I. Khi đi sinh, các mẹ bầu cần chuẩn bị và mang theo những gì?
– Đồ dùng cho bé
– Dồ dùng cho mẹ
– Các giấy tờ cần thiết
1. Đồ dùng cho bé
– Áo trẻ sơ sinh;
– Tã giấy;
– Nón, bao tay, bao chân;
– Khăn tắm, khăn sữa, khăn quấn bé.
Lưu ý: khi chọn đồ cho bé nên lựa màu sáng, để khi côn trùng hay bụi bẩn bám vào có thể dễ dàng phát hiện.
2. Đồ dùng cho mẹ
– Quần áo mặc khi ra viện;
– Đồ dùng cá nhân: bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt, băng vệ sinh, quần lót… tất cả để vào túi, khi đi sinh xách theo.
3. Giấy tờ cần chuẩn bị
– Hộ khẩu thường trú photo 2 bản không cần công chứng;
– Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân: bản chính và 2 bản photo không cần công chứng;
– Thẻ BHYT/ bảo hiểm khác (nếu có);
– Giấy chuyển tuyến (nếu có);
– Bộ hồ sơ khám thai, xét nghiệm, siêu âm, tất cả giấy tờ trong thai kỳ kèm theo giấy tờ liên quan bệnh lý của mẹ, của bé hay lưu trữ tế bào gốc. Tất cả để vào bài hồ sơ theo thứ tự.
II. Các dấu hiệu cần đến bệnh viện ngay
Khi có các dấu hiệu sau, các mẹ cần đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám:
– Đau bụng từng cơn, đau liên tục 3-4 cơn trong 10 phút;
– Ra huyết âm đạo, ra nước;
– Thai máy ít hay không máy;
– Thai phụ nhức đầu, chóng mặt, phù nhiều hay bác sĩ có chỉ định theo dõi thai kỳ, các mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất có khoa Sản.
III. Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh
Hiện tượng chuyển dạ là quá trình sinh lý làm cho thai và phần phụ của thai được đưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ.
Chuyển dạ sinh đủ tháng khi tuổi thai từ 38-42 tuần, trung bình 40 tuần là ngày sinh dự kiến, khi đó thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập, khỏe mạnh ngoài tử cung.
Sinh non khi tuổi thai từ 22 – 37 tuần, thai nhi có thể sống được.
Sinh già tháng khi tuổi thai từ 42 tuần trở lên.
Vậy việc chuyển dạ diễn ra như thế nào? Các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh bao gồm những gì?
Trước tiên cần chú ý đến giai đoạn tiền chuyển dạ. Đây là giai đoạn trước chuyển dạ thật sự, có thể kéo dài một vài tuần. Thai phụ có các triệu chứng như:
– Tiểu nhiều lần;
– Tăng dịch tiết âm đạo;
– Bụng sụt;
– Tử cung có các cơn co thưa, nhẹ, không đau rõ;
– Đau các khớp vùng chậu.
Giai đoạn chuyển dạ thật sự khi có 3 trong 5 tiêu chí sau:
– Đau bụng từng cơn tăng dần;
– Ra dịch nhầy hồng âm đạo;
– Có sự thay đổi ở cổ tử cung, cổ tử cung xóa và mở;
– Đầu ối được thành lập;
– Có sự tiến triển của ngôi thai sau mỗi cơn cơ tử cung.
Khi có các cơn gò chuyển dạ, các cơn đau bụng chuyển dạ, ra dịch nhầy âm đạo, ra nước loãng âm đạo, bạn cần nhập viện khám ngay vì đó là thời điểm cho thấy bạn sắp sinh.
Trong quá trình chuyển dạ, bạn có thể gặp hiện tượng chuyển dạ giả vào vài tuần cuối của thai kỳ. Hầu hết các thai phụ đều cảm nhận được các cơn co tử cung nhẹ trước khi chuyển da thật sự. Các cơn co này được gọi là chuyên dạ giả, không giống chuyển dạ thật sự.
Chuyển dạ giả có thể có các đặc điểm sau:
– Dữ dội hoặc nhẹ;
– Thường xuất hiện vùng phái trước bụng và vùng xương chậu;
– Xuất hiện đột ngột rồi biến mất;
– Không liên tiếp, không tăng lên và không mạnh lên theo thời gian;
– Có thể giảm ngay khi đổi tư thế;
– Không làm cổ tử cung xóa mở.
Vì vậy bạn cần nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ thật sự để đến bệnh viện kịp thời bao gồm:
– Cảm thấy đau mỗi khi bụng gò cứng, cơn gò cứng bụng mỗi lúc càng dày hơn và đau tăng;
– Ra dịch nhầy hồng âm đạo, ra nhớt hồng hay có khi ra máu;
– Ra nước loãng âm đạo: đột ngột thấy nước ra nhiều âm đạo, nước loãng thường có màu trắng đục và có mùi tanh, sau đó tiếp tục rỉ ra.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự khác nhau giữa bất lực và vô sinh.