Khí chất là gì? Cách nuôi dưỡng khí chất cho bản thân

Trong xã hội hiện đại, con người thường nhắc đến thuật ngữ “khí chất”, đơn cử khí chất ngôi sao, khí chất sang trọng, khi chất vương giả hay khí chất bí ẩn. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ khái niệm khí chất, phân loại cũng như cách nuôi dưỡng khí chất.

1. Khí chất là gì?

Tự cổ chí kim, con người đã sở hữu nét khác biệt trên từng cá thể, đối tượng độc lập. Sự khác biệt ấy được bộc lộ qua hành vi, đặc điểm như nhanh nhẹn, cởi mở, vui vẻ, hoạt bát hoặc khép kín, u uất, lầm lì, chậm chạp. Trong khi một số người luôn tất bật, vội vã thì nhiều người lại ung dung, thư thả.

Tất cả những đặc tính đó đều bắt nguồn từ khí chất. Là yếu tố cơ bản của hệ thần kinh, Khí chất tạo nên những diện mạo, sắc thái nhất định cho hoạt động trên từng cá thể.

Khí chất vì vậy được coi như thuộc tính phức hợp ở cá nhân, nó thể hiện nhịp độ, tốc độ, cường độ của chuỗi phản ứng tâm lý và bộc lộ qua hành vi, cách ăn nói, cử chỉ, sắc thái.

Mang tính bẩm sinh, thừa hưởng và di truyền, khí chất là phạm trù bất biến, không thể thay đổi do tác động từ bên ngoài. Với hệ thống não bộ, phần vỏ não có nhiệm vụ liên kết, điều chỉnh hành vi cũng như hoạt động ở trong lẫn ngoài cơ thể, qua đó thay đổi mối liên hệ giữa cơ thể và môi trường xung quanh.

Do đặc tính khác biệt ở vỏ não, mỗi cá thể người lại sở hữu một khí chất, tính khí riêng. Mang tính ổn định và độc đáo, khí chất quy định hay tác động lên diễn biến tâm lý trong tư duy, suy nghĩ của con người. Để phân biệt người với người, khí chất là yếu tố hết sức quan trọng.

Không hình thành nên tính cách, khí chất chỉ có mối liên hệ mật thiết với tính cách. Dưới hình thức hành vi cùng cử chỉ, một số loại hình tính cách khi bộc lộ ra ngoài sẽ mang sắc thái, đặc điểm của khí chất nhất định.

Thêm vào đó, khí chất cũng không thước đo cho năng lực hay trình độ. Chính vì vậy, những cá thể sở hữu chung khí chất có thể mang nhiều năng lực khác nhau và ngược lại, người mang chung năng lực có thể sở hữu các khí chất khác biệt.

Tựu chung lại, các thuộc tính của nhân cách con người không được quy định bởi khí chất nhưng chúng đều phụ thuộc, chịu tác động từ phạm trù này.

2. Các loại khí chất

Dựa theo hoạt động của hệ thần kinh, khí chất được phân thành bốn loại chính, đó là khí chất nóng nảy, khí chất linh hoạt, khí chất bình thản và khí chất ưu tư.

2.1. Khí chất nóng nảy

Trên khía cạnh cơ sở sinh lý, người sở hữu khí chất nóng nảy thường mang nét đặc thù gồm khả năng hưng phấn, ức chế cao, khó cân bằng giữa hưng phấn và ức chế, nhịp độ thần kinh nhanh, tính phản ứng cao, tính nhạy cảm thấp và nhịp độ phản ứng nhanh đến rất nhanh.

Ngoài ra, họ có những đặc điểm là tính tích cực cao, tính bộc lộ xúc cảm cao, tính phản ứng trội hơn nhiều so với tính tích cực, tính hướng ngoại song hành cùng tính cứng nhắc.

Khi biểu lộ ra bên ngoài, khí chất nóng nảy được thể hiện trên loạt hành vi như hành động, cử chỉ mạnh mẽ, dễ cáu gắt, hăng hái, năng nổ, nói to, nói mạnh, nói nhiều, dễ dàng bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài, thái độ chủ động, bạo dạn, cởi mở, nhiệt tình và có phần vồ vập.

Do tính khí hay nổi cáu hoặc nóng giận, người thuộc khí chất này dễ làm mất lòng, phật ý người khác. Tuy nhiên, họ thường nhận thức, cảm nhận sự việc cũng như hiện tượng một cách nhanh chóng. Nhờ đặc tính này, họ trang bị cho bản thân khả năng thích nghi với môi trường tốt, cao.

Về tình cảm, khí chất nóng nảy giúp con người thể hiện cảm xúc rõ ràng, mọi trạng thái yêu ghét đều được bộc lộ. Người sở hữu khí chất nóng này vì vậy sống thiên về tình cảm, hay bị tình cảm lấn át lý trí.

Từ đặc điểm, loại khí chất này cũng mang đến rất nhiều ưu điểm, đơn cử khả năng phản ứng, thích nghi nhanh với môi trường, hành động dứt khoát và quả quyết, khả năng sáng tạo cùng chủ động, năng lực đánh giá hay phán đoán tình huống tốt.

Phong cách giao tiếp của người sở hữu khí chất này do đó thể hiện sự thẳng thắn, bộc trực và nhiệt huyết. Với khả năng thu hút ánh nhìn, họ sẽ là những người mở đường, dẫn đầu trong các hoạt động tập thể.

Tuy nhiên, nhóm khí chất nóng này lại sở hữu một số nhược điểm đáng kể, tiêu biểu như dễ bị kích động, không tự kiềm chế được bản thân, phản ứng quá mạnh mẽ, thiếu sự nhẫn nại hay kiên trì, tâm tính thay đổi quá đột ngột, sự hấp tấp cùng vội vàng dẫn tới mất bình tĩnh.

Để tận dụng ưu điểm song song với khắc phục nhược điểm, người mang khí chất nóng nảy cần rèn luyện cách suy nghĩ, tương tác với mọi người bằng cách tự trấn an, gạt bỏ ý nghĩ xấu, hít thở sâu, giãi bày quan điểm cùng tư tưởng và suy xét mọi việc từ góc độ khách quan, đặt mình vào vị trí của người khác.

Nhìn chung, những nhược điểm của loại khí chất này đều có thể sửa chữa, thay đổi nếu con người thực sự quyết tâm và nỗ lực.

Với những nội dung kể trên, bạn đọc có thể thấy rằng người sở hữu khí chất nóng nảy sẽ thích hợp để thực hiện công việc chứa đựng sự mạo hiểm, mâu thuẫn, tính quyết đoán và mới mẻ, tiêu biểu là vị trí lãnh đạo, ngành sáng tạo (vẽ, viết, hát, trình diễn), vận động viên hay nhà báo.

2.2. Khí chất linh hoạt

Về mặt cơ sở sinh lý, người sở hữu khí chất linh hoạt thường có nhịp độ phản ứng mạnh, nhịp độ thần kinh nhanh, tính phản ứng cùng tính tích cực cao, mối liên hệ giữa phản ứng với tích cực cân bằng, khả năng xử lý mềm dẻo và linh hoạt, tính cân bằng giữa hưng phấn cùng ức chế tốt.

Ngoài ra, họ còn hướng ngoại, dễ bộc lộ cảm xúc nhất định. Bộc lộ ra bên ngoài, người mang loại khí chất này thường có biểu hiện là nhanh nhẹn và hoạt bát trong làm việc, vui vẻ hay dễ gần ở quan hệ, nói nhiều và nhanh đến rất nhanh, giao thiệp nhiều nên quan hệ rộng mà không sâu sắc.

Nhìn chung, khí chất linh hoạt giúp con người sở hữu nhiều ưu điểm như yêu đời, lạc quan, sáng tạo, có khả năng tổ chức, có tài ngoại giao, tư duy và nhận thức nhanh, khả năng thích nghi tốt với môi trường hoặc hoàn cảnh.

Do đặc điểm linh hoạt, loại khí chất này có một số nhược điểm như hấp tấp, vội vàng, thiếu kiên định, lập trường không vững, không sâu sắc, hay ba hoa, chủ quan, dễ nản chí, tùy hứng, hay quên, không phù hợp với công việc tỉ mỉ hay thầm lặng, giao thiệp rộng mà thiếu sâu sắc.

Bởi vậy, công việc mà những người này đảm nhận thường được hoàn thiện nhanh chóng, dễ dàng nhưng hiệu suất, chất lượng không cao. Trên khía cạnh tình cảm, họ cũng nhanh chóng nảy sinh tình cảm với một ai đó nhưng đa phần dễ thay đổi, không bền chặt.

Để khắc phục vấn đề trên, người thuộc nhóm khí chất linh hoạt cần rèn luyện sự tỉ mỉ, cẩn trọng và bình tĩnh trong cuộc sống. Họ nên học cách suy nghĩ cẩn thận, thấu đáo trước khi đưa ra quyết định.

Thêm vào đó, sự giúp đỡ từ những người xung quanh (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hay người yêu) cũng là một điều thiết yếu.

Qua những đặc điểm kể trên, độc giả có thể nhận ra rằng người sở hữu khí chất này sẽ phù hợp với công việc, ngành nghề yêu cầu phản ứng nhanh, thay đổi thường xuyên và hứng thú trong công việc lớn, đơn cử marketing, lái máy bay, lái xe, cứu hộ hay ngoại giao.

2.3. Khí chất bình thản

Dựa theo cơ sở sinh lý, người sở hữu khí chất bình thản có cường độ ức chế và hưng phấn thần kinh trong mức độ ổn định, tương đối cân bằng và thiếu linh hoạt.

Từ đó, biểu hiện bên ngoài có thể kể đến hành vi chậm chạp, ít nói, khô khan, khó gần, khó để làm quen, không bộc lộ quá nhiều cảm xúc ra bên ngoài dẫn đến khó nắm bắt tâm trạng.

Do không hứng thú với giao tiếp rộng rãi, họ thường xây dựng các mối quan hệ hẹp, gần gũi. Bởi vậy mà những người này sẽ khó thích nghi với môi trường, nhịp sống nếu diễn ra sự thay đổi đột ngột nào đó.

Nhờ đặc điểm cơ sở sinh lý, những người này thường được biết đến với ưu điểm gồm trách nhiệm, điềm đạm, chu đáo, lịch sự, tế nhị, ngăn nắp, chắc chắn, từ tốn, chín chắn, sâu sắc, bình tĩnh, kiên định, có kế hoạch rõ ràng, thường làm chủ mọi tình huống.

Chính vì vậy, họ khá bảo thủ, ngoan cố dẫn đến việc hứa hoặc đảm nhận điều gì thì sẽ thực hiện tới cùng. Ở khía cạnh tình cảm, họ sâu lắng và chung thủy, qua đó tạo nên mối quan hệ ổn định, dài lâu.

Dẫu sở hữu nhiều ưu điểm, người thuộc nhóm khí chất bình thản cũng mang một số nhược điểm điển hình như tính hướng nội cao, khả năng tiếp thu chậm, máy móc, cứng nhắc, khô khan, dễ do dự, thiếu quyết đoán, ít xúc động và khó hình thành tình cảm sâu sắc.

Nhằm khắc phục các nhược điểm ấy, họ cần luyện tập thói quen chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ một cách thẳng thắn, gạt bỏ sự do dự hay thiếu quyết đoán, kiên nhẫn trong giao tiếp và ứng xử, rèn luyện tình huống giao tiếp cơ bản.

Nhìn chung, người mang khí chất điềm tĩnh phù hợp với loại hình công việc có tính lặp lại, cá nhân và thời gian gắn bó lâu dài, tiêu biểu như nhà nghiên cứu, giáo viên, thanh tra hay nhân viên bảo vệ.

2.4. Khí chất ưu tư

Với cơ sở sinh lý, người mang khí chất ưu tư thường có đặc điểm là cường độ thần kinh yếu, tính hướng nội, tính tích cực thấp, tính phản ứng thấp, tính nhạy cảm cao, tính phản ứng thấp hơn tích cực, tính hưng phấn cùng ức chế yếu và thiếu linh hoạt, tính cứng nhắc, tính xúc cảm cao và nhịp độ phản ứng chậm.

Từ cơ sở sinh lý, nhóm khí chất này được bộc lộ ra ngoài qua loạt hành vi, trạng thái gồm phản ứng thần kinh chậm, yếu ở, kín đáo, ít nói, không chịu được cú sốc, hành động rụt rè và nhút nhát, khả năng nhận thức chậm nhưng chắc, có năng khiếu riêng, không ưa sự ồn ào hay đám đông.

Thêm vào đó, người thuộc nhóm khí chất ưu tư thường sống nội tâm, không mở rộng mối quan hệ nhưng chu đáo và hiếm khi làm mất lòng mọi người.

Dựa trên các đặc tính, khí chất ưu tư mang lại nhiều ưu điểm, điển hình như tính ý thức, tự giác cao, kiên trì, trí tưởng tượng phong phú, chu đáo, cẩn thận, nhẫn nại nhạy cảm, tế nhị, sâu sắc, không hấp tấp hay vội vàng, khả năng tự kiềm chế tốt.

Do đó, họ hiếm khi làm phật ý hay gây khó chịu cho người khác, góp phần xây dựng mối quan hệ bền vững,

Dẫu vậy, một số nhược điểm vẫn tồn tại ở những người sở hữu loại khí chất này, đơn cử phản ứng chậm, thiếu năng động, quá trầm lặng, thiếu cởi mở, hay tự ái, đa sầu, đa cảm, bi quan, nhút nhát, rụt rè, dễ bị tổn thương, không chịu được áp lực và khó thích nghi với thay đổi.

Nhằm cải thiện yếu điểm, họ cần chủ động, tích cực tham gia vào các khóa kỹ năng sống, sự kiện cộng đồng, chương trình ngoại khóa hay đi du lịch, qua đó thúc đẩy sự tự tin, năng động.

Nhìn chung, những người có khí chất ưu tư sẽ thích hợp làm công việc lặp lại, đơn điệu như nghiên cứu, vận chuyển hay ngành nghề yêu cầu sáng tạo như hội họa, điêu khắc, viết lách.

3. Phân biệt khí chất với tính cách

Để làm rõ sự khác biệt giữa khí chất và tính cách, Wiki hỏi đáp sẽ trình bày những tiêu chí phân biệt qua bảng dưới đây:

 

Khí chất

Tính cách

Tính chất

Thuộc tính gần như không thể thay đổi, gắn kết chặt chẽ với con người.

Thuộc tính có thể thay đổi được hoặc rèn luyện trong cuộc sống.

Nguồn gốc

Bẩm sinh, sinh ra đã có.

Chịu tác động từ môi trường ngoài

Mối liên hệ

Khí chất có thể được che đậy bằng một số tính cách nhất định nhưng con người sẽ bộc lộ bản chất, tính khí trong hoàn cảnh điển hình.

 

Với bảng phân tích trên, bạn đọc dễ dàng nhận thấy khí chất và tính cách là hai phạm trù riêng biệt, không đồng nhất.

4. Cách nuôi dưỡng khí chất cho bản thân

Dù không thể thay đổi hoàn toàn, khí chất vẫn được nâng tầm, cải thiện nhờ sự nỗ lực của con người. Đầu tiên, mỗi người cần hiểu rõ mình sở hữu khí chất hoặc những khí chất nào, mức độ của từng khí chất ra sao.

Sau đó, con người cần lập kế hoạch, mục tiêu và xây dựng ý chí kiên định để khắc phục những nhược điểm thuộc dạng khí chất đó. Trong giai đoạn này, mọi người có thể tham khảo ý kiến từ người xung quanh lẫn tự đánh giá bản thân, qua đó tổng hợp những lời nhận xét hữu ích nhất.

Cuối cùng, con người cần tham gia trực tiếp vào quá trình rèn luyện liên tục, không ngừng nghỉ. Từ đó, ưu điểm đến từ khí chất được đẩy mạnh còn nhược điểm thì giảm bớt.

LỜI KẾT

Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh khí chất, Wikihoidap hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ bản thân cũng như những người xung quanh để nâng cao cuộc sống, cải thiện học tập cũng như công việc.

Rate this post

Viết một bình luận