Hỏi – Đáp: Khi trẻ bị thủy đậu có được tắm không và nên tắm lá gì?
Bé nhà em được 2 tuổi, em có cho tiêm phòng thủy đậu 1 mũi lúc bé được 1 tuổi. Mấy hôm trước sang chơi nhà anh họ đang bị thủy đậu nên bé bị lây. Trẻ bị thủy đậu có được tắm không ạ? Bà nội cháu bảo nên kiêng tắm nhưng chị họ em lại bảo có thể cho tắm lá. Vậy khi trẻ bị thủy đậu tắm lá gì được ạ? Bé nhà em mới bị nên đang mọc mụn nước. Mong sớm nhận được phản hồi từ chuyên gia ạ!
(Hoài Thu – Phú Thọ)
- Nhiều mẹ thắc mắc: Trẻ bị thủy đậu bao nhiêu lâu thì khỏi? Làm sao để nhanh hết?
Trả lời
Cảm ơn bạn Hoài Thu đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, sau đây sẽ là giải đáp của chúng tôi về việc: “Trẻ bị thủy đậu có tắm được không? Nếu có thì khi trẻ bị thủy đậu nên tắm lá gì?”
Trẻ bị thủy đậu có được tắm không?
Chào bạn, việc tiêm phòng thủy đậu là rất cần thiết nhưng nó không đảm bảo 100% trẻ sẽ không mắc bệnh khi bạn không chăm sóc và bảo vệ con tốt. Hơn nữa tiêm phòng thủy đậu cần tiêm 2 mũi, con bạn mới được tiêm 1 mũi nên khả năng kháng bệnh vẫn chưa nhiều.
Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra làm tổn thương trên da, niêm mạc, sẽ không để lại sẹo nếu như không bị bội nhiễm (bội nhiễm là các nốt mụn nước vỡ ra, không được chăm sóc cẩn thận dẫn tới nhiễm trùng trên da).
Theo quan niệm dân gian thì trẻ bị thủy đậu không nên tắm vì sợ các nốt mụn vỡ gây lây lan sang các vùng da khác. Đây là quan niệm vừa đúng mà cũng vừa sai. Đúng vì nếu tắm rửa như bình thường có thể bị bội nhiễm nhưng sai là ông bà khuyên không được tắm. Nếu như cha mẹ cho trẻ tắm đúng cách sẽ không có vấn đề gì.
Như vậy bạn đã biết trẻ bị thủy đậu có được tắm không rồi chứ? Và tắm như thế nào mới đúng cách thì bạn có thể tham khảo phần tiếp theo!
Tắm đúng cách cho trẻ bị thủy đậu
Khi trẻ bị thủy đậu cần được vệ sinh cơ thể sạch sẽ thay vì kiêng tắm như quan niệm dân gian. Cha mẹ cần phải tắm và thay quần áo cho trẻ mỗi ngày. Để tắm đúng cách cho trẻ, tránh bị bội nhiễm da cha mẹ cần chú ý những điều sau:
-
Tắm cho trẻ bằng nước ấm, không tắm lâu như bình thường mà nên tắm nhanh, tắm trong phòng kín gió.
-
Cần cho trẻ sống trong phòng thoáng mát, tránh gió lộng và ánh nắng mặt trời gắt.
-
Cắt móng tay móng chân cho trẻ để tránh cọ sát hay làm xước các vết mụn nước vỡ ra gây tình trạng viêm loét và lan sang vùng da khác gây bội nhiễm.
-
Khi tắm không nên dùng tay hay sử dụng khăn tắm để kỳ cọ.
-
Không sử dụng chung đồ cá nhân như quần áo, khăn mặt, khăn tắm với người bị thủy đậu vì bệnh này rất dễ lây lan.
-
Quần áo giặt xong cần phơi ở nơi có nắng, thoáng mát và là ủi cẩn thận để hạn chế vi khuẩn.
Trẻ bị thủy đậu có được tắm không chắc chắn là có nếu như bạn thực hiện đúng cách và lưu ý những điều trên. Vậy khi trẻ bị thủy đậu có nên tắm lá không và nên tắm lá gì?
Khi trẻ bị thủy đậu nên tắm lá gì?
Bên cạnh việc điều trị thủy đậu bằng thuốc thì các loại lá dùng để tắm sẽ giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn. Không phải bất cứ loại lá nào cũng có thể sử dụng để tắm cho bé bị thủy đậu. Vậy khi trẻ bị thủy đậu nên tắm là gì an toàn và hiệu quả cho bé?
Cso rất nhiều loại lá có thể sử dụng để nấu nước tắm cho trẻ bị thủy đậu theo quan niệm dân gian như: lá kinh giới, lá trà xanh, lá tre, lá sầu đâu,… Tuy nhiên, 2 loại lá sau được nhiều mẹ sử dụng vì chúng chiếm ưu điểm hơn các loại lá còn lại:
Lá kinh giới
Lá kinh giới khá quen thuộc ở các hàng quán rau củ quả nên mẹ có thể dễ dàng mua ở bất cứ đâu. Đây là loại lá nhiều dưỡng chất cần thiết đối với da như làm mát da, thanh lọc và giải độc cơ thể. Kinh giới sẽ giúp người bệnh giảm mệt mỏi, mẩn ngứa và mụn nước do thủy đậu gây nên.
Trẻ bị thủy đậu tắm lá kinh giới cần thực hiện nấu nước tắm như sau:
-
Sử dụng 50 gram lá kinh giới tươi hoặc khô đều được
-
Cho vào nồi, thêm 1,5 lít nước và đun sôi
-
Chờ nước nguội hoặc pha thêm nước và dùng nước thuốc này tắm
>>> Xem thêm: Trẻ bị thủy đậu nên uống và bôi thuốc gì?
Lá sầu đâu
Lá sầu đâu không dễ kiếm như kinh giới nhưng lại có tác dụng khá tốt trong quá trình điều trị thủy đậu cho trẻ. Loại lá này giúp điều trị bệnh ngoài da do có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn rất tốt.
Cách thực hiện làm nước tắm cho trẻ:
-
Hái 300 gram lá cây sầu đâu đem rửa sạch và đun chúng với 1 lít nước
-
Sau khi nước sôi khoảng 30 phút, tắt bếp và lọc lấy nước
-
Pha thêm nước lọc hoặc chờ nước trở lại nhiệt độ bình thường, dùng tắm
Lưu ý: Cả 2 loại lá mỗi ngày mẹ có thể cho bé tắm 1 lần để nhanh khỏi bệnh.
CẢNH BÁO: Khi sử dụng lá để tắm cho trẻ bị thủy đậu, cha mẹ nên thận trọng trong quá trình làm sạch lá. Mẹ cần đảm bảo lá được rửa sạch nếu không có thể khiến các nốt mụn, vết thương lở loét nghiêm trọng hơn. Đối với lá sầu đây chỉ có thể sử dụng ngoài da, không được ăn vì có thể gây ngộ độc, nguy hiểm.
Qua bài viết trên mong rằng bạn Hoài Thu và nhiều mẹ khác không còn nhầm lẫn về việc trẻ bị thủy đậu có được tắm không và tắm lá gì nhé! Để phòng tránh bệnh thủy đậu lây lan cho người thân trong gia đình thì cha mẹ cần cách ly với mọi người để trị bệnh mau khỏi. Bạn vẫn nên cho trẻ đi tiêm phòng mũi thứ 2 khi con được 4 – 6 tuổi để tránh tình trạng bị lại.
Nguồn: Mebeaz.com