Khám phá vẻ đẹp văn hóa tại Làng Đá Non Nước Ngũ Hành Sơn

Nằm ngay dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, làng đá mỹ nghệ Non Nước từ lâu đã là làng nghề nổi tiếng và lâu đời nhất của Đà Nẵng. Trải qua hơn 400 năm hình thành và phát triển, giờ đây các sản phẩm đá mỹ nghệ của làng nghề đá Non Nước không chỉ cung cấp đến các tỉnh thành trong khắp cả nước mà còn xuất đi các quốc gia khác. Ấn tượng hơn là trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố biển Đà Nẵng.

  • GỢI Ý:

    Tour Ngũ Hành Sơn Hội An 1 ngày từ Đà Nẵng giá rẻ chỉ 280k

Giới thiệu đôi nét về làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Đến với làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn, du khách sẽ có dịp tận mắt nhìn thấy một làng nghề vẫn còn nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt. Dù vùng đất này đã có không ít làng nghề dần mai một theo thời gian, nhưng làng đá mỹ nghê ở đây vẫn luôn tồn tại và giữ vững cho đến tận bây giờ.

làng đá non nước ngũ hành sơnlàng đá non nước ngũ hành sơn

Là một danh thắng nổi tiếng của Đà Nẵng, du khách một khi đến với quần thể núi Ngũ Hành, không thể bỏ qua một địa điểm gần đó là làng đá Non Nước. Nhờ sở hữu cấu tạo là núi đá cẩm thạch, nơi này đã vô tình manh nha cho những người đầu tiên đi khai hoang vùng đất này, đó là nghề điêu khắc đá. Song song với sự phát triển đầy náo nhiệt của Đà Nẵng, thì làng đá Non Nước lại tồn tại theo một cách rất bình dị và bền vững.

Các sản phẩm của làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn vô cùng phong phú và đa dạng. Nó không chỉ dừng ở những món đồ thô sơ như cái chày, cái cối mà nay còn sáng tạo thêm những món đồ trang sức có tính thẩm mỹ cao như chuỗi hạt, chiếc vòng. Cầu kỳ hơn cả là những cặp sư tử hí cầu, những bức tượng điêu khắc hình con Rồng, con Phượng, các bức tượng theo tôn giáo như Bồ Tát, Phật Tổ, chúa Giuse,vv…

làng đá non nước ngũ hành sơnlàng đá non nước ngũ hành sơn

Nếu trước đây, nghề khai thác đá trực tiếp được thực hiện tại núi Ngũ Hành Sơn thì giờ đây, nhằm mục đích bảo toàn sự nguyên vẹn cho một danh thắng mang giá trị văn hóa, lịch sử thì Đà Nẵng đã nghiêm cấm khai thác đá. Do vậy, nguyên liệu chủ yếu để sản xuất các sản phẩm nghệ nghệ hiện tại chủ yếu là đến từ các vùng như Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên,vv…

Giờ đây, nghề điêu khắc đá mỹ nghệ tại làng đá Non Nước đã đóng góp một phần không nhỏ cho ngành sản xuất của Đà Nẵng, mang lại nguồn kinh tế cao cho quận. Đồng thời, nghề phát triển cũng kéo theo công ăn việc làm cho những người dân sinh sống tại đây, giúp họ không chỉ nuôi dưỡng cái nghề của quê hương mà còn đem lại nguồn thập đáng kể.

Thuyết minh về làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Làng đá mỹ nghệ Non Nước Ngũ Hành Sơn nằm ở đâu?

Từ lâu, người địa phương đã quá quen thuộc với hình ảnh một làng nghề truyền thống nổi tiếng nằm dưới chân núi Ngũ Hành, thuộc địa phận phường Hỏa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Lịch sử làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn hình thành từ khi nào?

Theo như lời kể của những nghệ nhân lão làng sinh sống dưới chân núi Ngũ Hành, làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước này đã xuất hiện cách đây gần 200 năm, chưa biết chính xác mốc thời gian nhưng vào khoảng cuối thế kỷ 18. Và người khai sáng ra làng nghề này, không phải là người địa phương mà là ông Huỳnh Bá Quát, quê ở Thanh Hóa.

làng đá non nước ngũ hành sơnlàng đá non nước ngũ hành sơn

Kể từ khi vào Đà Nẵng lập nghiệp, sống dưới chân núi núi Ngũ Hành Sơn, ông đã sớm phát hiện ra đây là một cụm núi đá cẩm thạch khổng lồ, thứ nguyên liệu có thể tạo ra những đồ vật trang trí rất đẹp. Ông bèn lấy một ít đá, đem về nhà rồi tỉ mỉ tẩn mẩn tạo ra những dụng cụ thô sơ như cối giã tiêu, giã thuốc hoặc các tấm bia mộ. Những người khác thấy đẹp và mua về, từ đó các sản phẩm ông tạo nên ngày càng được ưa chuộng, giúp cuộc sống ông trở nên ổn định hơn. Nhận thấy đây là một nghề có thể mang lại nguồn thu nhập kha khá, thế là ông bắt đầu truyền lại cho con cháu và những người xung quanh.

Từ những dụng cụ để phục vụ cho cuộc sống như cái chày, cái cối giã gạo, những người nghệ nhân ở đây đã sáng tạo nên những sản phẩm điều khắc tạc hình Rồng, Rùa, Phượng vô cùng tỉ mỉ, công phu nhằm phục vụ cho các công trình. Đặc biệt là đến đầu thế kỳ 19, khi nhà Nguyễn cho xây dựng chùa chiền, lăng tẩm, miếu mạo thì nghề cũng có cơ hội phát triển nhiều hơn. Một số thợ giỏi cũng được triều đình phong hàm Cửu phẩm, mời đi làm nghề ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước cũng được phát triển từ đây và được biết đến nhiều hơn.

làng đá non nước ngũ hành sơnlàng đá non nước ngũ hành sơn

Ngày nay, khi đến với làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn, du khách cũng sẽ thấy được sự hiện diện của nhà thờ “Thạch Nghệ Tổ sư”. Và ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hằng năm cũng là ngày giỗ tổ của làng nghề đá Non Nước Đà Nẵng.

Làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn – không gian sáng tạo và đậm chất nghệ thuật

Làng đá mỹ nghệ Non Nước được tạo nên từ nét văn hóa của người Việt cổ đồng thời có sự giao thoa với văn hóa Chăm Pa. Vì thế, môi sản phẩm được tạo nên không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc. Dù sáng tạo đến đâu thì chúng cũng đều thể hiện rõ nét tín ngưỡng của người Việt, và đó cũng là lý do mà những sản phẩm đá điêu khắc của làng đá Non Nước vẫn còn được yêu thích cho đến tận bây giờ.

làng đá non nước ngũ hành sơnlàng đá non nước ngũ hành sơn

Đến với làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn, du khách sẽ thấy ấn tượng khi bắt gặp được hàng trăm bức tượng Chăm Pa với nhiều kiểu dáng khác nhau, tất cả tạo nên một thế giới nghệ thuật độc đáo. Đó là những bức tượng của những vũ nữ Apsara, thần Siva, Indar, bò Nadin, chim thần Garuda, đặc biệt là tượng Yoni và Linga.

Không chỉ vậy, mỗi tác phẩm điêu khắc đá còn thể hiện được sự khéo léo của những người thợ lành nghề. Họ không chỉ sở hữu được những đôi tay điêu luyện, dẻo dai mà còn có óc sáng tạo đáng nể. Để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh, dù chỉ là những thứ đơn giản như cái cối, cái vòng tay, đều phải trải qua một quá trình chế tác, đục đẽo kỳ công. Vì thế, mỗi tác phẩm tạo nên không chỉ tạo nên giá trị thẩm mỹ ở bên ngoài mà còn chứa đựng linh hồn của người tạo ra nó.

Các sản phẩm chính của làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Từ những thành phẩm là các dụng cụ sử dụng chủ yếu cho gia đình như cái cối giã tiêu, cái cối đá xay gạo thì giờ đây, các nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm của làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn đã tạo ra vô vàn các sản phẩm đẹp mắt hơn. Về loại hình các sản phẩm tại làng đá Non Nước có thể chia làm 3 loại như sau:

– Các sản phẩm trang sức bằng đá

  • Vòng đá thạch anh
  • Kiềng đá
  • Nhẫn đá, nhẫn tì hưu
  • Vòng tay đá phong thủy
  • Vòng tay đá thạch anh
  • Mặt day chuyền đá, mặt dây chuyền phật
  • Chuỗi đeo cổ

làng đá non nước ngũ hành sơnlàng đá non nước ngũ hành sơn

– Các sản phẩm tượng đá

  • Tượng Phật Ai Di Đà, tượng Phật Di Lặc
  • Tượng quan âm, tượng Phật Tổ
  • Tượng các linh vật gồm kỳ lân, sư tử, thiềm thừ, tỳ hưu
  • Các đồ thờ, tượng chúa, đài phun nước, đèn đá xoay

– Các sản phẩm phong thủy

  • Tượng Phật đá
  • Các linh vật phong thủy
  • Cóc thiềm thừ
  • Quả cầu đá phong thủy

Quy trình tạo ra sản phẩm đá tại làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn

Để tạo ra một sản phẩm đá mỹ nghệ hòa chỉnh, không phải ngày một ngày hai mà đó là cả một quá trình. Đầu tiên là phải có nguyên liệu chính là đá tảng. Để tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm, làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn sử dụng nhiều loại đá như đá thạch anh, đá trắng, đá mắt mèo, đá mã não, đá ruby, đá bọc bích, đá vân gỗ, đá mắt hổ, đá đen, đá Pakistan,vv…

làng đá non nước ngũ hành sơnlàng đá non nước ngũ hành sơn

Khi có nguyên liệu là đá được nhập từ nơi khác về, người thợ sẽ bắt đầu tạo hình đồ vật ở dạng thô. Qúa trình này bao gồm nhiều công đoạn phức tạp như tìm mặt phẳng tạo chân đế, xác định điểm chuẩn để tạo hình, sau đó vẽ phác thảo lên giấy và vẽ lên mặt đá hoặc là in trực tiếp lên đá. Đối với những sản phẩm có độ kì công hơn, mang tính nghệ thuật cao hơn thì người thợ phải thực hiện chúng trên đất sét trước, sau đó mới bắt đầu làm chính thức.

>> Tham khảo: Khám phá nét huyền bí của Động Âm Phủ thu hút nhất Đà Nẵng

Sau khi đã có bản vẻ phác thảo, người nghệ nhân sẽ bắt đầu đục phôi có sẵn để tạo hình sản phẩm. Sau khi phôi đã bắt đầu hoàn thiện thì người thợ sẽ bắt đầu thực hiện các công đoạn tiếp theo như chạm hình nét, trang trí hoa văn, đánh bóng sản phẩm. Ở các bước này, quan trọng nhất chính là tạo nét sản phẩm và trang trí. Nó yêu cầu người thợ phải thể hiện thật chính xác và tỉ mỉ, và muốn có được như vậy thì người thợ phải có kỹ thuật điêu luyện.

làng đá non nước ngũ hành sơnlàng đá non nước ngũ hành sơn

Từ những tảng đá thô sơ, đơn điệu, người thợ phải tiến hành nhuộm màu cho đá kết hợp với một vài các nguyên vật liệu khác như bã chè xanh, xi đánh giày màu nâu hay màu chàm. Từ bàn tay vàng của người nghệ nhân, những mảng màu được pha trộn, đưa vào nhiệt độ hợp lý để tạo nên những màu sắc có độ đậm nhạt theo yêu cầu.

Tham quan làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng mua gì về làm quà?

Có nên mua đá mỹ nghệ tại làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn hay không?

Ghé thăm làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn, du khách không quên chọn cho mình những món quà lưu niệm được tạo nên bởi bàn tay điêu luyện của những nghệ nhân lành nghê. Chỉ có khi đến đây, du khách mới nhìn thấy tận mắt được những sản phẩm mỹ nghệ với các đường nét tinh tế, sắc sảo cùng với lớp đá cẩm thạch bóng mịn, chỉ có ở núi Ngũ Hành Sơn. Du khách cũng sẽ không quên được hình ảnh những người thợ miệt mài đục đục, giũa giũa mỗi giây, mỗi phút để tạo ra những đồ vật có hồn.

làng đá non nước ngũ hành sơnlàng đá non nước ngũ hành sơn

Bạn có thể chọn những bức tượng Phật Tổ, Bồ Tát để trưng bàn thờ trong nhà hoặc những chiếc lọ, bình với hoa văn bắt mắt, hay đơn giản là chiếc vòng đá tinh xảo, cây trầm cài tóc. Dường như, mọi đồ vật bạn đều có thể tìm thấy được ở làng đá non nước Ngũ Hành Sơn.

Mỗi sản phẩm được tạo nên đều chính là thành quả lao động đáng trân trọng của những nghệ nhân sống cùng với làng nghề. Đó không chỉ là cái nghề kiếm ra tiền mà còn là cái tâm với nghề, là tình yêu của họ dành cho những tảng đá tưởng chừng như vô hình vô giác. Ấy vậy mà bao năm qua, họ vẫn miệt mài để tạo nên những sản phẩm ngày càng công phu và điêu luyện, góp phần phát triển và giữ gìn làng nghề điêu khắc đá truyền thống của Việt Nam. Vì thế, mua cho mình những sản phẩm đá mỹ nghệ tại làng đá Non Nước cũng là cách để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước như góp phần gìn giữ làng nghề truyền thống Non Nước.

Giá các sản phẩm tại làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn bao nhiêu tiền?

Tùy thuộc vào từng loại, kích cỡ cũng như chất liệu mà giá các sản phẩm đá mỹ nghệ tại Non Nước Ngũ Hành Sơn cũng có sự khác nhau. Dưới đây là mức giá tham khảo cho du khách khi có nhu cầu mua một vài các món đồ ở đây.

  • Đối với các trang sức bằng đá: Từ 80k-5 triệu/ món.
  • Đối với tượng đá: Từ 150k-60 triệu/ món.
  • Đối với vật phẩm phong thủy: Từ 25k- 25 triệu/ món.

Nếu bạn tham quan một lượt, sẽ thấy màu sắc của các sản phẩm đá Non Nước trông rất tự nhiên, bởi vì nó được làm từ đá tự nhiên. Vì vậy, các sản phẩm sẽ không quá sặc sỡ, các đường vân đá là ngẫu nhiên, được điêu khắc bằng tay nên các đường nét cũng sẽ trông không sắc sảo. Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy các đường nét không đều trên các sản phẩm.

làng đá non nước ngũ hành sơnlàng đá non nước ngũ hành sơn

Dù vậy, các sản phẩm đá mỹ nghệ ở làng đá Non Nước Đà Nẵng vẫn rất được yêu thích. Bởi mỗi sản phẩm ở đây đều mang ý nghĩa tâm linh và ý nghĩa phong thủy riêng của nó. Dù có sự khác nhau về kích cỡ, kiểu dáng hay màu sắc, song hầu như các vật phẩm hay tượng bằng đá đều có ý nghĩa phong thủy tốt hơn so với các chất liệu khác. Bởi những sản phẩm làm từ đá tự nhiên sẽ có ý nghĩa với gia chủ hơn và tồn tại lâu hơn.

Gợi ý 6 địa chỉ bán đá mỹ nghệ Non Nước uy tín nhất tại Ngũ Hành Sơn

Tính đến nay, làng nghề đá Non Nước Ngũ Hành Sơn đã có hơn 20 doanh nghiệp cùng với 475 cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nhỏ. Điều này có thể là thuận lợi để du khách có thể dễ dàng chọn cho mình những sản phẩm ưng ý, tuy nhiên với số lượng cơ sở lớn như vậy cũng là điều trở ngại vì không biết nên mua ở đâu giá rẻ, uy tín.

làng đá non nước ngũ hành sơnlàng đá non nước ngũ hành sơn

Qua sự tìm hiểu cũng như kinh nghiệm ở Đà Nẵng nhiều năm, dulichkhampha24 gợi ý cho bạn một vài các cơ sở nên ghé đến. Đây là những cơ sở không chỉ có các mặt hàng đá mỹ nghệ đẹp mắt, đa dạng mà giá cả cũng rất phải chăng.

  • Cơ sở đá mỹ nghệ Mai Vân

Địa chỉ: Lô 33, Khu sản xuất 9, làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng.

  • Cơ sở đá mỹ nghệ Thành Đô

Địa chỉ: 135-137 Huyền Trân Công Chúa, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

  • Cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước

Địa chỉ: 113 Trương Đăng Quế, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

  • Cơ sở điêu khắc đá Trần Châu

Địa chỉ: Lô 36 Trần Hưng Đạo, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

  • Cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Huy Hùng

Địa chỉ: 1 Quán Khái 11, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

  • Cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Tiến Huế

Địa chỉ:

Cơ sở 1: 42 Huyền Trân Công Chúa, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Cơ sở 2: 634 Lê Văn Hiến, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Cơ sở 3: Sơn Trà Điện Ngọc, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Làng đá mỹ nghệ Non Nước Ngũ Hành Sơn gắn liền với lễ hội nổi tiếng nào?

Từ lâu, làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn đã gắn liền với các di tích chùa chiền, hang động cũng như là lễ hội Quán Thế Âm. Hằng năm, cứ vào 19 tháng 2 Âm lịch, hàng nghìn người dân đổ về đây để tham gia vào lễ hội với mong muốn cầu an, cầu sức khỏe cho gia đình. Hơn hết, tham gia lễ hội Quán Thế Âm cũng là cách để những người theo đạo Phật giữ gìn tín ngưỡng của mình.

lễ hội quán thế âm ngũ hành sơnlễ hội quán thế âm ngũ hành sơn

Còn du khách, nếu may mắn đến tham quan Ngũ Hành Sơn vào đúng dịp lễ hội Quán Thế Âm, cũng sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ. Không chỉ là cảm giác yên bình, thư thái trong không gian thiền tịnh tĩnh lặng, huyền bí của chùa Tam Thai, chùa Linh Ứng mà còn là chút rộn ràng, phấn khởi khi hòa cùng với dòng người đông đúc, hiểu hơn về nét văn hóa độc đáo ở đây. Trong không khí náo nhiệt ấy, những âm thanh phát ra từ những quy trình đục, dũi, khắc họa bởi những đôi bàn tay tài hoa vẫn luôn vang lên mỗi giây, mỗi phút.

Giá vé vào làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn là bao nhiêu?

Hiện nay, làng đá mỹ nghệ Non Nước là một trong những điểm tham quan miễn phí tại Đà Nẵng. Chính vì thế mà bạn có thể đến đây tham quan mà không cần phải mua vé. Tuy nhiên, nếu muốn vào bên trong danh thắng Ngũ Hành Sơn thì bắt buộc phải mua vé.

làng đá non nước ngũ hành sơnlàng đá non nước ngũ hành sơn

Giá vé vào cổng khu du lịch Non Nước Ngũ Hành Sơn cụ thể như sau:

+  Tham quan ngọn Thủy Sơn

  • Đối với người lớn: 40k/ khách
  • Đối với học sinh, sinh viên: 10k/ khách
  • Đối với trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn phí

+ Tham quan Động Âm Phủ

  • Đối với người lớn: 20k/ khách
  • Đối với trẻ em: 7k/ khách
  • Đối với trẻ dưới 6 tuổi: Miễn phí

+ Thang máy lên ngọn Thủy Sơn: 15k/ khách

+ Ngắm đồi Vọng Cảnh: 10k/ lượt.

Còn nếu đi các ngọn khác như Kim Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Hỏa Sơn, du khách không phải mất tiền. Bởi lý do là ngọn Thủy Sơn là ngọn tập trung nhiều địa điểm tham quan nhất Ngũ Hành Sơn, bao gồm các hang động và chùa chiền. Ngọn Thủy Sơn cũng được biết đến là ngọn núi lớn và kỳ vĩ nhất.

>> THAM KHẢO: Giá vé tham quan Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng chính xác nhất 2020

Một số kinh nghiệm tham quan làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn

Thông thường, du khách đến với làng đá Non Nước thường sẽ kết hợp đi tham quan quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn. Vì vậy, để có chuyến đi trọn vẹn thì cần phải lưu ý đến một số điều như sau:

  • Nên ghé đến Ngũ Hành Sơn vào mùa hè hoặc mùa xuân là đẹp nhất, tức là thời điểm từ tháng 2 cho đến tháng 8. Bởi thời tiết lúc này nếu không nhiều nắng thì cũng rất dễ chịu, chuyến leo núi cũng sẽ đảm bảo không xảy ra nguy hiểm, Hơn nữa, sau khi tham quan xong các địa điểm trên ngọn Thủy Sơn, du khách có thể tắm biển ngay ở biển Non Nước đối diện đó.
  • Ngũ Hành Sơn là điểm đến linh thiêng, vì thế hãy chú ý về cách ăn mặt, không cần phải kín đáo nhưng trang phục phải nhã nhặn, lịch sự. Chú ý chọn những bộ đồ chất liệu co giãn, mát mẻ vì phải leo núi nhiều, khu vực tham quan cũng khá rộng.
  • Để tiếp sức cho hành trình, hãy đem theo một nước cùng một ít đồ ăn vặt, có thể là bánh kẹo, trái cây. Như vậy, nếu cảm thấy đói và khát, bạn có thể dừng chân tại một tảng đá nào đó, ngồi nghỉ mệt và lót bụng.

Dù Đà Nẵng xuất hiện thêm nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng song không ít du khách vẫn quyết tâm lựa chọn làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn để tìm về với một làng nghề truyền thống vẫn còn nguyên vẹn cho đến tận ngày nay. Những con người nơi đây dù ngày hay đêm vẫn luôn cần mẩn, tỉ mỉ đục đục, đẻo đẻo và thổi hồn vào đá để tạo ra những tác phẩm tinh xảo nhất. Và những sản phẩm ấy, dù chỉ là cái chày đơn sơ hay những bức điêu khắc cầu kỳ đều khắc họa về một địa danh mang tên Non Nước, nơi mà ai cũng muốn ghé đến một lần.

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Chào mọi người, mình là Diên một cái tên thật lạ nhưng nó cũng đặc biệt như chính con người và sở thích của mình vậy. Mình thích rong ruổi đây đó, thích đi đến những nơi có phong cảnh đẹp, thích ăn những món ngon. Vì mình nghĩ, tuổi trẻ có là bao, cứ sống và trải nghiệm thật nhiều để không phải tiếc nuối. Hãy đồng hành nếu bạn cũng có sở thích du lịch như mình nhé!

Rate this post

Viết một bình luận