp luật. Có được cái nhìn tổng quan chung trên cơ sở hiểu được những giá trị
xã hội của các vấn đề về Nhà nước và Pháp luật. Từ hệ thống tri thức sinh viên
đã thu nhận được, sẽ hình thành ý thức pháp luật và niềm tin của sinh viên với tư
cách là công dân, giúp cho việc hành xử đi vào các chuẩn mực xã hội phù hợp
với phong cách văn minh trong thời đại hội nhập quốc tế ngay nay. Và đặc biệt,
cao hơn nữa chính là sự vận dụng các giá trị xã hội của Nhà nước và pháp luật
vào đời sống thực tiễn phục vụ cho những nhu cầu, lợi ích của cá nhân, cộng
đồng.
Về tên gọi và nội dung chương trình: đối với sinh viên chuyên ngành luật,
các sinh viên được học môn này với tên gọi “Lý luận chung về nhà nước và
pháp luật” và hai môn bổ trợ khác là “Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới”,
“Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam” với một thời lượng khoảng 200 tiết.
Đối với sinh viên không chuyên ngành luật, môn học được lấy tên là “Pháp luật
đại cương” và chỉ nghiên cứu những vấn đề chung cơ bản nhất mà thôi. Thật ra,
dù với tên gọi “Lý luận chung về nhà nước và pháp luật” hay “Pháp luật đại
cương” thì đối tượng nghiên cứu của chúng đều là như nhau cả. Đều nghiên cứu
về các hiện tượng nhà nước và pháp luật.
II. Đối tƣợng nghiên cứu của môn học
Nghiên cứu hiện tượng nhà nước và pháp luật dưới góc độ tổng thể trên
những vấn đề cơ bản chung bao gồm:
2
– Nguồn gốc nhà nước
– Bản chất nhà nước
– Chức năng và vai trò của nhà nước
– Hình thức nhà nước
– Quy luật hình thành phát sinh, phát triển của nhà nước
– Sự ra đời của pháp luật
– Bản chất và giá trị của pháp luật
– Thuộc tính và chức năng của pháp luật
– Hình thức pháp luật
– Quy luật hình thành phát sinh, phát triển của pháp luật
– Thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, trách nhiệm pháp lý
– Ý thức pháp luật
– Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật
– Nhà nước và pháp luật Việt Nam
– Pháp chế và vấn đề tăng cường pháp chế
III. Phƣơng pháp nghiên cứu
Mỗi ngành khoa học có đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau nên cũng
có các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Tùy theo tính chất và phạm vi
nghiên cứu mà sẽ sử dụng đồng thời các phương pháp chung và các phương
pháp đặc thù chuyên ngành. Pháp luật đại cương lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và
phép biện chứng duy vật làm phương pháp luận nghiên cứu. Đặt vấn đề nghiên
cứu trong mối liên hệ mật thiết với đời sống thực tiễn trong sự vận động biến đổi
liên tục. Xuất phát từ thực tiễn lịch sử Việt Nam, quan điểm của Đảng cộng sản
và Nhà nước Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật để tiếp
cận, lý giải, xây dựng mô hình và đưa ra các kiến giải ứng dụng về Nhà nước và
pháp luật phù hợp với thực tiễn của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
và toàn cầu hóa.
Với phương pháp và cách thức tiếp cận này, đòi hỏi việc nghiên cứu pháp
luật phải tuân thủ các nguyên tắc khoa học sau đây:
– Xuất phát từ đời sống vật chất và tinh thần của đời sống xã hội, coi đó là
nền tảng cơ sở và là nguồn gốc làm phát sinh vấn đề Nhà nước và pháp luật
3
– Đặt vấn đề nghiên cứu trong sự vận động biện chứng trong mối quan hệ
chặt chẽ, hữu cơ với đời sống kinh tế xã hội trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể
của quốc gia, dân tộc để thấy được cơ sở và nguyên nhân phát sinh, tồn tại, biến
đổi cũng như tính chất và quy luật đặc thù của hiện tượng Nhà nước và pháp
luật.
– Kế thừa các học thuyết, tư tưởng, tri thức chung về Nhà nước và pháp luật
theo suốt chiều dài lịch sử của nhân loại. Trong bối cảnh đất nước ta đã hội nhập
quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chúng ta cần hướng tới việc
vừa chủ động nghiên cứu, tiếp nhận thành quả tri thức của nhân loại, vừa phát
huy truyền thống quý báu và các thành quả của khoa học pháp lý nước nhà cũng
như các kinh trong việc tổ chức mô hình Nhà nước và pháp luật Việt Nam từ
xưa đến nay.
– Tránh hiện tượng giáo điều, rập khuôn, máy móc
– Kết hợp hài hòa các phương pháp hệ thống, lịch sử, phân tích, tổng hợp,
so sánh và trừu tượng khoa học để làm rõ được bản chất cácvấn đề về Nhà nước
và pháp luật.
IV. Mối tƣơng quan giữa Pháp luật đại cƣơng và các khoa học xã hội
khác
1. Quan hệ với Triết học
Triết học đóng vai trò là khoa học lý luận soi đường chung cho các khoa
học khác. Pháp luật đại cương lấy phép biện chứng duy vật làm phương pháp
luận của việc nghiên cứu. Triết học xã hội nghiên cứu các hình thái kinh tế-xã
hội, các hiện tượng Nhà nước và pháp luật chính là một trong những yếu tố cấu
thành nên hình thái kinh tế-xã hội. Như vậy đối tượng nghiên cứu nghiên cứu
của Pháp luật đại cương đã trở thành một bộ phận được bao hàm bởi đối tượng
nghiên cứu của triết học.
2. Quan hệ với kinh tế
Pháp luật tồn tại trên cơ sở kinh tế, phản ánh thực trạng kinh tế. Pháp luật là
một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, kinh tế thuộc hạ tầng cơ sở. Quan hệ
giữa pháp luật với kinh tế chính là quan hệ biện chứng giữ kiến trúc thượng tầng
và hạ tầng cơ sở.
3.Quan hệ với chính trị
Về cơ bản, đối tượng nghiên cứu của khoa học Chính trị cũng chính là đối
tượng nghiên cứu của Pháp luật đại cương. Pháp luật đại cương sử dụng các khái
4
niệm, phạm trù của khoa học chính trị như: quyền lực chính trị, quan hệ chính
trị, giai cấp và đấu tranh giai cấp, đảng phái…
4. Quan hệ với Văn hóa: Hệ tư tưởng nhà nước và pháp luật, kết quả sáng
tạo pháp luật… chính là sản phẩm tinh thần, của lao động sáng tạo mà con người
đạt được – một giá trị thuộc về văn hóa. Pháp luật đại cương sử dụng các khái
niệm của văn hóa như: các nền văn minh, tín ngưỡng, phong tục tập quán, đạo
đức…
V. Hệ thống tri thức chung của môn học.
1. Những khái niệm cơ bản
– Pháp luật đại cương là khoa học có tính chất tổng hợp
2. Những vấn đề cơ bản về Nhà nước.
– Nguồn gốc Nhà nước
– Bản chất Nhà nước, chức năng và hình thức Nhà nước
– Các kiểu nhà nước trong lịch sử
3. Những vấn đề cơ bản về pháp luật
– Nguồn gốc Pháp luật
– Bản chất Pháp luật, chức năng và hình thức Pháp luật
– Đặc điểm của Pháp luật
– Các kiểu pháp luật trong lịch sử
4. Quy phạm pháp luật và Văn bản quy phạm pháp luật
5. Quan hệ pháp luật
– Khái niệm, đặc điểm
– Chủ thể, quyền và nghĩa vụ pháp lý
– Phân loại quan hệ pháp luật
6. Thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật
7. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
8. Hệ thống pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam
5
CHƢƠNG 1
NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC
CỦA NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT
1.1. Nguồn gốc, bản chất, chức năng, hình thức nhà nƣớc
1.1.1. Nguồn gốc nhà nƣớc
Nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt được lập ra để thự hiện chức
năng quản lý đời sống xã hội. Tổ chức đó rất đa dạng về loại hình, bản chất và
phức tạp về tổ chức. Sự ra đời và tồn tại của nhà nước gắn liền với nhiều biến cố
xã hội và có mối quan hệ chặt chẽ với lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong
xã hội. Có rất nhiều quan điểm, tư tưởng và học thuyết giải thích về nguồn gốc
ra đời của nhà nước. Tựu trung, có thể xếp thành hai nhóm quan điểm, tư tưởng
sau đây:
* Nhóm các quan điểm không đúng về nguồn gốc nhà nƣớc
– Trường phái thần học(gồm Masiten, Koct Phlore…), thần thánh hóa hiện
tượng nhà nước, họ cho rằng Nhà nước ra đời là tuân theo ý muốn và sự sắp đặt
của chúa trời và các thánh thần. Nhà nước là sự sáng tạo của Thượng đế – người
sinh ra và sắp xếp trật tự của vạn vật trên cõi trần thế.
– Trường phái thuyết gia trưởng(Aristote, Philmer, Mikhailốp,
Merdooc…): quan niệm Nhà nước cũng giống như tổ chức gia đình, là hình thức
tổ chức tự nhiên của đời sống con người. Trong mỗi gia đình đều có người gia
trưởng(chủ nhà), thường là đàn ông, để chỉ huy quán xuyến và điều phối các
hoạt động của các thành viên trong gia đình với mục đích là giải quyết có hiệu
quả các công việc của gia đình. Quốc gia có nhà nước cũng như gia đình có
người gia trưởng. Nhà nước tồn tại trong mọi xã hội và quyền lực nhà nước về
thực chất cũng giống như quyền lực của người đứng đầu gia đình.
– Trường phái thuyết khế ước xã hội(Xpinôza, Rút-xô, Radisép…): Quan
niệm Nhà nước ra đời là kết quả của sự thỏa hiệp thống nhất bằng một hợp
đồng(khế ước)giữa các thành viên trong xã hội ở trạng thái tự nhiên không có
Nhà nước. Các cá nhân ấy đã chuyển một số quyền tự nhiên của họ vào Nhà
nước. Vì vậy Nhà nước là hiện thân của lợi ích chung, mỗi thành viên trong xã
hội đều có quyền yêu cầu Nhà nước phục vụ và bảo vệ mình. Trường hợp Nhà
nước không đảm trách được yêu cầu về các quyền tự nhiên thì khế ước bị phá
vỡ, mất hiệu lực, do vậy nhân dân có quyền phá bỏ khế ước cũ để lập khế ước
mới, tức thay thế Nhà nước cũ bằng một Nhà nước mới hay hơn, tiến bộ hơn.
6
– Thuyết bạo lực(Gumplôvích, E.Đuyrinh, Causky…): cho rằng Nhà nước
ra đời từ việc sử dụng bạo lực giữa các thị tộc trong các cuộc chiến tranh xâm
lược, nô dịch lẫn nhau. Bên thắng sẽ lập ra bộ máy đặc biệt gọi là nhà nước để
cai trị bên thất bại, quản lý vùng lãnh thổ mà bên thắng giành được.
– Thuyết tâm lý(Petơrazitki, Phereder…): Nhà nước ra đời là do nhu cầu
tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ
tôn giáo, những người này là sứ giả của thần linh giao trách nhiệm trong coi xã
hội và đời sống con người. Vì vậy nhà nước là tổ chức do các giáo sĩ có sứ mạng
lãnh đạo xã hội, dẫn dắt mọi người theo ý muốn của đấng tối cao.
Tất cả các quan điểm trên đây do hạn chế về mặt lịch sử hoặc quan điểm
giai cấp cho nên kiến giải về nguồn gốc ra đời của nhà nước trong sự tách rời
khỏi đời sống vật chất của xã hội, hoặc gán ghép cho các ý chí chủ quan của con
người hoặc tuyệt đối hóa ý chí thần linh…,cho nên đã có những giải thích không
đúng về nguồn gốc ra đời cũng như bản chất của Nhà nước.
* Quan điểm đúng về nguồn gốc Nhà nƣớc
Thể hiện sinh động ở hệ tư tưởng Mác –Lênin về nguồn gốc nhà nước. Dựa
trên thành quả nghiên cứu khoa học của nhân loại, tiếp thu có chọn lọc các hạt
nhân hợp lý của các học thuyết tư tưởng trước đó, các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác đã xây dựng học thuyết cách mạng, giải thích một cách lôgic, biện
chứng, khoa học và đầy tính thuyết phục về nguồn gốc ra đời của nhà nước. Tư
tưởng đó tập trung cô đọng nhất trong các tác phẩm của Ph.Ăngghen và
V.Lênin(Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước; Nhà
nước và cách mạng)
Xã hội loài người đã qua một thời kỳ lịch sử không có Nhà nước, đó là thời
kỳ công xã nguyên thủy. Là thời kỳ mà con người sống quần cư thành từng bầy
đàn, ăn chung, làm chung, ở chung. Sinh hoạt cộng đồng được điều chỉnh bằng ý
thức tự giác, bằng các chuẩn mực đạo đức, nghi thức tôn giáo.
Đơn vị xã hội của từng nhóm người gọi là thị tộc, bộ lạc. Các tổ chức thị
tộc, bộ lạc vận hành theo chế độ tự quản, sức mạnh của tổ chức thị tộc chính là
quyền lực chung không tách rời khỏi xã hội.
Công việc tổ chức quản lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống
được giao cho một Hội đồng thị tộc được lập ra gồm những người đàn ông, đàn
bà lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm, uy tín.
7
Sở dĩ thời kỳ công xã nguyên thủy không có nhà nước và con người cũng
không cần đến nhà nước là do cơ sở kinh tế xã hội cũng như đặc trưng của đời
sống xã hội thời kỳ này quyết định. Đây là thời kỳ con người hoàn toàn lệ thuộc
vào tự nhiên, thời kỳ săn bắt hái lượm, “làm ra bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu, làm
ngày nào biết ngày ấy”. Công cụ sản xuất thô sơ, năng suất lao động thấp kém,
sản phẩm là ra rất ít ỏi, không có của dư thừa trong xã hội. Không có giai cấp và
xung đột giai cấp. Nhưng vấn đề mâu thuẫn nảy sinh được giải quyết bằng dư
luận, tập quán và phong tục của thị tộc.
Trong bước đường chinh phục tự nhiên, vật lộn và chống chọi với thiên
nhiên khắc nghiệt, con người dần dần khám phá ra và giải phóng cho mình ngày
một bớt lệ thuộc hơn vào tự nhiên. Con người đã biết sáng tạo ra công cụ sản
xuất – yếu tố đảm bảo sự gia tăng nguồn lợi ích vật chất cho con người. Lịch sử
xã hội loài người nguyên thuỷ đã chuyển dần sang một trang mới nhờ các biến
cố vĩ đại sau đây:
+ Cuộc phân công lao động lần thứ nhất : chăn nuôi tách ra khỏi trồng
trọt, của cải làm ra đã bắt đầu dư thừa. Tư tưởng tư hữu xuất hiện làm biến đổi
mọi quan hệ xã hội: chế độ mẫu hệ => chế độ phụ quyền, hôn nhân đối ngẫu=>
hôn nhân một vợ một chồng. Các tù binh chiến tranh trước đây thay vì bị giết thì
nay được giữ lại để làm nô lệ . . .=>đội ngũ những người bị trị bắt đầu xuất hiện.
+ Cuộc phân công lao động lần thứ hai: Tiểu thủ công nghiệp ra đời, đây
là cuộc cách mạng về sáng tạo ra công cụ lao động => yếu tố thúc đẩy sản xuất
phát triển=>năng suất lao động tăng cao =>của cải làm ra ngày càng nhiều, mức
dư thừa, tích lũy tăng nhiều hơn trước. Lực lượng nô lệ ngày càng đông đúc
hơn, phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc(phân chia giai cấp). Và tất yếu là
mâu thuẫn giai cấp xuất hiện.
+ Cuộc phân công lao động lần thứ ba: thương nghiệp tách ra khỏi chăn
nuôi và trồng trọt cùng với sự ra đời của ngành thương mại và tầng lớp thương
nhân xuất hiện. Chế độ cho vay, cầm cố xuất hiện đã tăng cường sự tích tụ của
cải vào trong tay thiểu số người, chủ yếu là những người đứng đầu của các bộ
lạc, thị tộc =>xã hội càng phân hóa giai cấp một cách sâu sắc hơn nữa.
Với tác động mạnh mẽ của ba biến cố nêu trên đã là phá vỡ đời sống và tổ
chức thị tộc, đẩy loài người đến chỗ phân hóa giai cấp và bất bình đẳng xã hội,
tạo ra những xung đột xã hội về mặt lợi ích giữa kẻ giàu và người nghèo, đó là
biểu hiện của cuộc đấu tranh giai cấp. Để giải quyết mâu thuẩn này, giữ cho xã
hội được trong vòng yên ổn, một tổ chức đặc biệt tất yếu ra đời. Tổ chức đặc
8
biệt ấy là Nhà nước, do giai cấp nắm quyền lực kinh tế (nhờ vào tích lũy và
chiếm đoạt được) thiết lập nên.
Thực tiễn lịch sử cho thấy nhà nước đã xuất hiện dưới ba hình thức cơ bản
sau:
– Nhà nƣớc Aten: ra đời trực tiếp từ mẫu thuẫn giai cấp đối kháng phát sinh
trong lòng xã hội thị tộc, không có sự tác động nào từ bên ngoài.
– Nhà nƣớc La Mã: xuất hiện bởi cuộc đấu tranh giữa những người thường
dân chống lại giới quý tộc của các thị tộc La Mã chiến thắng của những người
thường dân đã phá vỡ tổ chức thị tộc, thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước
dựa trên sự phân chia lãnh thổ và sự khác biệt về tài sản.
– Nhà nƣớc Giecmanh: được thành lập trên cơ sở người Giecmanh xâm
chiếm các vùng đất rộng lớn của đế chế La Mã cổ đại, chịu ảnh hưởng của nền
văn minh Hy – La (Hy Lạp và La Mã). Nhà nước ra đời là do nhu cầu phải thiết
lập nền thống trị của người Giecmanh trên đất La Mã. Khi nhà nước được thiết
lập thì trong xã hội Giecmanh vẫn còn là chế độ thị tộc.
Đặc thù riêng của phương Đông(ảnh hưởng của văn hóa nông nghiệp và
bảo vệ lãnh thổ): ở Phương Đông, nhà nước hầu như không phải xuất hiện từ
nhu cầu bức thiết của xung đột lợi ích giai cấp dẫn đến phải điều hòa cuộc đấu
tranh giai cấp, mà lại xuất hiện dựa trên yêu cầu cấp thiết của công việc trị thủy,
chống ngoại xâm vì lợi ích chung. Các nhà nước cổ đại ở Ai Cập, Trung Quốc,
Ấn Độ, Lưỡng Hà là những nhà nước đầu tiên ở phương Đông ra đời theo cách
này.
* Sự xuất hiện nhà nƣớc ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, Nhà nước xuất hiện vào khoảng nửa sau thiên niên kỷ thứ 2
trước công nguyên(thời kỳ Hùng Vương). Với đặc thù cơ bản là sự phân hóa
giai cấp diễn ra rất chậm chạp và không sâu sắc. Nhà nước ra đời do nhu cầu
bức thiết của công việc trị thủy. Sách Đại việt sử ký toàn thư chép “Hùng
Vương nối nghiệp của Lạc Long Quân, chăm ban đức huệ để vỗ yên dân, chuyên
nghề làm ruộng, chăn tằm, không lo can qua chinh chiến, con cháu nối đời đều
gọi là Hùng Vương, phúc gồm 18 đời, trải hơn hai nghìn năm…Đến vua sau đức
kém, lười chính sự, bỏ sửa sang vũ bị, ham mê tửu sắc làm vui, binh nước Thục
vừa đến thì quốc thống bèn mất”…
Nhà nước dưới các triều đại Hùng Vương được sử sách gọi là nhà nước Văn
Lang. Tổ chức bộ máy gồm:
9
– Đứng đầu là Hùng Vương
– Giúp việc cho Hùng Vương là Lạc hầu (tướng văn, trông coi các công việc
hành chính) và Lạc tướng (tướng võ, trông coi việc quân sự)
– Bồ chính: trông coi các công xã nông thôn
– Quan lang(con trai của Hùng Vương), Mỵ Nương(con gái của Hùng
Vương) đều là những người giúp việc cho vua cha để trông coi muôn dân.
+ Địa bàn lãnh thổ: Hùng Vương chia nước thành 15 bộ gồm:
1- Văn Lang(Bạch Hạc – Vĩnh Phúc)
2- Châu Diên(Sơn Tây)
3- Phúc Lộc(Sơn Tây)
4- Tân Hưng(Hưng Hóa – Tuyên Quang)
5- Vũ Định(Thái Nguyên – Cao Bằng)
6- Vũ Ninh(Bắc Ninh)
7- Lục Hải(Lạng Sơn)
8- Ninh Hải(Quảng Yên)
9- Dương Tuyền(Hải Dương)
10- Giao Chỉ(Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình)
11- Cửu Chân(Thanh Hoá)
12- Hoài Hoan(Nghệ An)
13- Cửu Đức(Hà Tĩnh)
14- Việt Thường(Quảng Bình)
15- Bình Văn(chưa rõ nơi nào)
* Hoạt động thực hiện chức năng nhà nƣớc
– Về đối nội:
– Chủ yếu chăm lo phát triển sản xuất, tập trung chủ yếu vào các ngành chăn
nuôi và trồng trọt.
– Thương mại chưa được chú trọng.
Hùng Vương đặc biệt quan tâm chăm lo trị thủy nông nghiệp để phát triển
nghề trồng lúa nước. Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy tinh là một minh chứng về
10
việc Hùng Vương tập hợp lực lượng toàn dân chống lũ lụt, trị thủy, bảo vệ mùa
màng và tính mạng muôn dân.
– Đối ngoại: phòng thủy xâm lăng. Truyền thuyết Thánh Gióng ghi lại cuộc
kháng chiến chống giặc Ân(thế lực ngoại bang giáp giới với Văn Lang) của
nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hùng Vương thứ sáu.
* Pháp luật của Nhà nƣớc Văn Lang:
Pháp luật thực chất là các ý chỉ của nhà vua(Hùng Vương), chủ yếu dựa trên
các tập quán, phong tục đạo đức có sẵn để nâng lên thành luật. Kẻ làm sai luật ắt
phải chịu hình phạt. Bằng chứng lịch sử không có nhiều cho chúng ta biết pháp
luật có các chế định cụ thể gì, có các hình phạt loại gì và các mức phạt cụ thể ra
sao.
Qua một số truyền thuyết lịch sử, chúng ta có thể nhận diện pháp luật thời
kỳ nhà nước Văn Lang thể hiện ở hình thức và mức độ như sau:
Về Hình sự, đã có việc định ra và áp dụng hình phạt. Câu chuyện “Dưa
hấu” về Mai An Tiêm thể hiện rõ điều này. Mai An Tiêm vì có hành vi xúc
phạm đến thể diện của vua cha mà bị đày ra hoang đảo giữa biển khơi. Đến khi
biết hối lỗi thì Hùng Vương cho đón về.
+ Nghi thức và điều kiện truyền ngôi vua, giao quyền điều hành cai trị đất
nước cho người có tài đức thể hiện trong câu chuyện “Bánh chưng, bánh dày”
đời Hùng Vương thứ 16
+ Tục lệ cưới hỏi, hôn lễ phải có lễ vật thể hiện trong truyện “Sơn tinh,
Thủy tinh” đời Hùng Vương thứ 18.
Tóm lại, Nhà nước không phải là thứ quyền lực do thượng đế áp đặt xuống
xã hội mà là lực lượng nảy sinh từ tồn tại xã hội. V.Lênin cho rằng “nhà nước
chỉ xuất hiện ở nơi nào mà mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được”. Nhà
nước xuất hiện là để gỉai quyết mâu thuẫn giai cấp theo hướng có lợi cho giai
cấp thống trị. Nhà nước thực chất là công cụ mà g/cấp thống trị sử dụng để nô
dịch các g/cấp khác trong xã hội.
1.1.2. Các dấu hiệu đặc trƣng của Nhà nƣớc
Nhà nước được cấu tạo thành một tổ chức đặc biệt hoàn toàn khác với các
tổ chức của xã hội thị tộc, bộ lạc. Nó có các dấu hiệu(đặc điểm đặc thù)mà các
tổ chức chính trị xã hội nào cũng không thể có được. Những dấu hiệu đặc trưng
cơ bản của Nhà nước bao gồm:
11
+ Nhà nƣớc phân chia dân cƣ theo các đơn vị hành chính lãnh thổ
Lãnh thổ là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước. Mọi nhà nước đều có lãnh thổ
riêng của mình và khi một tập đoàn chính trị hay chính phủ lưu vong do một
biến cố lịch sử nào đó phải sống nhờ trên đất của quốc gia khác thì không còn
nguyên nghĩa là Nhà nước nữa. Ví dụ : Chính phủ lưu vong của hoàng thân
Nôrôđôm Sihanúc trước đây ở Campuchia; hoặc chính phủ của cái gọi là tổ chức
người Việt Nam tại Mỹ do các tổ chức phản động người Việt ở hải ngoại lập
nên…
Nhà nước thực hiện quyền lực thống nhất trên toàn lãnh thổ của mình. Để
tiện cho công tác quản lý, nhà nước phân chia lãnh thổ từng vùng, miền gọi là
đơn vị hành chính với nhiều cấp độ khác nhau, cách gọi tên các đơn vị hành
chính của mỗi thời kỳ lịch sử cũng khác nhau: Đạo, Châu, phủ, trấn(thời phong
kiến) tỉnh, thành phố, khu tự trị, huyện, xã(thời hiện đại)… Đồng thời với việc
phân chia lãnh thổ là phân chia dân cư theo đơn vị hành chính mà không phân
biệt dân tộc, giới tính, độ tuổi, tôn giáo, huyết thống, văn hóa. Mỗi địa bàn lãnh
thổ được phân chia sẽ tổ chức hệ thống quản lý nhà nước đặt trong sự chi phối
chung của nhà nước trên phạm vi lãnh thổ quốc gia. Hoàn toàn khác với việc
phân chia dân cư trong xã hội thị tộc.
Việc phân chia dân cư theo lãnh thổ đặc trung bằng chế độ quản lý hộ tịch(ở
Việt Nam), chế độ quản lý nhập cư(ở Mỹ), chế độ bảo hiểm y tế(Nhật Bản). Quá
trình phân chia và quản lý dân cư cũng như đơn vị hành chính không phải là cố
định, bất biến mà luôn có những biến động thay đổi do yêu cầu của sự vận động
khách quan về tình hình kinh tế – xã hội và những nhu cầu của thực tiễn cũng
như năng lực quản lý của Nhà nước đối với dân cư cũng như yêu cầu phát triển
các khu vực, vùng và đơn vị hành chính.
Ví dụ: ở Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp các đơn vị hành
chính được chi thành các Khu, tỉnh tương đối lớn. Trong thời kỳ đổi mới và phát
triển kinh tế thì nhà nước Việt Nam lại phân chia các đơn vị hành chính cấp tỉnh,
huyện, xã theo hướng phân chia nhỏ hơn thời kỳ trước đây.
+ Nhà nƣớc thiết lập quyền lực công
Nhà nước là tổ chức quyền lực tách rời và đứng lên trên xã hội. Quyền lực
này mang tính chính trị, giai cấp. Để thực hiện thứ quyền lực công vô cùng
mạnh mẽ ấy, Nhà nước thiết lập một bộ máy các cơ quan công quyền: Cơ quan
quản lý, quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù… trang bị đầy đủ các công cụ, phương
12
tiện cần thiết để duy trì trật tự xã hội và địa vị của giai cấp thống trị, trấn áp và
buộc các giai cấp khác phải phục tùng ý chí của Nhà nước.
Quyền lực công chính là mệnh lệnh thể hiện uy quyền của Nhà nước.
Quyền lực công được thực hiện bởi một đội ngũ đông đảo các nhân viên nhà
nước được phép nhân danh Nhà nước trong thực hiện các mệnh lệnh Nhà nước.
Những người này được quyền sử dụng các trang thiết bị và phương tiện để làm
nhiệm vụ, được nhân danh quyền lực công để buộc bất cứ ai cũng phải chấp
hành ý chí của Nhà nước.
Ví dụ: Nghe tiếng còi và biển hiệu yêu cầu dừng lại của Cảnh sát giao thông
thì người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng xe và chịu sự kiểm tra.
Sự kiểm tra của cảnh sát là nhân danh quyền lực công chứ không phải là nhân
danh cá nhân.
+ Nhà nƣớc có chủ quyền quốc gia
Chủ quyền quốc gia bao trùm lên toàn bộ đất nước và mang tính tối cao.
Phản ánh quyền tự quyết của nhà nước trong việc thực hiện các chính sách đối
nội đối ngoại và không phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào khác. Chủ quyền
quốc gia gắn liền với nhà nước không phân biệt quốc gia lớn hay nhỏ. Chủ
quyền quốc gia thể hiện ở việc Nhà nước có toàn quyền quyết định tất cả mọi
vấn đề về đối nội và đối ngoại.
+ Nhà nƣớc đặt ra pháp luật và buộc mọi thành viên trong xã hội phải
chấp hành.
Để quả lý đất nước, Nhà nước đặt ra các luật lệ rồi phổ biến cho công chúng
được biết. Nhà nước kiểm tra việc thực hiện và chấp hành các luật lệ của các
công dân của mình, đặt ra bộ máy kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật
cũng như xử lý hành vi phạm luật của bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Đây là quyền
năng mà các tổ chức xã hội hoàn toàn không có được.
+ Nhà nƣớc đặt ra và tiến hành thu các loại thuế
Để tạo nguồn tài chính chi phí cho hoạt động của bộ máy, Nhà nước đặc ra
các thứ thuế và tiến hành thu các loại thuế. Nguồn ngân sách ấy dùng để xây
dựng các cơ quan công sở, các trang thiết bị và phương tiện làm việc, trả lương
cho đội ngũ nhân viên nhà nước. Đặc biệt, nhà nước dành phần nhiều để chi cho
đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…
1.1.3. Bản chất nhà nƣớc
– Bản chất giai cấp :
13
Nhà nước là tổ chức ra đời từ cuộc đấu tranh giai cấp, là sản phẩm của cuộc
đấu tranh ấy, giai cấp nào giành thắng lợi trong cuộc chiến ấy sẽ tất yếu thiết lập
nên tổ chức quyền lực của mình để thống trị các giai cấp khác(giai cấp thất bại).
Như vậy Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị, tất yếu mang bản chất của
giai cấp thống trị. Bản chất đó thể hiện trên các phương diện sau đây:
+ Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp thống trị. Ví dụ: Nhà nước
phong kiến ưu tiên bảo vệ lợi ích trước hết là của nhà vua và tầng lớp địa chủ
phong kiến; Nhà nước tư sản bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản thống trị.
+ Nhà nước là công cụ để thống trị giai cấp, đàn áp bất cứ lực lượng nào có
mưu đồ chống đối, giành chính quyền nhà nước. Bằng hệ thống bạo lực vật chất
đồ sộ: quân đội, cảnh sát, tòa án…sẵn sàng ra tay khi có bất cứ cá nhân, tổ chức
nào xâm phạm và đe dọa đến sự tồn vong của nhà nước. Điều này diễn ra hầu
hết ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới từ cổ chí kim. Ví dụ: các cuộc khởi nghĩa
của nô lệ(thời kỳ chiếm hữu nô lệ), của nông dân(thời kỳ phong kiến), của công
nhân(thời kỳ nhà nước tư sản)đều được các Nhà nước đó thực hiện chuyên chính
một cách triệt để nhằm triệt tiêu tận gốc phong trào đấu tranh ấy(giai cấp thống
trị gọi là những cuộc bạo loạn)
+ Bản chất giai cấp của nhà nước tùy thuộc vào tương quan lực lượng và kết
cấu g/c trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Ví dụ: Nhà nước XHCN là nhà
nước thuộc về số đông đó là giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Cũng là
bộ máy thống trị nhưng thuộc về số đông chứ không phải bảo vệ lợi ích cho giai
cấp thống trị nhưng là thiểu số trong các nhà nước bóc lột trước đó. Với mục
tiêu xây dựng CNXH, mang lại lợi ích cho mọi người, cho nên đây là kiểu nhà
nước tiến bộ nhất trong lịch sử và là một loại nhà nước đặc thù. V.Lênin gọi nhà
nước XHCN là “nhà nước một nửa nhà nước”.
+ Bản chất giai cấp của nhà nước thể hiện rõ nhất trong các quan điểm, tư
tưởng, đường lối chính trị, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhất là đường
lối chính trị của giai cấp nắm giữ quyền lực nhà nước(thường là một chính
Đảng). Những chính sách đó được thực hiện qua các chức năng của nhà nước
trên bình diện quốc gia và quốc tế.
– Bản chất xã hội:
+ Ngoài bản chất giai cấp như là tính tất yếu vốn có, thì nhà nước còn mang
bản chất xã hội. Điều này thể hiện qua giá trị xã hội của nhà nước: nhà nước
không thể tiêu diệt giai cấp bị trị mà còn bảo vệ ở những mức độ nhất định các
quyền và lợi ích của giai cấp bị trị và các giai tầng khác trong xã hội. Ví dụ: nhà
14
nước tư sản cũng quan tâm bảo vệ quyền lợi của công nhân lao động. Xu hướng
về lâu dài các nhà nước đều rất chú ý đến khí cạnh này nhằm đi đến hài hòa và
cân bằng lợi ích giữa các tầng lớp trong xã hội vì sự phát triển và ổn định về mọi
mặt của quốc gia.
Trong thời đại ngày nay, các nhà nước ngày một quan tâm nhiều hơn đến
các công việc mang tính xã hội: xây dựng công trình phúc lợi, trường học, bệnh
viện, bảo vệ môi trường, phòng chống các dịch bệnh, thiên tai…Thể hiện một
cách rõ ràng nhất là Nhà nước nỗ lực hết mình để chăm lo và bảo vệ các lợi ích
cho các công dân của mình. Ví dụ: sau các cuộc khủng bố đẫm máu của các
nhóm hồi giáo cực đoan xảy ra tại đảo Bali(Inđônexia), các chính phủ Mỹ, Anh,
Uc, Hàn Quốc… đều khuyến cáo các công dân của mình không nên đi du lịch
đến Bali; Trong đại dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp(SAR), nhà nước Việt
Nam đã khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đi du lịch Hồng Kông,
những người đi về phải qua sự kiểm tra y tế một cách kỹ lưỡng để đề phòng và
bảo vệ lợi ích cộng đồng
1.1.4. Hình thức nhà nƣớc
Hình thức Nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những biện
pháp thực hiện quyền lực ấy, thể hiện trên ba phương diện cụ thể sau đây:
– Hình thức chính thể: là việc thiết lập quyền lực Nhà nước tối cao, các cơ
quan quyền lực tối cao, trình tự thiết lập ra các cơ quan đó, mối quan hệ qua lại
của chúng với nhân dân và mức độ tham gia của nhân dân vào quá trình hình
thành nên những cơ quan đó.
Trong các nhà nước bóc lột, hình thức chính thể được phân ra thành: Chính
thể quân chủ và chính thể cộng hòa. Đối với chính thể quân chủ, quyền lực nhà
nước tối cao thuộc về người đứng đầu(vua, quốc vương, nữ hoàng…). Đối với
chính thể cộng hòa, quyền lực tối cao được thực hiện bởi các cơ quan đại diện
được bầu ra trong một thời hạn nhất định, theo nhiệm kỳ.
Chính thể quân chủ đƣợc phân thành hai loại:
+ Chính thể quân chủ tuyệt đối: quyền lực Nhà nước thuộc về một người,
đó là vua, có quyền lực vô hạn, ý chí của nhà vua là luật dù cho ý chí ấy có nhẫn
tâm, tàn bạo và vô lý đi chăng nữa. Ví dụ: Nhà vua trong các nhà nước phong
kiến trước đây ở Trung Hoa, Việt Nam
+ Chính thể quân chủ hạn chế: chính thể này hình thành từ cuộc đấu tranh
giữa g/c tư sản và giai cấp phong kiến. Do cuộc đấu tranh không kiên quyết dẫn
15
đến sự thỏa hiệp giữa đôi bên về chia nhau quyền thống trị nhà nước. Trong
chính thể này, quyền lực tối cao của nhà nước không còn nằm tất cả trong tay
nhà vua nữa mà nó được san sẻ quan những cơ quan khác như Quốc hội, Chính
phủ. Càng về sau thì quyền lực nhà vua càng bị hạn chế nhiều hơn và ít có ảnh
hưởng trong lập pháp và hành pháp. Vua chỉ trị vì mà không cai trị, chỉ là biểu
tượng danh nghĩa quốc gia và tinh thần đoàn kết dân tộc. Ví dụ: các nhà nước
Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Thái Lan, Thụy Điển…hiện nay là những loại hình
chính thể quân chủ hạn chế(còn gọi là quân chủ đại nghị).
Chính thể cộng hòa đƣợc phân thành hai loại:
+ Cộng hòa dân chủ: Quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, nhân dân thực
hiện quyền lực thông qua bầu cử thiết lập nên các cơ quan đại diện quyền lực
nhà nước. Tuy nhiên trong các nhà nước bóc lột, g/c thống trị thường tìm mọi
cách hạn chế quyền bầu cử của nhân dân lao động bằng việc đặt ra nhiều quy
định hạn chế sự tham gia của nhân dân lao động trong tổ chức thực hiền các
quyền về chính trị.
+ Cộng hòa quý tộc: quyền bầu cử chỉ quy định cho các tầng lớp quy tộc
– Hình thức cấu trúc nhà nƣớc: được hiểu là cơ cấu hành chính lãnh thổ
của nhà nước, mối quan hệ giữa nhà nước với các bộ phận hành chính lãnh thổ,
giữa cơ quan nhà nước trung ương và cơ quan nhà nước địa phương(đơn vị hành
chính lãnh thổ). Có hai hình thức cấu trúc nhà nước cơ bản, đó là:
+ Nhà nước đơn nhất: nhà nước được chia thành các đơn vị hành chính
lãnh thổ: tỉnh, thành phố, huyện, quận, thị xã, xã, phường… và có các cơ quan
quyền lực, quản lý, xét xử chung cho cả nước. Các đơn vị hành chính lãnh thổ
không có yếu tố chủ quyền nhà nước và hệ thống pháp luật riêng biệt. Ví dụ: nhà
nước Việt Nam, Pháp, Lào, Inđônêxia, Trung Hoa…là những nhà nước loại này.
+ Nhà nước liên bang: là nhà nước liên hợp của nhiều nhà nước. NNLB có
hai hệ thống cơ quan quyền lực, quản lý và xét xử: Một hệ thống chung cho toàn
liên bang và một hệ thống cho mỗi nước thành viên. Vừa có chủ quyền quốc gia
chung cho nhà nước liên bang, vừa có chủ quyền quốc gia riêng cho mỗi nước
thành viên. Ví dụ: Malaixia, Thụy Sỹ, Brazil, Ấn Độ, Liên Xô trước đây, Đức,
Mỹ…
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự ra đời của các tổ chức quốc tế, các nhà
nước cũng có xu thế liên minh hợp tác với nhau trở thành những khối: ASEAN,
Hồi giáo, EU… thật ra đó chỉ là những liên minh về những lĩnh vực mà các bên
muốn hợp tác cùng có lợi mà thôi. Hoặc như Liên minh Châu Âu(liên minh về
16
kinh tế, chính trị… đã sử dụng đồng tiền chung, lập các cơ quan điều phối chỉ
đạo chung…)tuy nhiên xét về bản chất thì đó không phải là một kiểu nhà nước
do nó chưa thỏa mãn các dấu diệu chung đặc trưng của nhà nước.
– Chế độ chính trị: là những phương pháp, cách thức cơ quan nhà nước sử
dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. Chung quy thì có hai phương pháp: dân
chủ và phản dân chủ với các hình thức, mức độ, bản chất khác nhau tùy theo
từng thời kỳ lịch sử và tính chất của cuộc đấu tranh giai cấp cũng như ảnh
hưởng của vị trí chính trị của quốc gia trên trường quốc tế. Mức độ dân chủ thật
sự, giá trị của chế độ chính trị là những yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của hình thức nhà nước nói chung và chính bản thân nhà nước nói riêng. Ví
dụ: ở Việt Nam thời kỳ trước CMT8, chế độ chính trị là cực kỳ phản dân chủ,
nhà nước phong kiến cấu kết với chính quyền thực dân triệt tiêu hết mọi quyền
dân chủ, dân sinh.
1.1.5. Chức năng nhà nƣớc
Chức năng của nhà nước là các phương diện, loại hoạt động cơ bản của nhà
nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. Nhiệm vụ của nhà
nước là những mục tiêu mà nhà nước hướng tới, là những vấn đề đặt ra mà nhà
nước cần giải quyết.
Một nhiệm vụ có thể phát sinh nhiều chức năng, ví dụ: xây dựng CNXH
được thực hiện qua nhiều chức năng: tổ chức nền kinh tế, văn hóa, giáo dục…
Mỗi chức năng lại phải giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau, ví dụ: Chức
năng tổ chức kinh tế phải giải quyết các nhiệm vụ: xây dựng cơ sở vật chất,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo loại
trừ tình trạng bất công, mâu thuẫn xã hội.
Mỗi chức năng, nhiệm vụ của nhà nước có thể được giao cho nhiều loại cơ
quan nhà nước khác nhau. Ví dụ: chức năng bảo vệ trật tự pháp luật được giao
cho các cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát.
Có nhiều cách phân loại chức năng của nhà nước nhưng phổ biến nhất vẫn
là phân thành hai chức năng:
+ Chức năng đối nội: Thực hiện trong phạm vi nội bộ quốc gia, ví dụ: bảo
vệ trật tự pháp luật, phát triển kinh tế-văn hóa, phân chia và quản lý đơn vị hành
chính lãnh thổ…
17
+ Chức năng đối ngoại: thực hiện mối quan hệ giữa quốc gia với các nhà
nước khác và các tổ chức quốc tế. Ví dụ: Hợp tác kinh tế, quan hệ ngoại giao với
các nước, phòng thủ xâm lăng, chống khủng bố…
Giữa chức năng đối nội và chức năng đối ngoại có quan hệ gắn bó mật thiết
với nhau, cùng tác động qua lại, làm tiền đề cho nhau cùng phát triển, nâng cao
hiệu quả việc thực hiện chức năng và hoàn thành nhiệm vụ chung của nhà nước.
Các chức năng của nhà nước được thực hiện dưới các hình thức pháp lý cơ
bản đó là:
– Hoạt động lập pháp(xây dựng và ban hành các đạo luật): do Quốc hội đảm
trách
– Hoạt động thi hành pháp luật: do Chính phủ đảm trách
– Hoạt động bảo vệ pháp luật: do Tòa án và các cơ quan tư pháp khác đảm
trách.
Các phương pháp cơ bản để thực hiện chức năng của nhà nước đó là thuyết
phục và cưỡng chế. Tùy theo mỗi hoàn cảnh và đối tượng tác động mà nhà nước
sử dụng thuyết phục hay cưỡng chế hoặc kết hợp cả hai tuỳ theo từng mức độ
khác nhau. Ví dụ: ở Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, mệnh lệnh Nhà nước
mang tính cưỡng chế nhiều hơn, nhưng thời kỳ hòa bình thì lại mang tính thuyết
phục nhiều hơn.
1.2. Sự ra đời pháp luật
1.2.1. Nguồn gốc của pháp luật
Những nguyên nhân làm cho sự ra đời của nhà nước cũng chính là những
nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của pháp luật. Có nhà nước tất yếu có pháp
luật, pháp luật gắn liền với nhà nước, không có thứ pháp luật nào tồn tại độc lập
tách rời với nhà nước cả. Pháp luật là công cụ tất yếu nhà nước phải sử dụng để
cai trị xã hội, bảo đảm cho xã hội luôn ở trong vòng trật tự theo mong muốn của
giai cấp thống trị.
Trước khi có nhà nước và pháp luật thì đã có xã hội loài người. Trong xã
hội sơ khai buổi đầu, mặc dù không có pháp luật nhưng những quan hệ giữa con
người người hay cộng đồng người với nhau vẫn được các thành viên trong xã
hội xử sự theo những khuôn mẫu điển hình của thị tộc, bộ lạc. Những quy tắc
điều chỉnh hành vi của con người là những quy phạm đạo đức, tín ngưỡng,
phong tục, tập quán… được các thành viên trong xã hội nhất mực tự nguyện
tuân theo.
18
Ví dụ: – giết người thì phải đền mạng; xúc phạm thần linh của bộ tộc thì bị
ruồng bỏ hoặc đuổi khỏi bộ tộc…
Các quy phạm xã hội ấy điều chỉnh hành vi xử sự của con người và được
thực hiện một cách tự giác, hoàn toàn không có sự cưỡng chế bằng bạo lực của
một tổ chức chuyên trách riêng biệt. Cho đến khi Nhà nước ra đời thì, một mặt
Nhà nước đặt ra pháp luật là các quy tắc ứng xử mới, mặt khác Nhà nước thừa
nhận và cho áp dụng các quy phạm xã hội có sẵn nhưng có lợi cho nhà nước để
nâng chúng lên thành pháp luật và buộc các thành viên trong xã hội phải tuân
theo. Nhà nước thiết lập bộ máy cưỡng chế để buộc các thành viên trong xã hội
phải tuân theo dù muốn hay không. Nếu không tuân theo hoặc chống đối lại thì
sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế(phạt vi phạm)
1.2.2. Bản chất của pháp luật
Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị, chính là ý chí của giai cấp
thống trị được đề lên thành luật. Ý chí ấy phản ánh, ghi nhận và bảo vệ các lợi
ích của giai cấp thống trị. Pháp luật tạo ra các khôn mẫu và chuẩn mực ứng xử
trong từng hành động của cá nhân, tổ chức được giai cấp thống trị áp đặt lên xã
hội buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuyệt đối chấp hành. Như vậy, về mặt
bản chất thì pháp luật luôn mang bản chất giai cấp. Nghĩa là pháp luật phản ánh
ý chí, quyền và lợi ích của giai cấp thống trị. Sự phản ánh đó được cụ thể hóa
trong các quy phạm pháp luật, thể hiện rõ nhất là trong từng câu chữ, giá trị tư
tưởng và nội dung của các điều khoản pháp luật.
Ví dụ 1: Bộ luật Hồng Đức do vua Lê Thánh Tông ban hành(thế kỷ 15) quy
định: kẻ mưu phản, mưu đại nghịch thì chém bêu đầu(Điều 411); kẻ làm ca dao,
vè, từ khúc nói việc nước, trong đó có lời lẽ chỉ trích, chế nhạo, cố ý không
thuận triều đình, hay phao tin đồn nhảm làm kinh động dân chúng thì đều bị xử
lưu đi châu xa(Điều 413); ai mưu giết người thì xử lưu đi châu gần, đã gây
thương tích cho người thì xử lưu châu xa, nếu đã gây bị thương rồi chết thì xử
giảo, đã giết người ta chết thì xử chém(Điều 415); ăn trộm ấn vua và đồ dùng
của vua thì xử chém(Điều 430).
Ví dụ 2: Sắc lệnh số 6 ngày 05/9/1945: “Cấm nhân dân Việt Nam không
được đăng lính, bán thực phẩm, dẫn đường, liên lạc, làm tay sai cho Pháp; kẻ
nào trái lệnh sẽ bị đưa ra tòa án quân sự nghiêm trị”.
Pháp luật phản ánh cơ sở kinh tế xã hội, điều kiện sinh hoạt vật chất-tinh
thần, hoàn cảnh lịch sử, những truyền thống của quốc gia, dân tộc, trình độ phát
triển của quốc gia ấy. Tương ứng với mỗi điều kiện hoàn cảnh lịch sử-chính trị-
19
xã hội sẽ có những kiểu pháp luật phù hợp. Khi những cơ sở kinh tế-xã hội, điều
kiện, hoàn cảnh ấy thay đổi thì sẽ kéo theo sự thay đổi của pháp luật.
Ví dụ 1: ở Thái Lan hiện nay còn chế độ vương quyền cho nên luật hình sự
có quy định tội chống lại nhà vua, giết vua sẽ bị xử tử hình, mới chỉ là có âm
mưu giết vua thôi cũng sẽ bị xử tội chết; ở Việt Nam, chế độ vương quyền đã bị
tiêu diệt từ lâu cho nên pháp luật hình sự Việt Nam không quy định loại tội này.
Ví dụ 2: ở Mỹ, công dân có quyền sở hữu vũ khí nóng như súng và có thể
sử dụng súng để phòng vệ, quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp Hoa Kỳ
như là một quyền cơ bản của công dân, nhưng ở Việt Nam công dân không có
quyền sở hữu súng, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành
vi tàng trữ, sử dụng vũ khí; Đánh bạc, cá độ ở Việt Nam có thể bị xử lý hành
chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Đánh bạc”, “Tổ chức đánh bạc”
nhưng ở các nước như Mỹ, Anh, Hồng Kông… thì đánh bạc được luật cho phép;
ở Việt Nam công dân xuất cảnh ra nước ngoài có thể bị cấm, bị hạn chế, thậm
chí có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xuất
cảnh trái phép, nhưng ở các nước như Nhật Bản, Thụy Điển thì xuất cảnh ra
nước ngoài là một quyền hiến định của công dân(được ghi nhận trong Hiến
pháp).
Pháp luật còn mang các giá trị xã hội. Dù ít dù nhiều thì trong những chừng
mực nhất định, hầu hết mọi hế thống pháp luật đều mang các giá trị xã hội. Trên
góc độ này, pháp luật phản ánh các quyền và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp
trong xã hội, dù đó là giai cấp bị trị đi chăng nữa.
Ví dụ: Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều nghiêm
cấm việc vu khống, làm nhục, xúc phạm danh dự nhân phẩm của công dân, mà
không phân biệt công dân ấy ở thành phần giai cấp, địa vị xã hội, độ tuổi, dân
tộc, giới tính, nghề nghiệp nào.
1.2.3. Các thuộc tính của pháp luật
+ Tính quy phạm phổ biến:
Pháp luật là khuôn mẫu, quy tắc xử sự chung cho nên nó có tính phổ biến,
điển hình. Công dân bất luận thuộc thành phần g/c, dân tộc, tuổi tác, địa vị xã
hội như thế nào…nếu ở vào hoàn cảnh chung được luật xác định thì đều phải lựa
chọn cùng cách thức xử sự như nhau. Ví dụ: Luật hôn nhân gia đình Việt Nam
quy định muốn kết hôn thì nam giới phải đủ 20 tuổi, nữ phải đủ 18 tuổi và phải
thuộc trường hợp pháp luật không cấm kết hôn, phải được sự công nhận về mặt
pháp lý của UBND; Luật giao thông đường bộ quy định: khi tham gia giao
20
thông người và phương tiện tham gia giao thông đều phải đi về bên phải của
hướng đi.
+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
Pháp luật phải được quy định một cách rõ ràng, cụ thể, minh bạch có nội
dung và cách hiểu thống nhất do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận. Ở nước ta
pháp luật chỉ được thể hiện dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật do các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Mỗi loại cơ quan nhà nước chỉ được
ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nhất định. Ví dụ: văn bản Luật
phải do Quốc hội ban hành, Chính phủ chỉ được ban hành Nghị quyết, Nghị
định…
+ Tính ổn định:
Pháp luật được làm ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội đã hình thành và
ổn định. Việc đặt ra pháp luật cũng mất rất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy
nó mang tính ổn định lâu dài, không thể thay đổi một sớm một chiều được. Việc
thay đổi nó phải mất rất nhiều thời gian, trình tự, thủ tục rất phức tạp. Ví dụ: Bộ
luật dân sự Việt Nam hiện nay được dự thảo xây dựng trong khoảng thời gian 20
năm(từ 1975 đến 1995), đến nay đang chuẩn bị thay đổi, bổ sung, sửa đổi một số
điều luật.
+ Tính cưỡng chế:
Pháp luật khác quy phạm xã hội ở tính cưỡng chế. Nó được bảo đảm bằng
sức mạnh cưỡng chế của bộ máy nhà nước. Bộ máy cưỡng chế được tổ chức
thành một hệ thống nhiều cơ quan, lực lượng(quan đội, cảnh sát, viện kiểm sát,
tòa án, nhà tù, vũ khí, công cụ hỗ trợ…) với các phương tiện sẵn sàng thực hiện
bất cứ biện pháp cưỡng chế nào nhằm ngăn chặn hành vi chống đối, bảo đảm
cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh.
Ví dụ: Phản bội tổ quốc thì bị bỏ tù; vi phạm luật giao thông nhẹ thì bị xử
phạt hành chính nặng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; vi phạm luật lao động
thì có thể bị buộc thôi việc; vi phạm hợp đồng dân sự thì phải bồi thường
Tính cưỡng chế của pháp luật là yếu tố bảo đảm cho pháp luật được phát
huy hiệu lực trên thực tế, giữ cho đời sống xã hội và các hoạt động của con
người, cơ quan, tổ chức trong vòng trật tự, yên ổn theo đúng chính sách cai trị
của Nhà nuớc.
1.2.4. Chức năng của pháp luật
Pháp luật có ba chức năng chính, gồm:
21
+ Chức năng giáo dục: Pháp luật giáo dục con người ý thức chấp hành các
quy tắc xử sự chung nhằm hướng đến lợi ích chung của nhà nước, cộng đồng, tổ
chức, các công dân và ngay cả chính lợi ích của người được giáo dục.
+ Chức năng điều chỉnh: Pháp luật hướng đến điều chỉnh các mối quan hệ
xã hội, tác động và quy định cách thức xử sự của chủ thể quan hệ xã hội ấy. Ví
dụ: trong quan hệ hôn nhân gia đình, pháp luật ghi nhận và điều chỉnh quan hệ
ấy bằng cách chỉ ra cách xử sự của người tham gia quan hệ ấy: Vợ chồng phải
thương yêu, tôn trọng lẫn nhau; con cái phải vâng lời và hiếu thảo với cha mẹ,
ông bà…mọi thành viên trong gia đình đoàn kết cùng nhau xây dựng gia đình
hòa thuận hạnh phúc.
+ Chức năng bảo vệ: Pháp luật là công cụ duy trì sự thống trị và bảo vệ các
quyền, lợi ích và các giá trị xã hội theo ý chí của nhà nước. Pháp luật ghi nhận
các mối quan hệ xã hội, quyền, lợi ích, cách thức, mức độ bảo vệ cụ thể của
quan hệ xã hội ấy.
Ví dụ: Điều 28 Hiến pháp Việt Nam 1992, qui định “Mọi hoạt động sản
xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân, làm
thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của
công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo
hộ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng”.
Ví dụ: Hiến pháp Nhật Bản năm 1946, Điều 22 Chương III (Quyền lợi và
nhiệm vụ của nhân dân) quy định “ Quyền tự do xuất ngoại hay bỏ quốc tịch
không bị cản trở”.
1.2.5. Hình thức của pháp luật
Pháp luật được ra đời, tồn tại cùng với nhà nước theo 03 hình thức cơ bản
sau đây:
+ Tập quán pháp: ra đời ở thời kỳ đầu nhà nước mới được thiết lập. Ở thời
kỳ này, Nhà nước sử dụng những phong tục, tập quán sẵn có mà Nhà nước cho
là có lợi cho mình để nâng lên thành luật và bắt buộc mọi thành viên trong xã
hội phải tuân theo.
+ Tiền lệ pháp: là việc Nhà nước sử dụng các quyết định xử phạt của Tòa
án hoặc cơ quan hành chính về một vụ việc cụ thể để áp dụng cho các vụ việc
tương tự xảy ra tiếp theo sau. Ví dụ: lần đầu tiên có một người vào quán ăn để
ăn nhưng không trả tiền. Người này bị tố cáo và tòa xử tội ăn quỵt. Về sau thì
những hành vi ăn quỵt sẽ được lấy án mẫu xử lần đầu để trị tội can phạm.
22
+ Văn bản quy phạm pháp luật: là luật thành văn thể hiện dưới thể thức
văn bản, trong các văn bản ấy các quy phạm pháp luật được tập hợp, hệ thống
hóa theo một trật tự nhất định, được Nhà nước ban hành và công bố cho toàn
dân được biết theo các nghi thức đã định sẵn. Ở Việt Nam, việc công bố văn bản
quy phạm pháp luật được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật.
1.2.6. Các hệ thống pháp luật trên thế giới
* Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ(Common law) còn gọi là thông luật:
Nguồn hình thành chủ yếu là tiền lệ pháp, về sau có kết hợp với nguồn văn bản
quy phạm pháp luật
* Hệ thống pháp luật Châu âu lục địa(Continential law): xác định nguồn
hình thành của hệ thống pháp luật là các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành
Pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa.
Do xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử Việt Nam đã trải quan hơn 80 năm là thuộc
địa của nước thực dân Pháp. Mặt khác xét về lịch sử thì Việt Nam đã trải qua
một thời gian sử dụng hình thức Văn bản pháp luật mà đỉnh cao thể hiện trong
các bộ luật của các Nhà nước phong kiến Việt Nam từ thời Lý – Trần đến nhà
Nguyễn sau này.
* Hệ thống pháp luật XHCN: ở các nước XHCN. Việt Nam chịu ảnh hưởng
của hệ thống pháp luật Xô-viết(Liên Xô cũ)
* Hệ thống pháp luật Hồi giáo: Các nước coi đạo Hồi là quốc đạo. Giáo lý
Hồi giáo(trọng tâm là Kinh Cô-ran) được xem là cội nguồn và là hiện thân của
pháp luật. Các quốc gia theo truyền thống này hiện nay có Ả rập Saudi, Quata,
Cô-oét, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất
Chƣơng 2
NHÀ NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2.1. Sự ra đời, quá trình phát triển Nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam
23
– Việt Nam đã có một bề dày về lịch sử dựng nước và giữ nước mà đặc
trưng là việc tổ chức nên hệ thống chính quyền của các vương triều phong kiến
nối tiếp nhau trải qua bao thăng trầm của lịch sử của công cuộc chống ngoại
xâm(phong kiến Trung Hoa) và xung đột nội bộ(thời nhà Đinh, Trịnh – Nguyễn,
Nam – Bắc triều…)
– Từ cuối thế kỷ 19 đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, ở Việt Nam
chính quyền nhà nước được tổ chức theo kiểu “một quốc gia hai chế độ”. Cụ thể
là nước ta có hai hệ thống chính quyền nhà nước và pháp luật:
+ Một hệ thống chính quyền và pháp luật của triều đình phong kiến nhà
Nguyễn
+ và một hệ thống chính quyền và pháp luật của chính quyền thực dân
Pháp.
Do bản chất tàn bạo và phản động của hai tầng lớp áp bức cai trị này mà
làm phát sinh các cuộc đấu tranh giữa các tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổ
và sau này là của giai cấp công nhân Việt Nam nhằm chống lại ách cai trị của
hai hệ thống chính quyền và pháp luật này. Nổi bất là các cuộc khởi nghĩa của
phong trào nông dân, của các sỹ phu, nhà yêu nước chống lại triều đình nhà
Nguyễn và thực dân Pháp như lịch sử Việt Nam ghi nhận: phong trào Cần
Vương, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Cuộc vận động cách mạng
của Việt Nam quốc dân đảng…nhưng tất cả đều bị dập tắt bởi bạo lực của nhà
nước phong kiến và thực dân Pháp.
– Trong lúc cuộc đấu tranh cách mạng giành quyền dân sinh dân chủ đang
trong giai đoạn khủng hoảng về đường lối, người con ưu tú của dân tộc Việt
Nam – Nguyễn Ái Quốc bước lên vũ đài chính trị thành lập và lãnh đạo các tổ
chức cách mạng, đặc biệt là tổ chức Đảng cộng sản. Sau nhiều năm bôn ba hải
ngoại, học tập và tiếp thu các hệ tương tưởng cách mạng, nhà nước và pháp luật,
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiến hành vạch đường lối, phương pháp cách mạng
khoa học và tập hợp mọi lực lượng tiến bộ, qua nhiều cuộc tập diễn lịch sử,
chuẩn bị mọi điều kiện và nắm bắt thời cơ. Tháng 8/1945 dưới sự lãnh đạo của
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng cộng sản Việt Nam, quần chúng lao động
khắp cả nước vùng lên làm cuộc cách mạng mùa thu lịch sử, đập tan toàn bộ hai
hệ thống chính quyền và pháp luật, dựng nên nhà nước công nông kiểu mới: nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
* Xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền nhân dân kiểu mới
24
– Sau CMT8 thành công, giành được chính quyền, chúng ta phải đương
đầu với muôn vàn khó khăn: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính quyền
cách mạng non trẻ luôn ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”
* Tổng tuyển cử bầu Quốc hội:
Ngày 06/01/1946 cả nước tổ chức bầu cử(lần đầu tiên trong lịch sử hàng
nghìn năm của dân tộc), bầu ra cơ quan quyền lực cao nhất của toàn dân. Chính
thức xóa bỏ chế độ phong kiến và thay thế kiểu chính quyền mới và đặc biệt tiến
bộ về bản chất. Quốc hội được bầu ra 333 đại biểu, 57% thuộc các đảng phái
khác nhau, 43% không thuộc đảng phái nào, 87% số đại biểu là công nhân, nông
dân, chiến sĩ cách mạng, 10 đại biểu là phụ nữ, 34 đại biểu là người dân tộc
thiểu số.
– Ngày 02/3/1946 Quốc hội họp phiên đầu tiên, bầu các cơ quan cao cấp
của nhà nước:
– Chính phủ, do Hồ Chủ tịch đứng đầu(có tổ chức các Bộ)
– Ban thường trực Quốc hội
– Kháng chiến ủy viên hội
– Cố vấn đoàn do Vĩnh Thụy(cựu hoàng Bảo Đại) làm Đoàn trưởng
– Thảo luận và bầu Uỷ ban dự thảo Hiến pháp
* Chính quyền nhân dân ở các địa phương:
Sau CMT8, ở các địa phương mới chỉ có chính quyền lâm thời gọi là Ủy
ban nhân dân cách mạng. Ngày 22/11/1945, Chính phủ lâm thời đã ban hành Sắc
lệnh về tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp ở nông thôn.
Đến ngày 22/12/1945 ban hành Sắc lệnh về tổ chức chính quyền nhân dân ở khu
vực đô thị(Thị xã, thành phố).
– Cấp tỉnh, thành phố, thị xã có Hội đồng nhân dân: là cơ quan quyền lực ở
địa phương, các đại biểu thông qua dân cử, là những người do nhân dân tín
nhiệm về tư cách, khả năng, tài năng. HĐND có toàn quyền quyết định tất cả các
vấn đề thuộc phạm vi địa phương, bãi bỏ quyết định sai trái của UB hành chính.
– Ủy ban hành chính là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa
phương, có quyền kiểm tra giám sát UBHC cấp dưới. Sau đó thì kháng chiến
toàn quốc bùng nổ nên UBHC được đổi thành Ủy ban kháng chiến.
* Xây dựng pháp luật kiểu mới
25
+ Sau một tháng CMT8 thành công, chính phủ lâm thời đã ban hành Sắc
lệnh ngày 20/9/1945 thành lập Ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh làm
Trưởng ban. Sau một thời gian nghiên cứu, soạn thảo, Dự thảo hiến pháp đã
được trình ra Quốc hội. Ngày 09/11/1946 Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp
đầu tiên của nhà nước dân chủ kiểu mới, gọi là Hiến pháp 1946.
+ Các văn bản pháp luật khác: chủ yếu là Sắc lệnh do Chủ tịch chính phủ
ký ban hành(thành lập Tòa án quân sự, sử dụng một số luật lệ chính quyền cũ,
xóa bỏ bất bình đẳng đặc quyền đặc lợi và bộ máy chính quyền cũ, phòng chống
tội phạm, thanh toán nạn mù chữ, tổ chức nền giáo dục kiểu mới, bảo đảm các
quyền tự do dân chủ của công dân…)
– Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước cách mạng kiểu mới được
thành lập nhưng các thế lực phản động trong nước và thực dân pháp không cam
chịu thất bại. Chúng đã cấu kết với nhau âm mưu tái chiếm để áp đặt ách cai trị
nước ta. Ngày 19/12/1946 Hồ chủ tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Từ
đây đất nước lại rơi vào cảnh chiến tranh, chúng ta phải đương đầu với cuộc
chiến 09 năm trường kỳ chống Pháp và các thế lực tay sai. Hoàn cảnh lịch sử đã
thay đổi, cho nên cách thức tổ chức bộ máy và sự vận hành hoạt động của bộ
máy nhà nước và pháp luật của chúng ta giờ đây cũng thay đổi theo cho phù hợp
với tình hình và đòi hỏi của nhiệm vụ thực tiễn.
– Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta bước vào giai đoạn cuối đàm
phán và ký Hiệp định Giơnevơ về kết thúc chiến tranh ở Đông Dương và Việt
Nam.
– Ngày 20/7/1954 Hiệp nghị được ký kết, có nội dung: các nước tôn trọng
các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchí.
Đó là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; ngừng bắn đồng thời
ở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương; quy định quân đội nước
ngoài phải rút khỏi Đông Dương và mỗi nước Đông Dương sẽ tổ chức tổng
tuyển cử tự do để thực hiện thống nhất đất nước. Vĩ tuyến 17(dọc sông Bến Hải)
là giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam thành 2 miền: phía Bắc do quân
đội Việt Nam đóng, phía nam do quân đội Pháp đóng, tiến tới tổng tuyển cử tự
do trong cả nước trong thời hạn 2 năm(tháng 7/1956).
– Chúng ta nghiêm chỉnh thi hành các điều khoản cam kết của Hiệp định
nhưng Mỹ và các thế lực phản động quốc tế âm mưu phá hoại Hiệp nghị. Sau đó
Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào nội bộ miền Nam, mở rộng chiến tranh xâm
lược đối với toàn lãnh thổ Việt Nam. Từ đó mà dẫn đến việc đất nước ta bị chia
về các hiện tượng nhà nước và pháp luật.II. Đối tƣợng nghiên cứu của môn họcNghiên cứu hiện tượng nhà nước và pháp luật dưới góc độ tổng thể trênnhững vấn đề cơ bản chung bao gồm:- Nguồn gốc nhà nước- Bản chất nhà nước- Chức năng và vai trò của nhà nước- Hình thức nhà nước- Quy luật hình thành phát sinh, phát triển của nhà nước- Sự ra đời của pháp luật- Bản chất và giá trị của pháp luật- Thuộc tính và chức năng của pháp luật- Hình thức pháp luật- Quy luật hình thành phát sinh, phát triển của pháp luật- Thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, trách nhiệm pháp lý- Ý thức pháp luật- Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật- Nhà nước và pháp luật Việt Nam- Pháp chế và vấn đề tăng cường pháp chếIII. Phƣơng pháp nghiên cứuMỗi ngành khoa học có đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau nên cũngcó các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Tùy theo tính chất và phạm vinghiên cứu mà sẽ sử dụng đồng thời các phương pháp chung và các phươngpháp đặc thù chuyên ngành. Pháp luật đại cương lấy chủ nghĩa Mác-Lênin vàphép biện chứng duy vật làm phương pháp luận nghiên cứu. Đặt vấn đề nghiêncứu trong mối liên hệ mật thiết với đời sống thực tiễn trong sự vận động biến đổiliên tục. Xuất phát từ thực tiễn lịch sử Việt Nam, quan điểm của Đảng cộng sảnvà Nhà nước Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật để tiếpcận, lý giải, xây dựng mô hình và đưa ra các kiến giải ứng dụng về Nhà nước vàpháp luật phù hợp với thực tiễn của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tếvà toàn cầu hóa.Với phương pháp và cách thức tiếp cận này, đòi hỏi việc nghiên cứu phápluật phải tuân thủ các nguyên tắc khoa học sau đây:- Xuất phát từ đời sống vật chất và tinh thần của đời sống xã hội, coi đó lànền tảng cơ sở và là nguồn gốc làm phát sinh vấn đề Nhà nước và pháp luật- Đặt vấn đề nghiên cứu trong sự vận động biện chứng trong mối quan hệchặt chẽ, hữu cơ với đời sống kinh tế xã hội trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thểcủa quốc gia, dân tộc để thấy được cơ sở và nguyên nhân phát sinh, tồn tại, biếnđổi cũng như tính chất và quy luật đặc thù của hiện tượng Nhà nước và phápluật.- Kế thừa các học thuyết, tư tưởng, tri thức chung về Nhà nước và pháp luậttheo suốt chiều dài lịch sử của nhân loại. Trong bối cảnh đất nước ta đã hội nhậpquốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chúng ta cần hướng tới việcvừa chủ động nghiên cứu, tiếp nhận thành quả tri thức của nhân loại, vừa pháthuy truyền thống quý báu và các thành quả của khoa học pháp lý nước nhà cũngnhư các kinh trong việc tổ chức mô hình Nhà nước và pháp luật Việt Nam từxưa đến nay.- Tránh hiện tượng giáo điều, rập khuôn, máy móc- Kết hợp hài hòa các phương pháp hệ thống, lịch sử, phân tích, tổng hợp,so sánh và trừu tượng khoa học để làm rõ được bản chất cácvấn đề về Nhà nướcvà pháp luật.IV. Mối tƣơng quan giữa Pháp luật đại cƣơng và các khoa học xã hộikhác1. Quan hệ với Triết họcTriết học đóng vai trò là khoa học lý luận soi đường chung cho các khoahọc khác. Pháp luật đại cương lấy phép biện chứng duy vật làm phương phápluận của việc nghiên cứu. Triết học xã hội nghiên cứu các hình thái kinh tế-xãhội, các hiện tượng Nhà nước và pháp luật chính là một trong những yếu tố cấuthành nên hình thái kinh tế-xã hội. Như vậy đối tượng nghiên cứu nghiên cứucủa Pháp luật đại cương đã trở thành một bộ phận được bao hàm bởi đối tượngnghiên cứu của triết học.2. Quan hệ với kinh tếPháp luật tồn tại trên cơ sở kinh tế, phản ánh thực trạng kinh tế. Pháp luật làmột yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, kinh tế thuộc hạ tầng cơ sở. Quan hệgiữa pháp luật với kinh tế chính là quan hệ biện chứng giữ kiến trúc thượng tầngvà hạ tầng cơ sở.3.Quan hệ với chính trịVề cơ bản, đối tượng nghiên cứu của khoa học Chính trị cũng chính là đốitượng nghiên cứu của Pháp luật đại cương. Pháp luật đại cương sử dụng các kháiniệm, phạm trù của khoa học chính trị như: quyền lực chính trị, quan hệ chínhtrị, giai cấp và đấu tranh giai cấp, đảng phái…4. Quan hệ với Văn hóa: Hệ tư tưởng nhà nước và pháp luật, kết quả sángtạo pháp luật… chính là sản phẩm tinh thần, của lao động sáng tạo mà con ngườiđạt được – một giá trị thuộc về văn hóa. Pháp luật đại cương sử dụng các kháiniệm của văn hóa như: các nền văn minh, tín ngưỡng, phong tục tập quán, đạođức…V. Hệ thống tri thức chung của môn học.1. Những khái niệm cơ bản- Pháp luật đại cương là khoa học có tính chất tổng hợp2. Những vấn đề cơ bản về Nhà nước.- Nguồn gốc Nhà nước- Bản chất Nhà nước, chức năng và hình thức Nhà nước- Các kiểu nhà nước trong lịch sử3. Những vấn đề cơ bản về pháp luật- Nguồn gốc Pháp luật- Bản chất Pháp luật, chức năng và hình thức Pháp luật- Đặc điểm của Pháp luật- Các kiểu pháp luật trong lịch sử4. Quy phạm pháp luật và Văn bản quy phạm pháp luật5. Quan hệ pháp luật- Khái niệm, đặc điểm- Chủ thể, quyền và nghĩa vụ pháp lý- Phân loại quan hệ pháp luật6. Thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật7. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý8. Hệ thống pháp luật của nước CHXHCN Việt NamCHƢƠNG 1NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, HÌNH THỨCCỦA NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT1.1. Nguồn gốc, bản chất, chức năng, hình thức nhà nƣớc1.1.1. Nguồn gốc nhà nƣớcNhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt được lập ra để thự hiện chứcnăng quản lý đời sống xã hội. Tổ chức đó rất đa dạng về loại hình, bản chất vàphức tạp về tổ chức. Sự ra đời và tồn tại của nhà nước gắn liền với nhiều biến cốxã hội và có mối quan hệ chặt chẽ với lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trongxã hội. Có rất nhiều quan điểm, tư tưởng và học thuyết giải thích về nguồn gốcra đời của nhà nước. Tựu trung, có thể xếp thành hai nhóm quan điểm, tư tưởngsau đây:* Nhóm các quan điểm không đúng về nguồn gốc nhà nƣớc- Trường phái thần học(gồm Masiten, Koct Phlore…), thần thánh hóa hiệntượng nhà nước, họ cho rằng Nhà nước ra đời là tuân theo ý muốn và sự sắp đặtcủa chúa trời và các thánh thần. Nhà nước là sự sáng tạo của Thượng đế – ngườisinh ra và sắp xếp trật tự của vạn vật trên cõi trần thế.- Trường phái thuyết gia trưởng(Aristote, Philmer, Mikhailốp,Merdooc…): quan niệm Nhà nước cũng giống như tổ chức gia đình, là hình thứctổ chức tự nhiên của đời sống con người. Trong mỗi gia đình đều có người giatrưởng(chủ nhà), thường là đàn ông, để chỉ huy quán xuyến và điều phối cáchoạt động của các thành viên trong gia đình với mục đích là giải quyết có hiệuquả các công việc của gia đình. Quốc gia có nhà nước cũng như gia đình cóngười gia trưởng. Nhà nước tồn tại trong mọi xã hội và quyền lực nhà nước vềthực chất cũng giống như quyền lực của người đứng đầu gia đình.- Trường phái thuyết khế ước xã hội(Xpinôza, Rút-xô, Radisép…): Quanniệm Nhà nước ra đời là kết quả của sự thỏa hiệp thống nhất bằng một hợpđồng(khế ước)giữa các thành viên trong xã hội ở trạng thái tự nhiên không cóNhà nước. Các cá nhân ấy đã chuyển một số quyền tự nhiên của họ vào Nhànước. Vì vậy Nhà nước là hiện thân của lợi ích chung, mỗi thành viên trong xãhội đều có quyền yêu cầu Nhà nước phục vụ và bảo vệ mình. Trường hợp Nhànước không đảm trách được yêu cầu về các quyền tự nhiên thì khế ước bị phávỡ, mất hiệu lực, do vậy nhân dân có quyền phá bỏ khế ước cũ để lập khế ướcmới, tức thay thế Nhà nước cũ bằng một Nhà nước mới hay hơn, tiến bộ hơn.- Thuyết bạo lực(Gumplôvích, E.Đuyrinh, Causky…): cho rằng Nhà nướcra đời từ việc sử dụng bạo lực giữa các thị tộc trong các cuộc chiến tranh xâmlược, nô dịch lẫn nhau. Bên thắng sẽ lập ra bộ máy đặc biệt gọi là nhà nước đểcai trị bên thất bại, quản lý vùng lãnh thổ mà bên thắng giành được.- Thuyết tâm lý(Petơrazitki, Phereder…): Nhà nước ra đời là do nhu cầutâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩtôn giáo, những người này là sứ giả của thần linh giao trách nhiệm trong coi xãhội và đời sống con người. Vì vậy nhà nước là tổ chức do các giáo sĩ có sứ mạnglãnh đạo xã hội, dẫn dắt mọi người theo ý muốn của đấng tối cao.Tất cả các quan điểm trên đây do hạn chế về mặt lịch sử hoặc quan điểmgiai cấp cho nên kiến giải về nguồn gốc ra đời của nhà nước trong sự tách rờikhỏi đời sống vật chất của xã hội, hoặc gán ghép cho các ý chí chủ quan của conngười hoặc tuyệt đối hóa ý chí thần linh…,cho nên đã có những giải thích khôngđúng về nguồn gốc ra đời cũng như bản chất của Nhà nước.* Quan điểm đúng về nguồn gốc Nhà nƣớcThể hiện sinh động ở hệ tư tưởng Mác –Lênin về nguồn gốc nhà nước. Dựatrên thành quả nghiên cứu khoa học của nhân loại, tiếp thu có chọn lọc các hạtnhân hợp lý của các học thuyết tư tưởng trước đó, các nhà kinh điển của chủnghĩa Mác đã xây dựng học thuyết cách mạng, giải thích một cách lôgic, biệnchứng, khoa học và đầy tính thuyết phục về nguồn gốc ra đời của nhà nước. Tưtưởng đó tập trung cô đọng nhất trong các tác phẩm của Ph.Ăngghen vàV.Lênin(Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước; Nhànước và cách mạng)Xã hội loài người đã qua một thời kỳ lịch sử không có Nhà nước, đó là thờikỳ công xã nguyên thủy. Là thời kỳ mà con người sống quần cư thành từng bầyđàn, ăn chung, làm chung, ở chung. Sinh hoạt cộng đồng được điều chỉnh bằng ýthức tự giác, bằng các chuẩn mực đạo đức, nghi thức tôn giáo.Đơn vị xã hội của từng nhóm người gọi là thị tộc, bộ lạc. Các tổ chức thịtộc, bộ lạc vận hành theo chế độ tự quản, sức mạnh của tổ chức thị tộc chính làquyền lực chung không tách rời khỏi xã hội.Công việc tổ chức quản lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sốngđược giao cho một Hội đồng thị tộc được lập ra gồm những người đàn ông, đànbà lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm, uy tín.Sở dĩ thời kỳ công xã nguyên thủy không có nhà nước và con người cũngkhông cần đến nhà nước là do cơ sở kinh tế xã hội cũng như đặc trưng của đờisống xã hội thời kỳ này quyết định. Đây là thời kỳ con người hoàn toàn lệ thuộcvào tự nhiên, thời kỳ săn bắt hái lượm, “làm ra bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu, làmngày nào biết ngày ấy”. Công cụ sản xuất thô sơ, năng suất lao động thấp kém,sản phẩm là ra rất ít ỏi, không có của dư thừa trong xã hội. Không có giai cấp vàxung đột giai cấp. Nhưng vấn đề mâu thuẫn nảy sinh được giải quyết bằng dưluận, tập quán và phong tục của thị tộc.Trong bước đường chinh phục tự nhiên, vật lộn và chống chọi với thiênnhiên khắc nghiệt, con người dần dần khám phá ra và giải phóng cho mình ngàymột bớt lệ thuộc hơn vào tự nhiên. Con người đã biết sáng tạo ra công cụ sảnxuất – yếu tố đảm bảo sự gia tăng nguồn lợi ích vật chất cho con người. Lịch sửxã hội loài người nguyên thuỷ đã chuyển dần sang một trang mới nhờ các biếncố vĩ đại sau đây:+ Cuộc phân công lao động lần thứ nhất : chăn nuôi tách ra khỏi trồngtrọt, của cải làm ra đã bắt đầu dư thừa. Tư tưởng tư hữu xuất hiện làm biến đổimọi quan hệ xã hội: chế độ mẫu hệ => chế độ phụ quyền, hôn nhân đối ngẫu=>hôn nhân một vợ một chồng. Các tù binh chiến tranh trước đây thay vì bị giết thìnay được giữ lại để làm nô lệ . . .=>đội ngũ những người bị trị bắt đầu xuất hiện.+ Cuộc phân công lao động lần thứ hai: Tiểu thủ công nghiệp ra đời, đâylà cuộc cách mạng về sáng tạo ra công cụ lao động => yếu tố thúc đẩy sản xuấtphát triển=>năng suất lao động tăng cao =>của cải làm ra ngày càng nhiều, mứcdư thừa, tích lũy tăng nhiều hơn trước. Lực lượng nô lệ ngày càng đông đúchơn, phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc(phân chia giai cấp). Và tất yếu làmâu thuẫn giai cấp xuất hiện.+ Cuộc phân công lao động lần thứ ba: thương nghiệp tách ra khỏi chănnuôi và trồng trọt cùng với sự ra đời của ngành thương mại và tầng lớp thươngnhân xuất hiện. Chế độ cho vay, cầm cố xuất hiện đã tăng cường sự tích tụ củacải vào trong tay thiểu số người, chủ yếu là những người đứng đầu của các bộlạc, thị tộc =>xã hội càng phân hóa giai cấp một cách sâu sắc hơn nữa.Với tác động mạnh mẽ của ba biến cố nêu trên đã là phá vỡ đời sống và tổchức thị tộc, đẩy loài người đến chỗ phân hóa giai cấp và bất bình đẳng xã hội,tạo ra những xung đột xã hội về mặt lợi ích giữa kẻ giàu và người nghèo, đó làbiểu hiện của cuộc đấu tranh giai cấp. Để giải quyết mâu thuẩn này, giữ cho xãhội được trong vòng yên ổn, một tổ chức đặc biệt tất yếu ra đời. Tổ chức đặcbiệt ấy là Nhà nước, do giai cấp nắm quyền lực kinh tế (nhờ vào tích lũy vàchiếm đoạt được) thiết lập nên.Thực tiễn lịch sử cho thấy nhà nước đã xuất hiện dưới ba hình thức cơ bảnsau:- Nhà nƣớc Aten: ra đời trực tiếp từ mẫu thuẫn giai cấp đối kháng phát sinhtrong lòng xã hội thị tộc, không có sự tác động nào từ bên ngoài.- Nhà nƣớc La Mã: xuất hiện bởi cuộc đấu tranh giữa những người thườngdân chống lại giới quý tộc của các thị tộc La Mã chiến thắng của những ngườithường dân đã phá vỡ tổ chức thị tộc, thúc đẩy quá trình hình thành nhà nướcdựa trên sự phân chia lãnh thổ và sự khác biệt về tài sản.- Nhà nƣớc Giecmanh: được thành lập trên cơ sở người Giecmanh xâmchiếm các vùng đất rộng lớn của đế chế La Mã cổ đại, chịu ảnh hưởng của nềnvăn minh Hy – La (Hy Lạp và La Mã). Nhà nước ra đời là do nhu cầu phải thiếtlập nền thống trị của người Giecmanh trên đất La Mã. Khi nhà nước được thiếtlập thì trong xã hội Giecmanh vẫn còn là chế độ thị tộc.Đặc thù riêng của phương Đông(ảnh hưởng của văn hóa nông nghiệp vàbảo vệ lãnh thổ): ở Phương Đông, nhà nước hầu như không phải xuất hiện từnhu cầu bức thiết của xung đột lợi ích giai cấp dẫn đến phải điều hòa cuộc đấutranh giai cấp, mà lại xuất hiện dựa trên yêu cầu cấp thiết của công việc trị thủy,chống ngoại xâm vì lợi ích chung. Các nhà nước cổ đại ở Ai Cập, Trung Quốc,Ấn Độ, Lưỡng Hà là những nhà nước đầu tiên ở phương Đông ra đời theo cáchnày.* Sự xuất hiện nhà nƣớc ở Việt Nam:Ở Việt Nam, Nhà nước xuất hiện vào khoảng nửa sau thiên niên kỷ thứ 2trước công nguyên(thời kỳ Hùng Vương). Với đặc thù cơ bản là sự phân hóagiai cấp diễn ra rất chậm chạp và không sâu sắc. Nhà nước ra đời do nhu cầubức thiết của công việc trị thủy. Sách Đại việt sử ký toàn thư chép “HùngVương nối nghiệp của Lạc Long Quân, chăm ban đức huệ để vỗ yên dân, chuyênnghề làm ruộng, chăn tằm, không lo can qua chinh chiến, con cháu nối đời đềugọi là Hùng Vương, phúc gồm 18 đời, trải hơn hai nghìn năm…Đến vua sau đứckém, lười chính sự, bỏ sửa sang vũ bị, ham mê tửu sắc làm vui, binh nước Thụcvừa đến thì quốc thống bèn mất”…Nhà nước dưới các triều đại Hùng Vương được sử sách gọi là nhà nước VănLang. Tổ chức bộ máy gồm:- Đứng đầu là Hùng Vương- Giúp việc cho Hùng Vương là Lạc hầu (tướng văn, trông coi các công việchành chính) và Lạc tướng (tướng võ, trông coi việc quân sự)- Bồ chính: trông coi các công xã nông thôn- Quan lang(con trai của Hùng Vương), Mỵ Nương(con gái của HùngVương) đều là những người giúp việc cho vua cha để trông coi muôn dân.+ Địa bàn lãnh thổ: Hùng Vương chia nước thành 15 bộ gồm:1- Văn Lang(Bạch Hạc – Vĩnh Phúc)2- Châu Diên(Sơn Tây)3- Phúc Lộc(Sơn Tây)4- Tân Hưng(Hưng Hóa – Tuyên Quang)5- Vũ Định(Thái Nguyên – Cao Bằng)6- Vũ Ninh(Bắc Ninh)7- Lục Hải(Lạng Sơn)8- Ninh Hải(Quảng Yên)9- Dương Tuyền(Hải Dương)10- Giao Chỉ(Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình)11- Cửu Chân(Thanh Hoá)12- Hoài Hoan(Nghệ An)13- Cửu Đức(Hà Tĩnh)14- Việt Thường(Quảng Bình)15- Bình Văn(chưa rõ nơi nào)* Hoạt động thực hiện chức năng nhà nƣớc- Về đối nội:- Chủ yếu chăm lo phát triển sản xuất, tập trung chủ yếu vào các ngành chănnuôi và trồng trọt.- Thương mại chưa được chú trọng.Hùng Vương đặc biệt quan tâm chăm lo trị thủy nông nghiệp để phát triểnnghề trồng lúa nước. Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy tinh là một minh chứng về10việc Hùng Vương tập hợp lực lượng toàn dân chống lũ lụt, trị thủy, bảo vệ mùamàng và tính mạng muôn dân.- Đối ngoại: phòng thủy xâm lăng. Truyền thuyết Thánh Gióng ghi lại cuộckháng chiến chống giặc Ân(thế lực ngoại bang giáp giới với Văn Lang) củanhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hùng Vương thứ sáu.* Pháp luật của Nhà nƣớc Văn Lang:Pháp luật thực chất là các ý chỉ của nhà vua(Hùng Vương), chủ yếu dựa trêncác tập quán, phong tục đạo đức có sẵn để nâng lên thành luật. Kẻ làm sai luật ắtphải chịu hình phạt. Bằng chứng lịch sử không có nhiều cho chúng ta biết phápluật có các chế định cụ thể gì, có các hình phạt loại gì và các mức phạt cụ thể rasao.Qua một số truyền thuyết lịch sử, chúng ta có thể nhận diện pháp luật thờikỳ nhà nước Văn Lang thể hiện ở hình thức và mức độ như sau:Về Hình sự, đã có việc định ra và áp dụng hình phạt. Câu chuyện “Dưahấu” về Mai An Tiêm thể hiện rõ điều này. Mai An Tiêm vì có hành vi xúcphạm đến thể diện của vua cha mà bị đày ra hoang đảo giữa biển khơi. Đến khibiết hối lỗi thì Hùng Vương cho đón về.+ Nghi thức và điều kiện truyền ngôi vua, giao quyền điều hành cai trị đấtnước cho người có tài đức thể hiện trong câu chuyện “Bánh chưng, bánh dày”đời Hùng Vương thứ 16+ Tục lệ cưới hỏi, hôn lễ phải có lễ vật thể hiện trong truyện “Sơn tinh,Thủy tinh” đời Hùng Vương thứ 18.Tóm lại, Nhà nước không phải là thứ quyền lực do thượng đế áp đặt xuốngxã hội mà là lực lượng nảy sinh từ tồn tại xã hội. V.Lênin cho rằng “nhà nướcchỉ xuất hiện ở nơi nào mà mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được”. Nhànước xuất hiện là để gỉai quyết mâu thuẫn giai cấp theo hướng có lợi cho giaicấp thống trị. Nhà nước thực chất là công cụ mà g/cấp thống trị sử dụng để nôdịch các g/cấp khác trong xã hội.1.1.2. Các dấu hiệu đặc trƣng của Nhà nƣớcNhà nước được cấu tạo thành một tổ chức đặc biệt hoàn toàn khác với cáctổ chức của xã hội thị tộc, bộ lạc. Nó có các dấu hiệu(đặc điểm đặc thù)mà cáctổ chức chính trị xã hội nào cũng không thể có được. Những dấu hiệu đặc trưngcơ bản của Nhà nước bao gồm:11+ Nhà nƣớc phân chia dân cƣ theo các đơn vị hành chính lãnh thổLãnh thổ là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước. Mọi nhà nước đều có lãnh thổriêng của mình và khi một tập đoàn chính trị hay chính phủ lưu vong do mộtbiến cố lịch sử nào đó phải sống nhờ trên đất của quốc gia khác thì không cònnguyên nghĩa là Nhà nước nữa. Ví dụ : Chính phủ lưu vong của hoàng thânNôrôđôm Sihanúc trước đây ở Campuchia; hoặc chính phủ của cái gọi là tổ chứcngười Việt Nam tại Mỹ do các tổ chức phản động người Việt ở hải ngoại lậpnên…Nhà nước thực hiện quyền lực thống nhất trên toàn lãnh thổ của mình. Đểtiện cho công tác quản lý, nhà nước phân chia lãnh thổ từng vùng, miền gọi làđơn vị hành chính với nhiều cấp độ khác nhau, cách gọi tên các đơn vị hànhchính của mỗi thời kỳ lịch sử cũng khác nhau: Đạo, Châu, phủ, trấn(thời phongkiến) tỉnh, thành phố, khu tự trị, huyện, xã(thời hiện đại)… Đồng thời với việcphân chia lãnh thổ là phân chia dân cư theo đơn vị hành chính mà không phânbiệt dân tộc, giới tính, độ tuổi, tôn giáo, huyết thống, văn hóa. Mỗi địa bàn lãnhthổ được phân chia sẽ tổ chức hệ thống quản lý nhà nước đặt trong sự chi phốichung của nhà nước trên phạm vi lãnh thổ quốc gia. Hoàn toàn khác với việcphân chia dân cư trong xã hội thị tộc.Việc phân chia dân cư theo lãnh thổ đặc trung bằng chế độ quản lý hộ tịch(ởViệt Nam), chế độ quản lý nhập cư(ở Mỹ), chế độ bảo hiểm y tế(Nhật Bản). Quátrình phân chia và quản lý dân cư cũng như đơn vị hành chính không phải là cốđịnh, bất biến mà luôn có những biến động thay đổi do yêu cầu của sự vận độngkhách quan về tình hình kinh tế – xã hội và những nhu cầu của thực tiễn cũngnhư năng lực quản lý của Nhà nước đối với dân cư cũng như yêu cầu phát triểncác khu vực, vùng và đơn vị hành chính.Ví dụ: ở Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp các đơn vị hànhchính được chi thành các Khu, tỉnh tương đối lớn. Trong thời kỳ đổi mới và pháttriển kinh tế thì nhà nước Việt Nam lại phân chia các đơn vị hành chính cấp tỉnh,huyện, xã theo hướng phân chia nhỏ hơn thời kỳ trước đây.+ Nhà nƣớc thiết lập quyền lực côngNhà nước là tổ chức quyền lực tách rời và đứng lên trên xã hội. Quyền lựcnày mang tính chính trị, giai cấp. Để thực hiện thứ quyền lực công vô cùngmạnh mẽ ấy, Nhà nước thiết lập một bộ máy các cơ quan công quyền: Cơ quanquản lý, quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù… trang bị đầy đủ các công cụ, phương12tiện cần thiết để duy trì trật tự xã hội và địa vị của giai cấp thống trị, trấn áp vàbuộc các giai cấp khác phải phục tùng ý chí của Nhà nước.Quyền lực công chính là mệnh lệnh thể hiện uy quyền của Nhà nước.Quyền lực công được thực hiện bởi một đội ngũ đông đảo các nhân viên nhànước được phép nhân danh Nhà nước trong thực hiện các mệnh lệnh Nhà nước.Những người này được quyền sử dụng các trang thiết bị và phương tiện để làmnhiệm vụ, được nhân danh quyền lực công để buộc bất cứ ai cũng phải chấphành ý chí của Nhà nước.Ví dụ: Nghe tiếng còi và biển hiệu yêu cầu dừng lại của Cảnh sát giao thôngthì người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng xe và chịu sự kiểm tra.Sự kiểm tra của cảnh sát là nhân danh quyền lực công chứ không phải là nhândanh cá nhân.+ Nhà nƣớc có chủ quyền quốc giaChủ quyền quốc gia bao trùm lên toàn bộ đất nước và mang tính tối cao.Phản ánh quyền tự quyết của nhà nước trong việc thực hiện các chính sách đốinội đối ngoại và không phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào khác. Chủ quyềnquốc gia gắn liền với nhà nước không phân biệt quốc gia lớn hay nhỏ. Chủquyền quốc gia thể hiện ở việc Nhà nước có toàn quyền quyết định tất cả mọivấn đề về đối nội và đối ngoại.+ Nhà nƣớc đặt ra pháp luật và buộc mọi thành viên trong xã hội phảichấp hành.Để quả lý đất nước, Nhà nước đặt ra các luật lệ rồi phổ biến cho công chúngđược biết. Nhà nước kiểm tra việc thực hiện và chấp hành các luật lệ của cáccông dân của mình, đặt ra bộ máy kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luậtcũng như xử lý hành vi phạm luật của bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Đây là quyềnnăng mà các tổ chức xã hội hoàn toàn không có được.+ Nhà nƣớc đặt ra và tiến hành thu các loại thuếĐể tạo nguồn tài chính chi phí cho hoạt động của bộ máy, Nhà nước đặc racác thứ thuế và tiến hành thu các loại thuế. Nguồn ngân sách ấy dùng để xâydựng các cơ quan công sở, các trang thiết bị và phương tiện làm việc, trả lươngcho đội ngũ nhân viên nhà nước. Đặc biệt, nhà nước dành phần nhiều để chi chođầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…1.1.3. Bản chất nhà nƣớc- Bản chất giai cấp :13Nhà nước là tổ chức ra đời từ cuộc đấu tranh giai cấp, là sản phẩm của cuộcđấu tranh ấy, giai cấp nào giành thắng lợi trong cuộc chiến ấy sẽ tất yếu thiết lậpnên tổ chức quyền lực của mình để thống trị các giai cấp khác(giai cấp thất bại).Như vậy Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị, tất yếu mang bản chất củagiai cấp thống trị. Bản chất đó thể hiện trên các phương diện sau đây:+ Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp thống trị. Ví dụ: Nhà nướcphong kiến ưu tiên bảo vệ lợi ích trước hết là của nhà vua và tầng lớp địa chủphong kiến; Nhà nước tư sản bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản thống trị.+ Nhà nước là công cụ để thống trị giai cấp, đàn áp bất cứ lực lượng nào cómưu đồ chống đối, giành chính quyền nhà nước. Bằng hệ thống bạo lực vật chấtđồ sộ: quân đội, cảnh sát, tòa án…sẵn sàng ra tay khi có bất cứ cá nhân, tổ chứcnào xâm phạm và đe dọa đến sự tồn vong của nhà nước. Điều này diễn ra hầuhết ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới từ cổ chí kim. Ví dụ: các cuộc khởi nghĩacủa nô lệ(thời kỳ chiếm hữu nô lệ), của nông dân(thời kỳ phong kiến), của côngnhân(thời kỳ nhà nước tư sản)đều được các Nhà nước đó thực hiện chuyên chínhmột cách triệt để nhằm triệt tiêu tận gốc phong trào đấu tranh ấy(giai cấp thốngtrị gọi là những cuộc bạo loạn)+ Bản chất giai cấp của nhà nước tùy thuộc vào tương quan lực lượng và kếtcấu g/c trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Ví dụ: Nhà nước XHCN là nhànước thuộc về số đông đó là giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Cũng làbộ máy thống trị nhưng thuộc về số đông chứ không phải bảo vệ lợi ích cho giaicấp thống trị nhưng là thiểu số trong các nhà nước bóc lột trước đó. Với mụctiêu xây dựng CNXH, mang lại lợi ích cho mọi người, cho nên đây là kiểu nhànước tiến bộ nhất trong lịch sử và là một loại nhà nước đặc thù. V.Lênin gọi nhànước XHCN là “nhà nước một nửa nhà nước”.+ Bản chất giai cấp của nhà nước thể hiện rõ nhất trong các quan điểm, tưtưởng, đường lối chính trị, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhất là đườnglối chính trị của giai cấp nắm giữ quyền lực nhà nước(thường là một chínhĐảng). Những chính sách đó được thực hiện qua các chức năng của nhà nướctrên bình diện quốc gia và quốc tế.- Bản chất xã hội:+ Ngoài bản chất giai cấp như là tính tất yếu vốn có, thì nhà nước còn mangbản chất xã hội. Điều này thể hiện qua giá trị xã hội của nhà nước: nhà nướckhông thể tiêu diệt giai cấp bị trị mà còn bảo vệ ở những mức độ nhất định cácquyền và lợi ích của giai cấp bị trị và các giai tầng khác trong xã hội. Ví dụ: nhà14nước tư sản cũng quan tâm bảo vệ quyền lợi của công nhân lao động. Xu hướngvề lâu dài các nhà nước đều rất chú ý đến khí cạnh này nhằm đi đến hài hòa vàcân bằng lợi ích giữa các tầng lớp trong xã hội vì sự phát triển và ổn định về mọimặt của quốc gia.Trong thời đại ngày nay, các nhà nước ngày một quan tâm nhiều hơn đếncác công việc mang tính xã hội: xây dựng công trình phúc lợi, trường học, bệnhviện, bảo vệ môi trường, phòng chống các dịch bệnh, thiên tai…Thể hiện mộtcách rõ ràng nhất là Nhà nước nỗ lực hết mình để chăm lo và bảo vệ các lợi íchcho các công dân của mình. Ví dụ: sau các cuộc khủng bố đẫm máu của cácnhóm hồi giáo cực đoan xảy ra tại đảo Bali(Inđônexia), các chính phủ Mỹ, Anh,Uc, Hàn Quốc… đều khuyến cáo các công dân của mình không nên đi du lịchđến Bali; Trong đại dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp(SAR), nhà nước ViệtNam đã khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đi du lịch Hồng Kông,những người đi về phải qua sự kiểm tra y tế một cách kỹ lưỡng để đề phòng vàbảo vệ lợi ích cộng đồng1.1.4. Hình thức nhà nƣớcHình thức Nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những biệnpháp thực hiện quyền lực ấy, thể hiện trên ba phương diện cụ thể sau đây:- Hình thức chính thể: là việc thiết lập quyền lực Nhà nước tối cao, các cơquan quyền lực tối cao, trình tự thiết lập ra các cơ quan đó, mối quan hệ qua lạicủa chúng với nhân dân và mức độ tham gia của nhân dân vào quá trình hìnhthành nên những cơ quan đó.Trong các nhà nước bóc lột, hình thức chính thể được phân ra thành: Chínhthể quân chủ và chính thể cộng hòa. Đối với chính thể quân chủ, quyền lực nhànước tối cao thuộc về người đứng đầu(vua, quốc vương, nữ hoàng…). Đối vớichính thể cộng hòa, quyền lực tối cao được thực hiện bởi các cơ quan đại diệnđược bầu ra trong một thời hạn nhất định, theo nhiệm kỳ.Chính thể quân chủ đƣợc phân thành hai loại:+ Chính thể quân chủ tuyệt đối: quyền lực Nhà nước thuộc về một người,đó là vua, có quyền lực vô hạn, ý chí của nhà vua là luật dù cho ý chí ấy có nhẫntâm, tàn bạo và vô lý đi chăng nữa. Ví dụ: Nhà vua trong các nhà nước phongkiến trước đây ở Trung Hoa, Việt Nam+ Chính thể quân chủ hạn chế: chính thể này hình thành từ cuộc đấu tranhgiữa g/c tư sản và giai cấp phong kiến. Do cuộc đấu tranh không kiên quyết dẫn15đến sự thỏa hiệp giữa đôi bên về chia nhau quyền thống trị nhà nước. Trongchính thể này, quyền lực tối cao của nhà nước không còn nằm tất cả trong taynhà vua nữa mà nó được san sẻ quan những cơ quan khác như Quốc hội, Chínhphủ. Càng về sau thì quyền lực nhà vua càng bị hạn chế nhiều hơn và ít có ảnhhưởng trong lập pháp và hành pháp. Vua chỉ trị vì mà không cai trị, chỉ là biểutượng danh nghĩa quốc gia và tinh thần đoàn kết dân tộc. Ví dụ: các nhà nướcAnh, Hà Lan, Nhật Bản, Thái Lan, Thụy Điển…hiện nay là những loại hìnhchính thể quân chủ hạn chế(còn gọi là quân chủ đại nghị).Chính thể cộng hòa đƣợc phân thành hai loại:+ Cộng hòa dân chủ: Quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, nhân dân thựchiện quyền lực thông qua bầu cử thiết lập nên các cơ quan đại diện quyền lựcnhà nước. Tuy nhiên trong các nhà nước bóc lột, g/c thống trị thường tìm mọicách hạn chế quyền bầu cử của nhân dân lao động bằng việc đặt ra nhiều quyđịnh hạn chế sự tham gia của nhân dân lao động trong tổ chức thực hiền cácquyền về chính trị.+ Cộng hòa quý tộc: quyền bầu cử chỉ quy định cho các tầng lớp quy tộc- Hình thức cấu trúc nhà nƣớc: được hiểu là cơ cấu hành chính lãnh thổcủa nhà nước, mối quan hệ giữa nhà nước với các bộ phận hành chính lãnh thổ,giữa cơ quan nhà nước trung ương và cơ quan nhà nước địa phương(đơn vị hànhchính lãnh thổ). Có hai hình thức cấu trúc nhà nước cơ bản, đó là:+ Nhà nước đơn nhất: nhà nước được chia thành các đơn vị hành chínhlãnh thổ: tỉnh, thành phố, huyện, quận, thị xã, xã, phường… và có các cơ quanquyền lực, quản lý, xét xử chung cho cả nước. Các đơn vị hành chính lãnh thổkhông có yếu tố chủ quyền nhà nước và hệ thống pháp luật riêng biệt. Ví dụ: nhànước Việt Nam, Pháp, Lào, Inđônêxia, Trung Hoa…là những nhà nước loại này.+ Nhà nước liên bang: là nhà nước liên hợp của nhiều nhà nước. NNLB cóhai hệ thống cơ quan quyền lực, quản lý và xét xử: Một hệ thống chung cho toànliên bang và một hệ thống cho mỗi nước thành viên. Vừa có chủ quyền quốc giachung cho nhà nước liên bang, vừa có chủ quyền quốc gia riêng cho mỗi nướcthành viên. Ví dụ: Malaixia, Thụy Sỹ, Brazil, Ấn Độ, Liên Xô trước đây, Đức,Mỹ…Trong thời đại ngày nay, cùng với sự ra đời của các tổ chức quốc tế, các nhànước cũng có xu thế liên minh hợp tác với nhau trở thành những khối: ASEAN,Hồi giáo, EU… thật ra đó chỉ là những liên minh về những lĩnh vực mà các bênmuốn hợp tác cùng có lợi mà thôi. Hoặc như Liên minh Châu Âu(liên minh về16kinh tế, chính trị… đã sử dụng đồng tiền chung, lập các cơ quan điều phối chỉđạo chung…)tuy nhiên xét về bản chất thì đó không phải là một kiểu nhà nướcdo nó chưa thỏa mãn các dấu diệu chung đặc trưng của nhà nước.- Chế độ chính trị: là những phương pháp, cách thức cơ quan nhà nước sửdụng để thực hiện quyền lực nhà nước. Chung quy thì có hai phương pháp: dânchủ và phản dân chủ với các hình thức, mức độ, bản chất khác nhau tùy theotừng thời kỳ lịch sử và tính chất của cuộc đấu tranh giai cấp cũng như ảnhhưởng của vị trí chính trị của quốc gia trên trường quốc tế. Mức độ dân chủ thậtsự, giá trị của chế độ chính trị là những yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại và pháttriển của hình thức nhà nước nói chung và chính bản thân nhà nước nói riêng. Vídụ: ở Việt Nam thời kỳ trước CMT8, chế độ chính trị là cực kỳ phản dân chủ,nhà nước phong kiến cấu kết với chính quyền thực dân triệt tiêu hết mọi quyềndân chủ, dân sinh.1.1.5. Chức năng nhà nƣớcChức năng của nhà nước là các phương diện, loại hoạt động cơ bản của nhànước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. Nhiệm vụ của nhànước là những mục tiêu mà nhà nước hướng tới, là những vấn đề đặt ra mà nhànước cần giải quyết.Một nhiệm vụ có thể phát sinh nhiều chức năng, ví dụ: xây dựng CNXHđược thực hiện qua nhiều chức năng: tổ chức nền kinh tế, văn hóa, giáo dục…Mỗi chức năng lại phải giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau, ví dụ: Chứcnăng tổ chức kinh tế phải giải quyết các nhiệm vụ: xây dựng cơ sở vật chất,nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo loạitrừ tình trạng bất công, mâu thuẫn xã hội.Mỗi chức năng, nhiệm vụ của nhà nước có thể được giao cho nhiều loại cơquan nhà nước khác nhau. Ví dụ: chức năng bảo vệ trật tự pháp luật được giaocho các cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát.Có nhiều cách phân loại chức năng của nhà nước nhưng phổ biến nhất vẫnlà phân thành hai chức năng:+ Chức năng đối nội: Thực hiện trong phạm vi nội bộ quốc gia, ví dụ: bảovệ trật tự pháp luật, phát triển kinh tế-văn hóa, phân chia và quản lý đơn vị hànhchính lãnh thổ…17+ Chức năng đối ngoại: thực hiện mối quan hệ giữa quốc gia với các nhànước khác và các tổ chức quốc tế. Ví dụ: Hợp tác kinh tế, quan hệ ngoại giao vớicác nước, phòng thủ xâm lăng, chống khủng bố…Giữa chức năng đối nội và chức năng đối ngoại có quan hệ gắn bó mật thiếtvới nhau, cùng tác động qua lại, làm tiền đề cho nhau cùng phát triển, nâng caohiệu quả việc thực hiện chức năng và hoàn thành nhiệm vụ chung của nhà nước.Các chức năng của nhà nước được thực hiện dưới các hình thức pháp lý cơbản đó là:- Hoạt động lập pháp(xây dựng và ban hành các đạo luật): do Quốc hội đảmtrách- Hoạt động thi hành pháp luật: do Chính phủ đảm trách- Hoạt động bảo vệ pháp luật: do Tòa án và các cơ quan tư pháp khác đảmtrách.Các phương pháp cơ bản để thực hiện chức năng của nhà nước đó là thuyếtphục và cưỡng chế. Tùy theo mỗi hoàn cảnh và đối tượng tác động mà nhà nướcsử dụng thuyết phục hay cưỡng chế hoặc kết hợp cả hai tuỳ theo từng mức độkhác nhau. Ví dụ: ở Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, mệnh lệnh Nhà nướcmang tính cưỡng chế nhiều hơn, nhưng thời kỳ hòa bình thì lại mang tính thuyếtphục nhiều hơn.1.2. Sự ra đời pháp luật1.2.1. Nguồn gốc của pháp luậtNhững nguyên nhân làm cho sự ra đời của nhà nước cũng chính là nhữngnguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của pháp luật. Có nhà nước tất yếu có phápluật, pháp luật gắn liền với nhà nước, không có thứ pháp luật nào tồn tại độc lậptách rời với nhà nước cả. Pháp luật là công cụ tất yếu nhà nước phải sử dụng đểcai trị xã hội, bảo đảm cho xã hội luôn ở trong vòng trật tự theo mong muốn củagiai cấp thống trị.Trước khi có nhà nước và pháp luật thì đã có xã hội loài người. Trong xãhội sơ khai buổi đầu, mặc dù không có pháp luật nhưng những quan hệ giữa conngười người hay cộng đồng người với nhau vẫn được các thành viên trong xãhội xử sự theo những khuôn mẫu điển hình của thị tộc, bộ lạc. Những quy tắcđiều chỉnh hành vi của con người là những quy phạm đạo đức, tín ngưỡng,phong tục, tập quán… được các thành viên trong xã hội nhất mực tự nguyệntuân theo.18Ví dụ: – giết người thì phải đền mạng; xúc phạm thần linh của bộ tộc thì bịruồng bỏ hoặc đuổi khỏi bộ tộc…Các quy phạm xã hội ấy điều chỉnh hành vi xử sự của con người và đượcthực hiện một cách tự giác, hoàn toàn không có sự cưỡng chế bằng bạo lực củamột tổ chức chuyên trách riêng biệt. Cho đến khi Nhà nước ra đời thì, một mặtNhà nước đặt ra pháp luật là các quy tắc ứng xử mới, mặt khác Nhà nước thừanhận và cho áp dụng các quy phạm xã hội có sẵn nhưng có lợi cho nhà nước đểnâng chúng lên thành pháp luật và buộc các thành viên trong xã hội phải tuântheo. Nhà nước thiết lập bộ máy cưỡng chế để buộc các thành viên trong xã hộiphải tuân theo dù muốn hay không. Nếu không tuân theo hoặc chống đối lại thìsẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế(phạt vi phạm)1.2.2. Bản chất của pháp luậtPháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị, chính là ý chí của giai cấpthống trị được đề lên thành luật. Ý chí ấy phản ánh, ghi nhận và bảo vệ các lợiích của giai cấp thống trị. Pháp luật tạo ra các khôn mẫu và chuẩn mực ứng xửtrong từng hành động của cá nhân, tổ chức được giai cấp thống trị áp đặt lên xãhội buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuyệt đối chấp hành. Như vậy, về mặtbản chất thì pháp luật luôn mang bản chất giai cấp. Nghĩa là pháp luật phản ánhý chí, quyền và lợi ích của giai cấp thống trị. Sự phản ánh đó được cụ thể hóatrong các quy phạm pháp luật, thể hiện rõ nhất là trong từng câu chữ, giá trị tưtưởng và nội dung của các điều khoản pháp luật.Ví dụ 1: Bộ luật Hồng Đức do vua Lê Thánh Tông ban hành(thế kỷ 15) quyđịnh: kẻ mưu phản, mưu đại nghịch thì chém bêu đầu(Điều 411); kẻ làm ca dao,vè, từ khúc nói việc nước, trong đó có lời lẽ chỉ trích, chế nhạo, cố ý khôngthuận triều đình, hay phao tin đồn nhảm làm kinh động dân chúng thì đều bị xửlưu đi châu xa(Điều 413); ai mưu giết người thì xử lưu đi châu gần, đã gâythương tích cho người thì xử lưu châu xa, nếu đã gây bị thương rồi chết thì xửgiảo, đã giết người ta chết thì xử chém(Điều 415); ăn trộm ấn vua và đồ dùngcủa vua thì xử chém(Điều 430).Ví dụ 2: Sắc lệnh số 6 ngày 05/9/1945: “Cấm nhân dân Việt Nam khôngđược đăng lính, bán thực phẩm, dẫn đường, liên lạc, làm tay sai cho Pháp; kẻnào trái lệnh sẽ bị đưa ra tòa án quân sự nghiêm trị”.Pháp luật phản ánh cơ sở kinh tế xã hội, điều kiện sinh hoạt vật chất-tinhthần, hoàn cảnh lịch sử, những truyền thống của quốc gia, dân tộc, trình độ pháttriển của quốc gia ấy. Tương ứng với mỗi điều kiện hoàn cảnh lịch sử-chính trị-19xã hội sẽ có những kiểu pháp luật phù hợp. Khi những cơ sở kinh tế-xã hội, điềukiện, hoàn cảnh ấy thay đổi thì sẽ kéo theo sự thay đổi của pháp luật.Ví dụ 1: ở Thái Lan hiện nay còn chế độ vương quyền cho nên luật hình sựcó quy định tội chống lại nhà vua, giết vua sẽ bị xử tử hình, mới chỉ là có âmmưu giết vua thôi cũng sẽ bị xử tội chết; ở Việt Nam, chế độ vương quyền đã bịtiêu diệt từ lâu cho nên pháp luật hình sự Việt Nam không quy định loại tội này.Ví dụ 2: ở Mỹ, công dân có quyền sở hữu vũ khí nóng như súng và có thểsử dụng súng để phòng vệ, quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp Hoa Kỳnhư là một quyền cơ bản của công dân, nhưng ở Việt Nam công dân không cóquyền sở hữu súng, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hànhvi tàng trữ, sử dụng vũ khí; Đánh bạc, cá độ ở Việt Nam có thể bị xử lý hànhchính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Đánh bạc”, “Tổ chức đánh bạc”nhưng ở các nước như Mỹ, Anh, Hồng Kông… thì đánh bạc được luật cho phép;ở Việt Nam công dân xuất cảnh ra nước ngoài có thể bị cấm, bị hạn chế, thậmchí có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xuấtcảnh trái phép, nhưng ở các nước như Nhật Bản, Thụy Điển thì xuất cảnh ranước ngoài là một quyền hiến định của công dân(được ghi nhận trong Hiếnpháp).Pháp luật còn mang các giá trị xã hội. Dù ít dù nhiều thì trong những chừngmực nhất định, hầu hết mọi hế thống pháp luật đều mang các giá trị xã hội. Trêngóc độ này, pháp luật phản ánh các quyền và lợi ích của các giai cấp, tầng lớptrong xã hội, dù đó là giai cấp bị trị đi chăng nữa.Ví dụ: Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều nghiêmcấm việc vu khống, làm nhục, xúc phạm danh dự nhân phẩm của công dân, màkhông phân biệt công dân ấy ở thành phần giai cấp, địa vị xã hội, độ tuổi, dântộc, giới tính, nghề nghiệp nào.1.2.3. Các thuộc tính của pháp luật+ Tính quy phạm phổ biến:Pháp luật là khuôn mẫu, quy tắc xử sự chung cho nên nó có tính phổ biến,điển hình. Công dân bất luận thuộc thành phần g/c, dân tộc, tuổi tác, địa vị xãhội như thế nào…nếu ở vào hoàn cảnh chung được luật xác định thì đều phải lựachọn cùng cách thức xử sự như nhau. Ví dụ: Luật hôn nhân gia đình Việt Namquy định muốn kết hôn thì nam giới phải đủ 20 tuổi, nữ phải đủ 18 tuổi và phảithuộc trường hợp pháp luật không cấm kết hôn, phải được sự công nhận về mặtpháp lý của UBND; Luật giao thông đường bộ quy định: khi tham gia giao20thông người và phương tiện tham gia giao thông đều phải đi về bên phải củahướng đi.+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:Pháp luật phải được quy định một cách rõ ràng, cụ thể, minh bạch có nộidung và cách hiểu thống nhất do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận. Ở nước tapháp luật chỉ được thể hiện dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật do cáccơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Mỗi loại cơ quan nhà nước chỉ đượcban hành những văn bản quy phạm pháp luật nhất định. Ví dụ: văn bản Luậtphải do Quốc hội ban hành, Chính phủ chỉ được ban hành Nghị quyết, Nghịđịnh…+ Tính ổn định:Pháp luật được làm ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội đã hình thành vàổn định. Việc đặt ra pháp luật cũng mất rất nhiều thời gian và công sức. Vì vậynó mang tính ổn định lâu dài, không thể thay đổi một sớm một chiều được. Việcthay đổi nó phải mất rất nhiều thời gian, trình tự, thủ tục rất phức tạp. Ví dụ: Bộluật dân sự Việt Nam hiện nay được dự thảo xây dựng trong khoảng thời gian 20năm(từ 1975 đến 1995), đến nay đang chuẩn bị thay đổi, bổ sung, sửa đổi một sốđiều luật.+ Tính cưỡng chế:Pháp luật khác quy phạm xã hội ở tính cưỡng chế. Nó được bảo đảm bằngsức mạnh cưỡng chế của bộ máy nhà nước. Bộ máy cưỡng chế được tổ chứcthành một hệ thống nhiều cơ quan, lực lượng(quan đội, cảnh sát, viện kiểm sát,tòa án, nhà tù, vũ khí, công cụ hỗ trợ…) với các phương tiện sẵn sàng thực hiệnbất cứ biện pháp cưỡng chế nào nhằm ngăn chặn hành vi chống đối, bảo đảmcho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh.Ví dụ: Phản bội tổ quốc thì bị bỏ tù; vi phạm luật giao thông nhẹ thì bị xửphạt hành chính nặng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; vi phạm luật lao độngthì có thể bị buộc thôi việc; vi phạm hợp đồng dân sự thì phải bồi thườngTính cưỡng chế của pháp luật là yếu tố bảo đảm cho pháp luật được pháthuy hiệu lực trên thực tế, giữ cho đời sống xã hội và các hoạt động của conngười, cơ quan, tổ chức trong vòng trật tự, yên ổn theo đúng chính sách cai trịcủa Nhà nuớc.1.2.4. Chức năng của pháp luậtPháp luật có ba chức năng chính, gồm:21+ Chức năng giáo dục: Pháp luật giáo dục con người ý thức chấp hành cácquy tắc xử sự chung nhằm hướng đến lợi ích chung của nhà nước, cộng đồng, tổchức, các công dân và ngay cả chính lợi ích của người được giáo dục.+ Chức năng điều chỉnh: Pháp luật hướng đến điều chỉnh các mối quan hệxã hội, tác động và quy định cách thức xử sự của chủ thể quan hệ xã hội ấy. Vídụ: trong quan hệ hôn nhân gia đình, pháp luật ghi nhận và điều chỉnh quan hệấy bằng cách chỉ ra cách xử sự của người tham gia quan hệ ấy: Vợ chồng phảithương yêu, tôn trọng lẫn nhau; con cái phải vâng lời và hiếu thảo với cha mẹ,ông bà…mọi thành viên trong gia đình đoàn kết cùng nhau xây dựng gia đìnhhòa thuận hạnh phúc.+ Chức năng bảo vệ: Pháp luật là công cụ duy trì sự thống trị và bảo vệ cácquyền, lợi ích và các giá trị xã hội theo ý chí của nhà nước. Pháp luật ghi nhậncác mối quan hệ xã hội, quyền, lợi ích, cách thức, mức độ bảo vệ cụ thể củaquan hệ xã hội ấy.Ví dụ: Điều 28 Hiến pháp Việt Nam 1992, qui định “Mọi hoạt động sảnxuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân, làmthiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và củacông dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Nhà nước có chính sách bảohộ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng”.Ví dụ: Hiến pháp Nhật Bản năm 1946, Điều 22 Chương III (Quyền lợi vànhiệm vụ của nhân dân) quy định “ Quyền tự do xuất ngoại hay bỏ quốc tịchkhông bị cản trở”.1.2.5. Hình thức của pháp luậtPháp luật được ra đời, tồn tại cùng với nhà nước theo 03 hình thức cơ bảnsau đây:+ Tập quán pháp: ra đời ở thời kỳ đầu nhà nước mới được thiết lập. Ở thờikỳ này, Nhà nước sử dụng những phong tục, tập quán sẵn có mà Nhà nước cholà có lợi cho mình để nâng lên thành luật và bắt buộc mọi thành viên trong xãhội phải tuân theo.+ Tiền lệ pháp: là việc Nhà nước sử dụng các quyết định xử phạt của Tòaán hoặc cơ quan hành chính về một vụ việc cụ thể để áp dụng cho các vụ việctương tự xảy ra tiếp theo sau. Ví dụ: lần đầu tiên có một người vào quán ăn đểăn nhưng không trả tiền. Người này bị tố cáo và tòa xử tội ăn quỵt. Về sau thìnhững hành vi ăn quỵt sẽ được lấy án mẫu xử lần đầu để trị tội can phạm.22+ Văn bản quy phạm pháp luật: là luật thành văn thể hiện dưới thể thứcvăn bản, trong các văn bản ấy các quy phạm pháp luật được tập hợp, hệ thốnghóa theo một trật tự nhất định, được Nhà nước ban hành và công bố cho toàndân được biết theo các nghi thức đã định sẵn. Ở Việt Nam, việc công bố văn bảnquy phạm pháp luật được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm phápluật.1.2.6. Các hệ thống pháp luật trên thế giới* Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ(Common law) còn gọi là thông luật:Nguồn hình thành chủ yếu là tiền lệ pháp, về sau có kết hợp với nguồn văn bảnquy phạm pháp luật* Hệ thống pháp luật Châu âu lục địa(Continential law): xác định nguồnhình thành của hệ thống pháp luật là các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nướccó thẩm quyền ban hànhPháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa.Do xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử Việt Nam đã trải quan hơn 80 năm là thuộcđịa của nước thực dân Pháp. Mặt khác xét về lịch sử thì Việt Nam đã trải quamột thời gian sử dụng hình thức Văn bản pháp luật mà đỉnh cao thể hiện trongcác bộ luật của các Nhà nước phong kiến Việt Nam từ thời Lý – Trần đến nhàNguyễn sau này.* Hệ thống pháp luật XHCN: ở các nước XHCN. Việt Nam chịu ảnh hưởngcủa hệ thống pháp luật Xô-viết(Liên Xô cũ)* Hệ thống pháp luật Hồi giáo: Các nước coi đạo Hồi là quốc đạo. Giáo lýHồi giáo(trọng tâm là Kinh Cô-ran) được xem là cội nguồn và là hiện thân củapháp luật. Các quốc gia theo truyền thống này hiện nay có Ả rập Saudi, Quata,Cô-oét, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhấtChƣơng 2NHÀ NƢỚC CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM2.1. Sự ra đời, quá trình phát triển Nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam23- Việt Nam đã có một bề dày về lịch sử dựng nước và giữ nước mà đặctrưng là việc tổ chức nên hệ thống chính quyền của các vương triều phong kiếnnối tiếp nhau trải qua bao thăng trầm của lịch sử của công cuộc chống ngoạixâm(phong kiến Trung Hoa) và xung đột nội bộ(thời nhà Đinh, Trịnh – Nguyễn,Nam – Bắc triều…)- Từ cuối thế kỷ 19 đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, ở Việt Namchính quyền nhà nước được tổ chức theo kiểu “một quốc gia hai chế độ”. Cụ thểlà nước ta có hai hệ thống chính quyền nhà nước và pháp luật:+ Một hệ thống chính quyền và pháp luật của triều đình phong kiến nhàNguyễn+ và một hệ thống chính quyền và pháp luật của chính quyền thực dânPháp.Do bản chất tàn bạo và phản động của hai tầng lớp áp bức cai trị này màlàm phát sinh các cuộc đấu tranh giữa các tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổvà sau này là của giai cấp công nhân Việt Nam nhằm chống lại ách cai trị củahai hệ thống chính quyền và pháp luật này. Nổi bất là các cuộc khởi nghĩa củaphong trào nông dân, của các sỹ phu, nhà yêu nước chống lại triều đình nhàNguyễn và thực dân Pháp như lịch sử Việt Nam ghi nhận: phong trào CầnVương, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Cuộc vận động cách mạngcủa Việt Nam quốc dân đảng…nhưng tất cả đều bị dập tắt bởi bạo lực của nhànước phong kiến và thực dân Pháp.- Trong lúc cuộc đấu tranh cách mạng giành quyền dân sinh dân chủ đangtrong giai đoạn khủng hoảng về đường lối, người con ưu tú của dân tộc ViệtNam – Nguyễn Ái Quốc bước lên vũ đài chính trị thành lập và lãnh đạo các tổchức cách mạng, đặc biệt là tổ chức Đảng cộng sản. Sau nhiều năm bôn ba hảingoại, học tập và tiếp thu các hệ tương tưởng cách mạng, nhà nước và pháp luật,lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiến hành vạch đường lối, phương pháp cách mạngkhoa học và tập hợp mọi lực lượng tiến bộ, qua nhiều cuộc tập diễn lịch sử,chuẩn bị mọi điều kiện và nắm bắt thời cơ. Tháng 8/1945 dưới sự lãnh đạo củaLãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng cộng sản Việt Nam, quần chúng lao độngkhắp cả nước vùng lên làm cuộc cách mạng mùa thu lịch sử, đập tan toàn bộ haihệ thống chính quyền và pháp luật, dựng nên nhà nước công nông kiểu mới: nhànước Việt Nam dân chủ cộng hòa.* Xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền nhân dân kiểu mới24- Sau CMT8 thành công, giành được chính quyền, chúng ta phải đươngđầu với muôn vàn khó khăn: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính quyềncách mạng non trẻ luôn ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”* Tổng tuyển cử bầu Quốc hội:Ngày 06/01/1946 cả nước tổ chức bầu cử(lần đầu tiên trong lịch sử hàngnghìn năm của dân tộc), bầu ra cơ quan quyền lực cao nhất của toàn dân. Chínhthức xóa bỏ chế độ phong kiến và thay thế kiểu chính quyền mới và đặc biệt tiếnbộ về bản chất. Quốc hội được bầu ra 333 đại biểu, 57% thuộc các đảng pháikhác nhau, 43% không thuộc đảng phái nào, 87% số đại biểu là công nhân, nôngdân, chiến sĩ cách mạng, 10 đại biểu là phụ nữ, 34 đại biểu là người dân tộcthiểu số.- Ngày 02/3/1946 Quốc hội họp phiên đầu tiên, bầu các cơ quan cao cấpcủa nhà nước:- Chính phủ, do Hồ Chủ tịch đứng đầu(có tổ chức các Bộ)- Ban thường trực Quốc hội- Kháng chiến ủy viên hội- Cố vấn đoàn do Vĩnh Thụy(cựu hoàng Bảo Đại) làm Đoàn trưởng- Thảo luận và bầu Uỷ ban dự thảo Hiến pháp* Chính quyền nhân dân ở các địa phương:Sau CMT8, ở các địa phương mới chỉ có chính quyền lâm thời gọi là Ủyban nhân dân cách mạng. Ngày 22/11/1945, Chính phủ lâm thời đã ban hành Sắclệnh về tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp ở nông thôn.Đến ngày 22/12/1945 ban hành Sắc lệnh về tổ chức chính quyền nhân dân ở khuvực đô thị(Thị xã, thành phố).- Cấp tỉnh, thành phố, thị xã có Hội đồng nhân dân: là cơ quan quyền lực ởđịa phương, các đại biểu thông qua dân cử, là những người do nhân dân tínnhiệm về tư cách, khả năng, tài năng. HĐND có toàn quyền quyết định tất cả cácvấn đề thuộc phạm vi địa phương, bãi bỏ quyết định sai trái của UB hành chính.- Ủy ban hành chính là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địaphương, có quyền kiểm tra giám sát UBHC cấp dưới. Sau đó thì kháng chiếntoàn quốc bùng nổ nên UBHC được đổi thành Ủy ban kháng chiến.* Xây dựng pháp luật kiểu mới25+ Sau một tháng CMT8 thành công, chính phủ lâm thời đã ban hành Sắclệnh ngày 20/9/1945 thành lập Ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh làmTrưởng ban. Sau một thời gian nghiên cứu, soạn thảo, Dự thảo hiến pháp đãđược trình ra Quốc hội. Ngày 09/11/1946 Quốc hội đã thông qua bản Hiến phápđầu tiên của nhà nước dân chủ kiểu mới, gọi là Hiến pháp 1946.+ Các văn bản pháp luật khác: chủ yếu là Sắc lệnh do Chủ tịch chính phủký ban hành(thành lập Tòa án quân sự, sử dụng một số luật lệ chính quyền cũ,xóa bỏ bất bình đẳng đặc quyền đặc lợi và bộ máy chính quyền cũ, phòng chốngtội phạm, thanh toán nạn mù chữ, tổ chức nền giáo dục kiểu mới, bảo đảm cácquyền tự do dân chủ của công dân…)- Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước cách mạng kiểu mới đượcthành lập nhưng các thế lực phản động trong nước và thực dân pháp không camchịu thất bại. Chúng đã cấu kết với nhau âm mưu tái chiếm để áp đặt ách cai trịnước ta. Ngày 19/12/1946 Hồ chủ tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Từđây đất nước lại rơi vào cảnh chiến tranh, chúng ta phải đương đầu với cuộcchiến 09 năm trường kỳ chống Pháp và các thế lực tay sai. Hoàn cảnh lịch sử đãthay đổi, cho nên cách thức tổ chức bộ máy và sự vận hành hoạt động của bộmáy nhà nước và pháp luật của chúng ta giờ đây cũng thay đổi theo cho phù hợpvới tình hình và đòi hỏi của nhiệm vụ thực tiễn.- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta bước vào giai đoạn cuối đàmphán và ký Hiệp định Giơnevơ về kết thúc chiến tranh ở Đông Dương và ViệtNam.- Ngày 20/7/1954 Hiệp nghị được ký kết, có nội dung: các nước tôn trọngcác quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchí.Đó là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; ngừng bắn đồng thờiở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương; quy định quân đội nướcngoài phải rút khỏi Đông Dương và mỗi nước Đông Dương sẽ tổ chức tổngtuyển cử tự do để thực hiện thống nhất đất nước. Vĩ tuyến 17(dọc sông Bến Hải)là giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam thành 2 miền: phía Bắc do quânđội Việt Nam đóng, phía nam do quân đội Pháp đóng, tiến tới tổng tuyển cử tựdo trong cả nước trong thời hạn 2 năm(tháng 7/1956).- Chúng ta nghiêm chỉnh thi hành các điều khoản cam kết của Hiệp địnhnhưng Mỹ và các thế lực phản động quốc tế âm mưu phá hoại Hiệp nghị. Sau đóMỹ ngày càng can thiệp sâu vào nội bộ miền Nam, mở rộng chiến tranh xâmlược đối với toàn lãnh thổ Việt Nam. Từ đó mà dẫn đến việc đất nước ta bị chia