Khẩu độ là gì – Những thông tin đầy đủ & chi tiết nhất?

Khẩu độ là gì – Những thông tin đầy đủ & chi tiết nhất?

Đánh giá bài viết

Đánh giá bài viết

Trong nhiếp ảnh, có 3 yếu tố cơ bản giúp bạn tạo ra được một bức ảnh đẹp đó là tốc độ màn trập, khẩu độ và ISO. Trong đó, khẩu độ có kích thước nhỏ nhất nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng. Vậy khẩu độ là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào trong việc chụp hình? Để giải đáp các thắc mắc trên hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết ngay sau đây nhé!

Khẩu độ là gì?

Khẩu độ còn có tên gọi tiếng anh là Aperture, nó có nghĩa là độ mở của ống kính và chức năng chính của bộ phận này là điều tiết lượng ánh sáng đi vào cảm biến của máy ảnh. Khẩu độ hay độ mở của ống kính càng lớn thì trong một khoảng thời gian nhất định, lượng ánh sáng mà phim hoặc cảm biến nhận được sẽ càng nhiều. Khẩu độ trong máy ảnh được tăng giảm bằng cách đóng hoặc mở các lá khẩu. 

khau-do-la-gi

Đơn vị được dùng để đo khẩu độ trong máy ảnh là mm. Giá trị của số dừng càng nhỏ thì độ mở của ống kính càng lớn, chẳng hạn như khẩu độ f/1.8 sẽ lớn hơn f/3.5, khẩu độ f/1.7 lớn hơn f/5.6,…. Ngoài ra, trong điều kiện thiếu sáng, ống kính có độ mở lớn sẽ có lợi thế hơn.
Sau khi đã trả lời được câu hỏi khẩu độ là gì, thì tiếp sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại khẩu độ được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay. 

Xem thêm: Kinh Nghiệm Phượt Xuyên Việt Bằng Xe Máy

Phân loại khẩu độ hiện nay

Khẩu độ camera

Khẩu độ camera là gì? khẩu độ máy ảnh là gì? Hai loại này có liên quan, có giống nhau hay không? Đều là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm trong thời gian vừa qua. Khẩu độ là một thông số quan trọng trong camera điện thoại nói riêng và trong máy ảnh nói chung. Hiểu một cách đơn giản, khẩu độ camera chính là độ mở rộng của màng ngăn ống kính; nó cho phép ánh sáng đi qua và tới được cảm biến hình ảnh bên trong.
Khẩu độ f càng lớn thì sẽ càng có nhiều ánh sáng đi vào bên trong ống kính hơn, nhờ đó hình ảnh sẽ rõ ràng và sắc nét hơn. Bạn có thể hình dung mắt người là camera, khẩu độ sẽ là mí mắt. Khi mắt mở càng rộng thì càng thu được nhiều ánh sáng. 

Khẩu độ nhà xưởng

khau-do-nha-xuong

Khẩu độ trong xây dựng hay còn được gọi là khẩu độ nhà xưởng. Đây là khoảng cách theo phương nằm ngang, khoảng cách từ mép cột bên này đến hết mép cột bên kia. Hiểu đơn giản, khẩu độ là chiều rộng của nhà xưởng. Tùy theo diện tích và nhu cầu sản xuất kinh doanh mà nhà xưởng sẽ có những khẩu độ khác nhau như: 10m, 20m, 25m, 30m,….

Khẩu độ dầm

Khẩu độ dầm là khoảng cách giữa hai cột, tức là chiều dài mà dầm phải bắc qua. Trong kiến trúc, khi khẩu độ của dầm tăng lên thì chiều dày của nó sẽ không đủ để chịu được trọng lượng thiết kế cần thiết. 

Khẩu độ cầu

Trong khẩu độ cầu có nhiều thuật ngữ liên quan như:
– Khẩu độ cống là khoảng cách tính theo chiều ngang, phía bên trong ống cống.
– Khẩu độ nhịp của cầu là chiều dài của toàn bộ một nhịp cầu. 

– Khẩu độ tính toán kết cấu nhịp cầu là khoảng cách hai tim gối của một nhịp cầu. 

Ngoài ra, khẩu độ cầu trục được tính là khoảng cách giữa 2 tim dầm biên và không cố định theo tiêu chuẩn nào cả; nó được thiết kế và chỉnh sửa theo khẩu độ thực tế của nhà xưởng. 

Ý nghĩa của khẩu độ khi chụp ảnh

Dù là sử dụng máy ảnh hay điện thoại thì người chụp cũng cần nắm rõ tác dụng của khẩu độ đối với ảnh chụp, để từ đó có thể lựa chọn và so sánh các loại máy với nhau.

Độ sáng của hình ảnh 

Khẩu độ quyết định lượng ánh sáng đi vào bên trong máy. Khi khẩu độ càng lớn thì ánh sáng sẽ đi vào càng nhiều và ngược lại. Trong thực tế, chúng ta có thể áp dụng nguyên lý này vào việc điều chỉnh khẩu độ của máy ảnh để chụp vào các thời điểm khác nhau: 

– Khi chụp ngoài trời có nhiều ánh sáng gây chói hay khẩu độ chụp ngược sáng, bạn chỉ cần chỉnh khẩu độ nhỏ lại (tăng số f lên) để hạn chế ánh sáng. 

– Chế độ chụp ảnh ban đêm, khẩu độ được điều chỉnh bằng cách giảm số f. 

khau-do-la-gi

Độ sâu trường ảnh

Khi nhìn vào một tấm ảnh, nếu bạn có cảm giác vật thể này gần mình hơn hoặc vật thể kia ở xa hơn thì tức là bức ảnh đó có độ sâu trường ảnh. Khẩu độ chính là tác nhân gây ảnh hưởng đến độ mờ và rõ của hình ảnh. Khi ứng dụng vào thực tế: 

– Khẩu độ được chỉnh để chụp chân dung, món ăn, đồ vật: bạn muốn làm mờ hậu cảnh để hình ảnh chính nổi bật thì nên tăng khẩu độ để cùng bị làm mờ tăng. Đây cũng được xem là khẩu độ nét nhất của ống kính trong máy ảnh.
– Khi chụp không gian hoặc phong cảnh mà bạn không muốn làm rõ, mờ chi tiết nào cả thì khép khẩu độ lại, khi đó các chi tiết trong hình ảnh sẽ rõ nét.

Khẩu độ được tính như thế nào?

Ta có, tỉ lệ giữa tiêu cự của ống kính và khẩu độ tương ứng được gọi là số dừng. Trong đó: 

Số dừng được chuẩn hóa theo dãy số: 1.4 – 2.0 – 2.8 – 4.0 – 5.6….11 – 16 – 22 -…

Một ống kính có tiêu cự là 50mm
Đường kính khẩu độ tối đa là 17,9mm
Khi đó, ta có đại lượng tỉ lệ này là: 50 : 17,9 = 2,8 và được gọi là f/2.8. Tương tự, một ống kính có tiêu cự từ 100 – 200mm và đường kính mở tối đa ở mỗi tiêu cự là 25mm, 35,7mm. Lúc này, khẩu độ của ống sẽ là f/4 – f/5.6. 

Trên đây là những thông tin về khẩu độ là gì và ảnh hưởng của nó trong việc chụp hình mà chúng muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn chọn mua được chiếc chiếc máy ảnh cũng như điện thoại phù hợp. 

Rate this post

Viết một bình luận