Giới thiệu sơ lược về biểu tượng tháp rùa Hà Nội
Chắc hẳn có nhiều người thắc mắc tháp rùa ở đâu tại Hà Nội, địa chỉ tháp rùa Hà Nội ở đâu. Câu trả lời đó chính là ở hàng Trống, hoàn Kiếm, Hà Nội. Được xem là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tháp rùa – hồ Gươm có những nét đặc trưng và đặc điểm nào? Tháp rùa có nguồn gốc lịch sử ra sao?
Tháp rùa là gì?
Hình ảnh tháp rùa đã được xuất hiện nhiều trong sách báo, thơ ca, từ lâu nó đã trở nên quen thuộc trong tâm trí mỗi người. Cụ thể hình ảnh tháp rùa xuất hiện trong bài hát nhớ về Hà Nội: “Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội. Ôi nhớ Hồ Gươm xanh thắm, nơi Tháp Rùa nghiêng soi bóng, thành cũ Thăng Long hồn nước non thiêng, còn lắng đâu đây dấu xưa oai hùng Hà Nội ơi…”
Hình ảnh tháp rùa Hà Nội nhìn từ trên cao (Ảnh ST)
Ngôi tháp rùa được xây dựng trên một gò đất rộng khoảng 350m2, có hình chữ nhật có 3 tầng. Ở mặt phía đông và tây có 3 cửa cuốn, phía nam và bắc có 2 cửa cuốn nhọn ở đầu và phía trên đỉnh có hình ngôi sao 5 cánh, ở phần đầu đao uốn cong.
Tháp Rùa đã và đang mang giá trị văn hoá, tinh thần của người dân Hà Nội nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung.
Truyền thuyết – câu chuyện về tháp rùa Hà Nội
Nhắc tới truyền thuyết và những câu chuyện về tháp rùa thì đây vẫn được xem là bí ẩn và có nhiều ý kiến khác nhau.
Theo sử ghi, tháp rùa được xây trên đảo rùa, một gò đất nhỏ nổi lên giữa hồ, nơi đây rùa Hồ Gươm thường lên phơi nắng hay đẻ trứng. Được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông để làm nơi nhà vua ra câu cá, thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ XVII – XVIII) chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng trên gò, nhưng đến thời nhà Nguyễn thì không còn tháp rùa.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tháp Rùa là công trình do Bá hộ Kim (chính là Nguyễn Hữu Kim) xây dựng để làm “hậu chẩm” (cái gối đằng sau) cho chùa Báo Ân nhưng mục đích là muốn táng hài cốt cha mẹ mình. Tuy nhiên, sau đó mục đích không thành công, nhưng vì trót nói nên sau đó ông vẫn phải xây dựng.
Còn theo tác giả Nguyễn Dư, ở Hồ Gươm có 2 tháp Rùa. Tháp Rùa ngày nay và tháp Rùa do Bá hộ Kim xây dựng là khác nhau, năm 1877, Bá hộ Kim xây tháp Rùa 3 tầng, theo như miêu tả của nhà báo Pháp tháng 2/1884. Và một tháp rùa khác được xây dựng thay thế vào khoảng cuối tháng 5/1884, xây trên nền tháp cũ và được tồn tại từ đó đến nay.
Tháp rùa hồ Hoàn Kiếm xây dựng năm nào?
Theo cuốn Lịch sử thủ đô Hà Nội, theo tài liệu của một kiến trúc sư người Pháp năm 1886 đã thấy sự tồn tại của tháp rùa 1886, vậy nên thời gian xây dựng phỏng đoán từ năm 1875 – 1876 .
Tháp rùa được nằm ở vị trí đẹp của hồ Gươm, cộng với lối kiến trúc Pháp kết hợp với kiến trúc bản địa đã tạo nên nét đặc trưng, được xem là biểu tượng của Hà Nội.
Tháp rùa – Hồ Gươm màu gì?
Vì đã xây dựng từ lâu nên tháp rùa phủ một màu rêu phong của thời gian, rất cổ kính và in dấu của tháng năm.
Hình ảnh tháp rùa hồ Hoàn Kiếm về đêm
Tháp rùa hồ Hoàn Kiếm về đêm với khung cảnh lung linh, nhờ những ánh đèn rực rỡ, huyền ảo.
Hình ảnh tháp rùa đẹp lung linh về đêm (Ảnh ST)
Đây là địa điểm thích hợp, lý tưởng để chụp ảnh check-in, đi bộ tập thể dục, hẹn hò với bạn bè,… Với sự kết hợp của tháp rùa – đền Ngọc Sơn – cầu Thê Húc tạo nên một không gian tuyệt đẹp.
Hình ảnh tranh vẽ tháp rùa
Với những giá trị về lịch sử, là một trong những biểu tượng của Hà Nội vì vậy có nhiều người muốn vẽ lại hình ảnh của tháp rùa, đó cũng là một cách để lưu lại những dấu ấn qua thời gian.
Tháp rùa Hà Nội bằng tiếng Anh
Bạn đang thắc mắc tháp rùa trong tiếng Anh là gì? Câu trả lời đó tháp rùa Hà Nội có nghĩa là: Hanoi turtle tower – một công trình kiến trúc đặc sắc.
Ý nghĩa lịch sử của tháp rùa là gì?
Nhắc tới ý nghĩa lịch sử của Hồ Gươm thì đây là một thắng cảnh góp phần tô điểm cho thủ đô Hà Nội. Không những vậy, đó còn là nhân chứng lịch sử, dấu ấn lịch sử ngàn năm văn hiến. Hình ảnh tháp rùa được xuất hiện trong bài thơ của Tố Hữu: “Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ, thiên thu hồn nước mong chờ bấy nay. Bây giờ đây lại là đây, quốc kỳ đỉnh tháp, sao bay mặt hồ.”
Tranh tháp rùa mạ vàng
Với những ý nghĩa và nét đăc sắc của tháp rùa – một trong những biểu tượng của Hà Nội mà hiện nay trên thị trường có khá nhiều những sản phẩm mô phỏng, khắc hoạ lại tháp rùa hồ Gươm – Hà Nội. Cụ thể như biểu tượng tháp rùa mạ vàng, hay phải kể tới tranh tháp rùa mạ vàng.=>Xem thêm: Quà lưu niệm
Hình ảnh tranh tháp rùa Hà Nội được Golden Gift Việt Nam mạ vàng thật vàng phương pháp điện phân
Bức Tranh Tháp Rùa mạ vàng được đội ngũ kỹ thuật của Golden Gift Việt Nam chế tác một cách tỉ mỉ, cầu kỳ đến từng chi tiết nhỏ nhất, từ việc lên ý tưởng thiết kế sao cho giống với nguyên tác cho đến làm sao nổi bật được vẻ đẹp của Tháp Rùa mà vẫn đảm bảo yêu cầu khắt khe về quy trình, công nghệ.
Tranh tháp rùa được Golden Gift Việt Nam mạ vàng thật bằng phương pháp điện phân, sau khi mạ vàng đều được phủ một lớp bảo vệ đặc biệt để giúp bề mặt lớp vàng tránh tác động từ bên ngoài.
Mua tranh tháp rùa ở đâu tại Hà Nội và TP.HCM?
Nếu bạn đang băn khoăn trong việc tìm kiếm địa chỉ mua tranh tháp rùa mạ vàng ở đâu thì Golden Gift Việt Nam là một gợi ý tuyệt vời cho bạn. Golden Gift Việt Nam tự hào là nơi chuyên chế tác các mẫu quà vàng sang trọng, đẳng cấp. =>Xem thêm: Biểu tượng tháp rùa mạ vàng
Các bạn có thể tham khảo thêm biểu tượng tháp rùa mạ vàng một vật phẩm sang trọng, đẳng cấp do Golden Gift Việt Nam chế tác.
Nếu bạn vẫn còn nhiều băn khoăn trong việc nên mua tranh tháp rùa ở đâu thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình, chu đáo nhất:
– Hệ thống showroom: https://quavang.vn/pages/he-thong-cua-hang
– Fanpage Facebook của Golden Gift Việt Nam: https://www.facebook.com/quavang.vn/
– Hotline: 090 368 1551
Như vậy, trên đây chúng ta đã vừa cùng nhau đi tìm hiểu về tháp rùa Hà Nội cũng như sản phẩm tranh tháp rùa Hà Nội của Golden Gift Việt Nam. Chúc các bạn luôn gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống!
Minh Tran/ Golden Gift Việt Nam