Lm JB Dũng
GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO
https://giaoluatconggiao.com/uploads/logo.png
KHẤN DÒNG
Qua việc khấn dòng người tu sĩ sống ba lời khuyên phúc âm khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục với lời khấn công và hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa qua việc phục vụ Giáo hội với một danh nghĩa đặc biệt và mới mẻ (đ. 573§1). Do đó, hành vi tuyên khấn phải được thực hiện qua thừa tác vụ của Giáo hội. Từ đó người tu sĩ thuộc về Chúa một cách trọn vẹn qua việc thuộc về một Tu hội với tất cả quyền lợi và nghĩa vụ thiết định (đ. 654).
Bài viết trình bày những điểm sau: 1) ý nghĩa của “khấn dòng”, 2) điều kiện của khấn dòng, 3) tương quan giữa khấn tạm và khấn trọn, 4) giao ước giữa tu sĩ và Tu hội.
1. Ý NGHĨA CỦA “KHẤN DÒNG”
Khấn dòng được diễn tả như một giao ước được thực hiện một cách cá nhân giữa tu sĩ và Đức Kitô, để được nên đồng hình đồng dạng với Ngài qua đời sống khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục. Khấn dòng được định nghĩa như một quà tặng là dâng hiến chính mình cho Thiên Chúa hầu chu toàn trọn vẹn Thánh ý của Người trong sự thông hiệp với anh em. Một vài ý kiến cho rằng khấn dòng chính là một phép rửa thứ hai trong ý nghĩa làm mới lại lời hứa của phép rửa thứ nhất
Theo điều 654, ý nghĩa của việc tuyên khấn bao gồm việc thực hiện lời cam kết sống các lời khuyên phúc âm và đồng thời gia nhập vào một Tu hội với những quyền lợi và bổn phận do luật quy định. Với việc tuyên khấn, tu sĩ bắt đầu sống bậc tu trì, một bậc sống “tuy không liên quan đến cơ cấu phẩm trật của Giáo hội, nhưng lại gắn chặt với đời sống và sự thánh thiện của Giáo hội
Ngoài ra chúng ta không thể quên được điểm quan trọng của điều 573§2 như một điều kiện pháp lý. Tầm quan trọng của điều luật này là việc nhấn mạnh đến việc tuyên khấn các lời khuyên, một cách đặc biệt, ngay cả khi công khai theo ý nghĩa giáo luật không thì chưa đủ. Điều quan trọng là trong thực tế, việc tuyên khấn này, ngang qua lời khấn hoặc những ràng buộc thánh khác, phải được diễn ra trong một Tu hội đời thánh hiến. Sự lệ thuộc vào một Tu hội hay Tu hội đời là một điều kiện không thể miễn chuẩn để có được bậc sống thánh hiến được nhận biết và phê chuẩn từ Giáo hội
Tự bản chất, sự thánh hiến là một hành động thuộc về Giáo hội, bởi chính Giáo hội dâng lên Thiên Chúa của lễ hy sinh không chia sẻ và liên kết mật thiết với Hy tế Thánh Thể là chính các tu sĩ
2. ĐIỀU KIỆN
Trong Giáo hội, bậc sống tu trì tham gia vào chính đời sống và sự thánh thiện của Giáo hội một cách đặc biệt qua việc tuyên khấn các lời khuyên phúc âm. Mỗi một người có tự do để chọn lựa cho mình một bậc sống, tuy nhiên Giáo hội cũng đưa ra năm điều kiện căn bản cho những ai muốn bước vào bậc sống tu trì. Nếu thiếu đi một trong năm điều kiện này, một cách công khai hay dù không ai biết đến, việc tuyên khấn vẫn không thành.
Các khấn sinh phải có một độ tuổi chắc chắn như điều kiện đầu tiên của việc tuyên khấn. Để lời khấn tạm có hiệu lực, người tuyên khấn phải được tối thiểu 18 tuổi trọn (đ. 656,1°). Theo nhà lập pháp, độ tuổi 18 tuổi trọn được xem như thành niên (đ. 97§1). Với tuổi này khấn sinh có khả năng sử dụng các quyền của mình (đ. 98§1). Giáo hội có qui tắc hướng dẫn tính tuổi trong giáo luật tại các điều 200-203.
Điều kiện thứ hai: việc tập tu phải phải được thực hiện hữu hiệu (đ. 656,2°). Giai đoạn tập tu phải được hoàn thành trong đó, qua việc đạt được sự hiểu biết tiếng gọi của Thiên Chúa, mỗi ứng sinh phải đạt đến sự trưởng thành nhân bản và thiêng liêng để giúp cho ứng sinh đáp lại tiếng gọi này với một sự chọn lựa tự do và trách nhiệm (đ. 646).
Điều kiện thứ ba: việc tuyên khấn phải được phát biểu cách minh nhiên (đ. 656,4°). Điều luật này nhấn mạnh cách thức cần thiết để tuyên khấn: cần sự diễn tả ra bên ngoài, được nói bằng lời, với dấu chỉ được qui ước. Như thế khấn sinh diễn tả một hành vi với đầy đủ tự do và hiểu biết để diễn tả lòng muốn tuyên khấn trong một tu hội. Không thành sự nếu người ta chỉ phỏng đoán là có tuyên khấn. Trường hợp một nhóm khấn sinh khấn chung, trong nghi thức đó chỉ có một người xướng lên bản tuyên khấn soạn sẵn, những khấn sinh khác có tuyên hay không thì đó là một vấn đề cần được xác định chắc chắn.
Vấn đề bạo lực, sự sợ hãi trầm trọng và bị lừa dối khi tuyên khấn sẽ làm vô hiệu việc tuyên khấn. Việc tuyên khấn sẽ không thành nếu khấn sinh không thể hiện được tự do của mình trong khi chọn lựa và trong khi làm công việc này.
Ngoài ra còn có hai điều kiện liên quan đến bề trên là những người trực tiếp cho khấn và nhận lời khấn được giáo luật quy định như sau. Thứ nhất, việc nhận cho khấn phải được thực hiện một cách tự do bởi bề trên có thẩm quyền, với sự biểu quyết của ban cố vấn chiếu theo qui tắc của luật. Luật riêng mỗi Tu hội sẽ quy định rõ ràng ai là bề trên có thẩm quyền và sự biểu quyết của ban cố vấn có quyền quyết định hay tư vấn trong việc nhận cho khấn này
Đối với việc tuyên khấn trọn đời, ngoài những điều kiện về sự tự do tuyên khấn, về bề trên nhận cho khấn và về vị bề trên nhận lời khấn hợp pháp, độ tuổi dành cho tu sĩ khấn trọn là 21 tuổi trọn và thời gian tuyên khấn tạm trước đó ít là 3 năm (đ. 658). Tuy nhiên bề trên có thể cho tu sĩ tuyên khấn vĩnh viễn trước ba tháng khi có lý do chính đáng (đ. 657§3).
3. TƯƠNG QUAN GIỮA KHẤN TẠM VÀ KHẤN TRỌN
Khi thánh hiến cho Thiên Chúa, các tu sĩ được thánh hiến cho Chúa một cách đặc biệt (x. đ. 207§2, đ. 573§1), trọn vẹn và vĩnh viễn
Trong những điều luật này có sự khác biệt về thời gian nhưng không có sự khác biệt về bản chất sự thánh hiến, vì tu sĩ tuyên khấn dù là trọn hay tạm đều dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa. Một cách tự nhiên, qua sự ràng buộc này, dù là khấn tạm, tu sĩ thực hành các lời khuyên phúc âm, với mục đích đạt đến một sự chuẩn bị cho việc tuyên khấn trọn đời
4. GIAO ƯỚC GIỮA TU SĨ VÀ TU HỘI
Xét như việc tuyên khấn dòng là một giao ước giữa tu sĩ và Tu hội thì cả hai bên cần có sự hiểu biết đầy đủ và có sự tự do ưng thuận. Bởi vậy đối với tu sĩ, Giáo hội luôn có những đề nghị mang tính pháp lý như tuổi tác, mục đích của giai đoạn tập tu và ngay cả thời gian khấn tạm như một giai đoạn chuẩn bị hết sức cần thiết cho một giao ước mang tính quyết định.
Giáo hội rất trân trọng bậc sống tu trì và cổ vũ các tín hữu chọn lựa sống đời sống này, nhưng đồng thời Giáo hội cũng không ngừng mở ra những lối mở để tu sĩ có những quyết định hết sức tự do, hay có những thay đổi cho phù hợp hơn với chính mình. Bởi vì tu sĩ vẫn là người đang trên đường hoàn thiện bản thân, nên không tránh khỏi những ảnh hưởng của môi trường, xã hội, văn hóa và của chính bản tính tự nhiên của mình. Vì lý do này Giáo hội dành cho tu sĩ thời gian chuẩn bị cho một quyết định mang tính vĩnh viễn và trọn vẹn với thời gian khấn tạm được kéo dài từ 3 đến 6 năm (đ. 655). Trong thời gian này Giáo hội muốn tu sĩ duy trì sự tự do mà họ đã có được ngay từ khi khấn lần đầu, và phải có được sự tự do này đó trong tất cả những lần lựa chọn cho việc lặp lại lời khấn hay lần tuyên khấn trọn đời. Các nhà làm luật luôn tôn trọng quyết định của tu sĩ khi đề cập đến điều luật: Tu sĩ nào muốn rời bỏ Tu hội khi mãn hạn giữ lời khấn thì đều có thể rời bỏ (đ. 688§1).
Ở một điều luật khác các nhà làm luật hết sức đề cao tự do của khấn sinh qua việc mở ra cho tu sĩ khi không muốn tiếp tục theo con đường này như sau: Khi mãn thời gian giữ lời khấn tu sĩ nào tự ý xin khấn và được xét thấy là có khả năng xứng hợp, thì phải được nhận cho tái khấn hoặc cho khấn trọn đời, nếu không thì tu sĩ đó phải ra khỏi Tu hội (đ. 657). Đối với việc khấn dòng thì không có sự bó buộc cho bất kỳ người nào. Sự tự ý xin khấn hay tự do rời bỏ Tu hội được bảo đảm theo như luật định.
Về phía Tu hội, trong một trường hơp đặc biệt, bề trên xét thấy một khấn sinh không có khả năng xứng hợp thì có thể cho đương sự hồi tục, hoặc có thể cho đương sự thêm một thời gian thử nghiệm nếp sống Tu dòng nhưng không được kéo dài quá 3 năm, vì tổng số năm khấn tạm không được qúa 9 năm (đ. 657§2). Hoặc sau khi mãn hạn lời khấn tạm, nếu có những lý do chính đáng, một tu sĩ có thể bị bề trên cấp cao có thẩm quyền loại bỏ không cho khấn tiếp, sau khi đã tham khảo ý kiến của ban cố vấn (đ. 689§1).
[1] x. G. LECLERCQ, «Professione religiosa secondo Battesimo», in Vita Consacrata 3 (1967), 3-8, p. 8.[2] x. LG 44.[3] x. LG 44, đ. 207§2.[4] x. V. DE PAOLIS, La vita consacrata nella Chiesa, Edizione rivista e ampliata a cura di Vincenzo Mosca, Facoltà di diritto canonico San Pio X, Manuali 4, Marcianum Press, Venezia 2010, p. 75.[5] x. A. D’AURIA, «Le società di vita apostolica», in GRUPPO ITALIANO DOCENTI DI DIRITTO CANONICO (a cura di), La vita consacrata nella Chiesa, Quaderni della Mendola 14, Edizioni Glossa, Milano 2006, 169-194, p. 174.[6] x. ANASTASIO DEL SS. ROSARIO, La vita religiosa nella Chiesa: alla luce del Concilio Ecumenico Vaticano II, Centro Studi U.S.M.I. – Scuola «Mater Divinae Gratiae», Roma 1966, p. 129-130.[7] PI 10.[8] LG 45.[9] “Lawful admission: not alone must the one wishing to make profession submit a formal request to do so: he or she must also be admitted to profession by the competent Superior, i.e. the one specified by the institute’s own law; in admitting someone to profession, the Superior must be free of all undue influences, must follow the norms of universal and proper law, and have obtained the vote of his or her council, consultative or deliberative according to the institute’s own law”, AA.VV., The canon law letter & spirit. A practical guide to the code of canon law, Geoffrey Chapman, London 1995, p. 364.[10] x. J. KHOURY, Corpus Iuris Canonici I – Commento al Codice di Diritto canonico, Libreria Editrice Vaticana, Città del Vaticano 2001, p. 347.[11] x. RC 35,I.[12] x. RC 2.[13] x. L. MANICARDI, La vita religiosa: radici e futuro, EDB, Bologna 2012, p. 31-33.
Qua việc khấn dòng người tu sĩ sống ba lời khuyên phúc âm khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục với lời khấn công và hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa qua việc phục vụ Giáo hội với một danh nghĩa đặc biệt và mới mẻ (đ. 573§1). Do đó, hành vi tuyên khấn phải được thực hiện qua thừa tác vụ của Giáo hội. Từ đó người tu sĩ thuộc về Chúa một cách trọn vẹn qua việc thuộc về một Tu hội với tất cả quyền lợi và nghĩa vụ thiết định (đ. 654).Bài viết trình bày những điểm sau: 1) ý nghĩa của “khấn dòng”, 2) điều kiện của khấn dòng, 3) tương quan giữa khấn tạm và khấn trọn, 4) giao ước giữa tu sĩ và Tu hội.Khấn dòng được diễn tả như một giao ước được thực hiện một cách cá nhân giữa tu sĩ và Đức Kitô, để được nên đồng hình đồng dạng với Ngài qua đời sống khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục. Khấn dòng được định nghĩa như một quà tặng là dâng hiến chính mình cho Thiên Chúa hầu chu toàn trọn vẹn Thánh ý của Người trong sự thông hiệp với anh em. Một vài ý kiến cho rằng khấn dòng chính là một phép rửa thứ hai trong ý nghĩa làm mới lại lời hứa của phép rửa thứ nhất [1] . Mỗi Kitô hữu đã chết đối với tội qua phép Thanh Tẩy, nhưng để hoa trái của ân sủng bí tích được dồi dào hơn, tu sĩ muốn tuyên khấn sống các lời khuyên phúc âm như một phương thế để được phụng sự Thiên Chúa một cách mật thiết hơn [2] Theo điều 654, ý nghĩa của việc tuyên khấn bao gồm việc thực hiện lời cam kết sống các lời khuyên phúc âm và đồng thời gia nhập vào một Tu hội với những quyền lợi và bổn phận do luật quy định. Với việc tuyên khấn, tu sĩ bắt đầu sống bậc tu trì, một bậc sống “tuy không liên quan đến cơ cấu phẩm trật của Giáo hội, nhưng lại gắn chặt với đời sống và sự thánh thiện của Giáo hội [3] Ngoài ra chúng ta không thể quên được điểm quan trọng của điều 573§2 như một điều kiện pháp lý. Tầm quan trọng của điều luật này là việc nhấn mạnh đến việc tuyên khấn các lời khuyên, một cách đặc biệt, ngay cả khi công khai theo ý nghĩa giáo luật không thì chưa đủ. Điều quan trọng là trong thực tế, việc tuyên khấn này, ngang qua lời khấn hoặc những ràng buộc thánh khác, phải được diễn ra trong một Tu hội đời thánh hiến. Sự lệ thuộc vào một Tu hội hay Tu hội đời là một điều kiện không thể miễn chuẩn để có được bậc sống thánh hiến được nhận biết và phê chuẩn từ Giáo hội [4] . Sự thánh hiến tu sĩ thể hiện bên trong các tu hội được xây dựng qua việc tuyên khấn các lời khuyên phúc âm và chính điều này giúp các tu sĩ sống một bậc sống theo giáo luật, khác biệt với sự thánh hiến của bí tích thánh tẩy [5] Tự bản chất, sự thánh hiến là một hành động thuộc về Giáo hội, bởi chính Giáo hội dâng lên Thiên Chúa của lễ hy sinh không chia sẻ và liên kết mật thiết với Hy tế Thánh Thể là chính các tu sĩ [6] . Thật vậy, Giáo hội không tạo ra bậc sống thánh hiến, nhưng là diễn tả một cách công khai ngang qua phụng vụ. Bộ các Tu hội sống đời thánh hiến và Tu đoàn tông đồ khẳng định: “Tác động của Thiên Chúa và sự đáp trả của con người gặp gỡ nhau trong hành vi tuyên khấn, một hành vi của Giáo hội thông qua quyền bính của người nhận lời khấn. Hành vi này sát nhập cá nhân vào hội dòng” [7] . Cũng trong tinh thần này, hiến chế Lumen Gentium xác nhận, bằng nhiệm vụ thánh hóa, “qua việc cử hành phụng vụ, Giáo hội trình bày việc khấn dòng như một bậc sống được thánh hiến cho Thiên Chúa. Với quyền hành của mình, Giáo hội nhận lời tuyên khấn của tu sĩ, dâng lời cầu nguyện chung, xin Chúa trợ giúp và ban ân sủng cho họ, phó thác họ cho Thiên Chúa, và ban phúc lành thiêng liêng cho họ bằng cách kết hợp sự dâng hiến của họ vào hy lễ tạ ơn” [8] . Như thế việc tuyên khấn các lời khuyên phúc âm là một thực tại của Giáo hội và thuộc về Giáo hội do tự bản chất của đời sống tu trì.Trong Giáo hội, bậc sống tu trì tham gia vào chính đời sống và sự thánh thiện của Giáo hội một cách đặc biệt qua việc tuyên khấn các lời khuyên phúc âm. Mỗi một người có tự do để chọn lựa cho mình một bậc sống, tuy nhiên Giáo hội cũng đưa ra năm điều kiện căn bản cho những ai muốn bước vào bậc sống tu trì. Nếu thiếu đi một trong năm điều kiện này, một cách công khai hay dù không ai biết đến, việc tuyên khấn vẫn không thành.Các khấn sinh phải có một độ tuổi chắc chắn như điều kiện đầu tiên của việc tuyên khấn. Để lời khấn tạm có hiệu lực, người tuyên khấn phải được tối thiểu 18 tuổi trọn (đ. 656,1°). Theo nhà lập pháp, độ tuổi 18 tuổi trọn được xem như thành niên (đ. 97§1). Với tuổi này khấn sinh có khả năng sử dụng các quyền của mình (đ. 98§1). Giáo hội có qui tắc hướng dẫn tính tuổi trong giáo luật tại các điều 200-203.Điều kiện thứ hai: việc tập tu phải phải được thực hiện hữu hiệu (đ. 656,2°). Giai đoạn tập tu phải được hoàn thành trong đó, qua việc đạt được sự hiểu biết tiếng gọi của Thiên Chúa, mỗi ứng sinh phải đạt đến sự trưởng thành nhân bản và thiêng liêng để giúp cho ứng sinh đáp lại tiếng gọi này với một sự chọn lựa tự do và trách nhiệm (đ. 646).Điều kiện thứ ba: việc tuyên khấn phải được phát biểu cách minh nhiên (đ. 656,4°). Điều luật này nhấn mạnh cách thức cần thiết để tuyên khấn: cần sự diễn tả ra bên ngoài, được nói bằng lời, với dấu chỉ được qui ước. Như thế khấn sinh diễn tả một hành vi với đầy đủ tự do và hiểu biết để diễn tả lòng muốn tuyên khấn trong một tu hội. Không thành sự nếu người ta chỉ phỏng đoán là có tuyên khấn. Trường hợp một nhóm khấn sinh khấn chung, trong nghi thức đó chỉ có một người xướng lên bản tuyên khấn soạn sẵn, những khấn sinh khác có tuyên hay không thì đó là một vấn đề cần được xác định chắc chắn.Vấn đề bạo lực, sự sợ hãi trầm trọng và bị lừa dối khi tuyên khấn sẽ làm vô hiệu việc tuyên khấn. Việc tuyên khấn sẽ không thành nếu khấn sinh không thể hiện được tự do của mình trong khi chọn lựa và trong khi làm công việc này.Ngoài ra còn có hai điều kiện liên quan đến bề trên là những người trực tiếp cho khấn và nhận lời khấn được giáo luật quy định như sau. Thứ nhất, việc nhận cho khấn phải được thực hiện một cách tự do bởi bề trên có thẩm quyền, với sự biểu quyết của ban cố vấn chiếu theo qui tắc của luật. Luật riêng mỗi Tu hội sẽ quy định rõ ràng ai là bề trên có thẩm quyền và sự biểu quyết của ban cố vấn có quyền quyết định hay tư vấn trong việc nhận cho khấn này [9] . Thứ hai, việc nhận lời khấn phải được thực hiện do chính bề trên hợp pháp hoặc nhờ người khác (đ. 656,3°,5°). Luật riêng mỗi tu hội cũng cần xác định ai là bề trên nhận lời khấn và ai là người có thể được ngài ủy quyền. Thực tế, trong vài trường hợp đặc biệt, bề trên cũng có thể ủy quyền cho một người nhận lời khấn có thể không thuộc về tu hội, luôn luôn được quy định theo luật riêng.Đối với việc tuyên khấn trọn đời, ngoài những điều kiện về sự tự do tuyên khấn, về bề trên nhận cho khấn và về vị bề trên nhận lời khấn hợp pháp, độ tuổi dành cho tu sĩ khấn trọn là 21 tuổi trọn và thời gian tuyên khấn tạm trước đó ít là 3 năm (đ. 658). Tuy nhiên bề trên có thể cho tu sĩ tuyên khấn vĩnh viễn trước ba tháng khi có lý do chính đáng (đ. 657§3).Khi thánh hiến cho Thiên Chúa, các tu sĩ được thánh hiến cho Chúa một cách đặc biệt (x. đ. 207§2, đ. 573§1), trọn vẹn và vĩnh viễn [10] . Thế nhưng trong thực hành và trong kỷ luật mang tính pháp lý của Giáo hội có sự phân biệt giữa khấn tạm và khấn trọn. Điều 655 của bộ giáo luật 1983 nêu rõ khấn tạm được ấn định trong thời gian theo luật riêng nhưng không được dưới 3 năm và không được quá 6 năm. Trong khi đó khấn trọn đời được hiểu là một giao ước phi thời gian. Phải chăng giới hạn về thời gian của lời khấn cũng đưa đến một giới hạn về sự thánh hiến?Trong những điều luật này có sự khác biệt về thời gian nhưng không có sự khác biệt về bản chất sự thánh hiến, vì tu sĩ tuyên khấn dù là trọn hay tạm đều dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa. Một cách tự nhiên, qua sự ràng buộc này, dù là khấn tạm, tu sĩ thực hành các lời khuyên phúc âm, với mục đích đạt đến một sự chuẩn bị cho việc tuyên khấn trọn đời [11] . Việc khấn tạm bao gồm một sự thánh hiến trọn vẹn đời sống theo cả nghĩa thần học lẫn pháp lý. Với việc tuyên khấn lần đầu, tu sĩ tham dự vào chính sự thánh hiến của bậc tu trì. Giáo hội luôn coi việc khấn tạm là một sự dâng hiến trọn vẹn và thật sự [12] . Do đó tính tạm thời của việc khấn dòng không đối nghịch với sự dấn thân vĩnh viễn của tu sĩ [13] . Tính tạm thời của việc tuyên khấn không có nghĩa làm cho việc tuyên khấn tạm trở thành “hạng hai”, nhưng khi tuyên khấn tạm, khấn sinh đã có và phải có ý định tiến tới việc khấn trọn đời. Vì thế không ai có thể được cho khấn lần đầu nếu không có sự chắc chắn thuộc lương tâm về ơn gọi tu trì của họ và ơn gọi đó phải có ý định được tiếp tục. Trước mặt Thiên Chúa tu sĩ khấn tạm là một tu sĩ thực thụ.Xét như việc tuyên khấn dòng là một giao ước giữa tu sĩ và Tu hội thì cả hai bên cần có sự hiểu biết đầy đủ và có sự tự do ưng thuận. Bởi vậy đối với tu sĩ, Giáo hội luôn có những đề nghị mang tính pháp lý như tuổi tác, mục đích của giai đoạn tập tu và ngay cả thời gian khấn tạm như một giai đoạn chuẩn bị hết sức cần thiết cho một giao ước mang tính quyết định.Giáo hội rất trân trọng bậc sống tu trì và cổ vũ các tín hữu chọn lựa sống đời sống này, nhưng đồng thời Giáo hội cũng không ngừng mở ra những lối mở để tu sĩ có những quyết định hết sức tự do, hay có những thay đổi cho phù hợp hơn với chính mình. Bởi vì tu sĩ vẫn là người đang trên đường hoàn thiện bản thân, nên không tránh khỏi những ảnh hưởng của môi trường, xã hội, văn hóa và của chính bản tính tự nhiên của mình. Vì lý do này Giáo hội dành cho tu sĩ thời gian chuẩn bị cho một quyết định mang tính vĩnh viễn và trọn vẹn với thời gian khấn tạm được kéo dài từ 3 đến 6 năm (đ. 655). Trong thời gian này Giáo hội muốn tu sĩ duy trì sự tự do mà họ đã có được ngay từ khi khấn lần đầu, và phải có được sự tự do này đó trong tất cả những lần lựa chọn cho việc lặp lại lời khấn hay lần tuyên khấn trọn đời. Các nhà làm luật luôn tôn trọng quyết định của tu sĩ khi đề cập đến điều luật: Tu sĩ nào muốn rời bỏ Tu hội khi mãn hạn giữ lời khấn thì đều có thể rời bỏ (đ. 688§1).Ở một điều luật khác các nhà làm luật hết sức đề cao tự do của khấn sinh qua việc mở ra cho tu sĩ khi không muốn tiếp tục theo con đường này như sau: Khi mãn thời gian giữ lời khấn tu sĩ nào tự ý xin khấn và được xét thấy là có khả năng xứng hợp, thì phải được nhận cho tái khấn hoặc cho khấn trọn đời, nếu không thì tu sĩ đó phải ra khỏi Tu hội (đ. 657). Đối với việc khấn dòng thì không có sự bó buộc cho bất kỳ người nào. Sự tự ý xin khấn hay tự do rời bỏ Tu hội được bảo đảm theo như luật định.Về phía Tu hội, trong một trường hơp đặc biệt, bề trên xét thấy một khấn sinh không có khả năng xứng hợp thì có thể cho đương sự hồi tục, hoặc có thể cho đương sự thêm một thời gian thử nghiệm nếp sống Tu dòng nhưng không được kéo dài quá 3 năm, vì tổng số năm khấn tạm không được qúa 9 năm (đ. 657§2). Hoặc sau khi mãn hạn lời khấn tạm, nếu có những lý do chính đáng, một tu sĩ có thể bị bề trên cấp cao có thẩm quyền loại bỏ không cho khấn tiếp, sau khi đã tham khảo ý kiến của ban cố vấn (đ. 689§1).