Bị khàn tiếng cần lưu ý gì và cách phòng ngừa bệnh?
Khàn tiếng uống gì nhanh khỏi? Các loại nước tốt cho người bị khàn tiếng
Khàn tiếng uống gì mau hết bệnh là điều bệnh nhân thắc mắc khi tự điều trị triệu chứng tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn đọc các loại nước tốt cho người bị khàn tiếng. Sử dụng các loại nước này mỗi ngày sẽ giúp giảm nhanh tình trạng khàn tiếng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Khàn tiếng uống gì nhanh khỏi? Các loại nước tốt cho người bị khàn tiếng
Khàn tiếng xảy ra chủ yếu do tổn thương thanh quản khiến giọng nói bị thay đổi âm độ, cao độ… Khắc phục triệu chứng khàn tiếng sẽ giúp người bệnh lấy lại giọng nói trong trẻo và tránh những phiền toái trong công việc.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tân dược, người bệnh có thể tự chữa khàn tiếng tại nhà bằng các thảo dược thiên nhiên. Vậy khàn tiếng uống gì tốt, mau hết bệnh?
Trà gừng
Gừng không chỉ là một thực phẩm được dùng trong bữa ăn hàng ngày. Mà gừng còn được biết đến như một vị thuốc trị được nhiều bệnh lý. Cụ thể, gừng có tác dụng giúp giảm triệu chứng ho, giảm khàn tiếng, cải thiện các triệu chứng viêm thanh quản.
Cách thực hiện:
-
Bạn cho một vài lát gừng vào cốc trà mới pha hoặc nước sôi. Để trong khoảng 3 – 5 phút cho đến khi các hoạt chất trong gừng tiết ra hết.
-
Bạn có thể cho thêm một ít mật ong vào cho dễ uống.
-
Người bệnh dùng đều đặn mỗi ngày cho đến khi giọng nói trở lại bình thường.
Giấm táo
Giấm táo có chứa hàm lượng axit khá cao nên giấm táo có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, giấm táo cũng có tác dụng ngăn cản sự tăng sinh của các chủng vi khuẩn gây hại ở cổ họng. Chính vì thế, dược liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc khắc phục các vấn đề về bệnh hô hấp.
Cách thực hiện:
-
Bạn pha loãng một cốc giấm táo, uống mỗi ngày.
-
Bên cạnh đó, bạn sử dụng giấm táo súc miệng để loại bỏ vi khuẩn gây viêm thanh quản, làm khàn giọng.
-
Bạn duy trì cách này cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
Khàn tiếng uống gì hết? Mật ong và chanh
Khàn tiếng uống gì hết? Câu trả lời là nước mật og chanh. Theo đó, mật ong là dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Vì thế, tử lâu, mật ong đã trở thành bài thuốc dân gian chữa trị các bệnh viêm họng, viêm thanh quản, ho khan, khàn tiếng.
Chanh chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa rất cao. Sử dụng chanh tươi kết hợp với mật ong không chỉ giúp giảm khàn tiếng mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cách thực hiện:
-
Bạn vắt nước cốt chanh vào trong một ly nước ấm. Thêm vào ly một ít mật ong và muối rồi khuấy đều.
-
Người bệnh uống đều đặn mật ong chanh mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng khan tiếng hết hẳn.
Mật ong chưng quất
Quất chứa rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa giúp làm dịu cổ họng, tăng cường hệ miễn dịch. Mật ong có chứa nhiều hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn. Đồng thời hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng, viêm thanh quản. Từ đó giúp người bệnh sớm lấy lại âm sắc trong giọng nói.
Cách thực hiện:
-
Bạn cắt 2 quả quất thành từng lát mỏng, cho vào một ít đường phèn và mật ong. Mang hỗn hợp này chưng cách thủy trong khoảng 20 phút.
-
Bạn ngậm và uống một ít hỗn hợp trên để bổ phế và điều trị chứng khàn tiếng.
Trà cây du trơn và chanh
Trà cây du trơn là dược liệu được làm từ vỏ cây du trơn. Thảo dược này được sử dụng rất phổ biến ở Ấn Độ về điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Theo đó, công dụng chính của cây du trơn là làm dịu cổ họng, giúp lấy lại thanh âm trong trẻo. Bạn kết hợp cây du trơn với chanh còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng ngừa bệnh tật.
Cách thực hiện:
-
Bạn cho thêm một ít chanh vào ly trà cây du trơn.
-
Người bệnh duy trì uống đều đặn mỗi ngày để bệnh thuyên giảm.
Khàn tiếng uống gì? Nước giá đỗ
Giá đỗ được biết đến là thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng vitamin, đặc biệt là vitamin C. Ngoài ra, giá còn chứa nhiều dưỡng chất khác như calo, glucid, protein… Vì thế, giá có tác dụng giải độc, mát gan, thanh nhiệt, làm dịu cổ họng và chữa trị bệnh khàn tiếng rất hiệu quả. Không những vậy giá đỗ còn rất tốt với những người bị xuất tinh sớm.
Cách thực hiện:
-
Bạn sử dụng một ít giá đỗ, rửa thật sạch.
-
Bạn giã nát giá đỗ, lọc lấy nước cốt giá.
-
Bạn ngậm nước trong miệng rồi nuốt từ từ.
-
Mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần để điều trị bệnh.
Mật ong và lá hẹ
Trong Đông y, hẹ có vị cay ngọt, tính ấm, ôn trung, trợ khí, trị ho. Lá hẹ có chứa nhiều các thành phần hoạt chất có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và ức chế các loại vi khuẩn xâm nhập trong cổ họng.
Kết hợp mật ong và lá hẹ, bạn sẽ có một bài thuốc dân gian chữa khan tiếng, đau họng hiệu quả ngay tại nhà.
Cách thực hiện:
-
Chuẩn bị một nắm lá hẹ, rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
-
Bạn cắt lá hẹ thành từng đoạn dài khoảng 2 – 2,5cm. Bạn cho toàn bộ lá hẹ vào bát, cho một lượng mật ong vừa đủ vào ngập mặt lá.
-
Hấp cách thủy hỗn hợp khoảng 15 – 20 phút.
-
Bạn chắt lấy nước để uống, mỗi lần uống 1 – 2 thìa cà phê. Mỗi ngày người bệnh sử dụng 2 – 3 lần để điều trị bệnh.
Khàn tiếng uống gì hết? Nước quả lê
Quả lê có tính mát, có tác dụng thanh lọc cơ thể vì chứa nhiều vitamin A, B C và các khoáng chất như Natri, Magie… Chính vì thế, uống nước ép quả lê có tác dụng làm thông thoáng, dịu mát và giảm nhanh tình trạng khan tiếng.
Cách thực hiện:
-
Bạn chuẩn bị 2 quả lê, rửa sạch và thái thành từng miếng. Cho quả lê vào máy ép để ép lấy nước.
-
Bạn chuẩn bị vỏ quýt khoảng 20g, sắc với một lượng nước vừa đủ.
-
Sau đó, hòa hai loại nước này với nhau và uống mỗi ngày 2 lần.
-
Sau một vài ngày, tình trạng khan tiếng sẽ thuyên giảm đáng kể.
Trà nghệ
Nghệ có chứa hợp chất curcumin, có đặc tính tiêu viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Chính vì thế, củ nghệ được sử dụng như một bài thuốc chữa bệnh, đặc biệt là bệnh khàn tiếng, đau họng.
Cách thực hiện:
-
Bạn cho củ nghệ vào nước đun sôi trong vài phút, cho nước ra cốc.
-
Thêm vào trà nghệ một ít mật ong cho dễ uống.
-
Bạn uống trà nghệ khi còn nóng để đạt hiệu quả điều trị cao.
Khàn tiếng uống gì tốt? Vỏ cam
Vỏ cam có tính hàn, trị ho, thông họng rất hiệu quả. Uống nước vỏ cam có tác dụng giảm các triệu chứng ho, khan tiếng nhanh chóng. Bạn có thể áp dụng cách trị ho này như sau:
Cách thực hiện:
-
Chuẩn bị một ít vỏ cam vừa đủ. Nước vỏ cam cho đến khi cháy xém.
-
Sau đó, bạn thái lát mỏng và hãm cùng nước sôi.
-
Uống nước vỏ cam thay trà để điều trị bệnh.
Bị khàn tiếng cần lưu ý gì và cách phòng ngừa bệnh?
Khàn tiếng, đắng miệng kéo dài sẽ gây khó khăn cho người bệnh trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Thế nên, việc điều trị bệnh triệt để và phòng ngừa tái phát là điều mà người mắc luôn mong muốn.
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa cũng như những lưu ý khi bạn chữa bệnh khàn tiếng:
-
Khi cổ họng bị khô, âm thanh phát ra sẽ bị cản trở và quá trình phục hồi bệnh chậm hơn. Vì thế, người bệnh nên giữ cổ họng luôn có một độ ẩm nhất định.
-
Uống nhiều nước mỗi ngày, tuy nhiên bạn không nên uống nước đá lạnh vì sẽ khiến cổ họng sưng viêm.
-
Khi thời tiết chuyển lạnh, bạn nên giữ ấm cơ thể và cổ họng.
-
Nên tắm bằng nước ấm, tránh tấm bằng nước lạnh gây hại cho sức khỏe.
-
Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào cổ họng, mũi.
-
Không nên khạc nhổ nhiều lần vì sẽ làm chậm thời gian phục hồi ở cổ họng.
-
Súc miệng nhiều lần, tốt nhất cách 1 tiếng súc một lần để loại bỏ vi khuẩn trong miệng và cổ họng.
-
Không sử dụng các loại rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn gây hại cho cổ họng.
Khàn tiếng uống gì? Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc các loại nước tốt mà người bị khàn tiếng nên uống. Tuy nhiên, khi bệnh kéo dài và không thuyên giảm, người bệnh nên đến bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất.