Rate this post
Khối B là một trong những khối có tỉ lệ thí sinh đăng ký nguyện vọng rất cao. Chắc hẳn các bạn thí sinh thi vào khối B đều quan tâm đến các ngành học thuộc khối này và việc làm sau khi tốt nghiệp.
Ngoài nhóm ngành Y dược với mức điểm chuẩn cao, còn rất nhiều ngành khác thi sinh có thể lựa chọn khi dự thi khối B. Thí sinh thi khối B có thể dự thi vào tất cả các ngành…
Với thí sinh mong muốn xét tuyển vào nhóm ngành sức khoẻ, nông nghiệp, khối B là khối truyền thống để dùi mài kinh sử. Những năm gần đây, để tạo điều kiện cho thí sinh, nhiều trường còn linh hoạt mở rộng khối B với môn thành phần mới, vì thế khối này đã rộng cửa cho thí sinh đăng ký xét tuyển vào cả nhiều nhóm ngành khác.
Xem thêm :
Khối B là gì? Gồm những môn nào?
Ngoài khối B truyền thống với 3 môn Toán, Hóa, Sinh thì hiện nay khối B đã được phát triển thành nhiều tổ hợp môn khác nhau. Điều này giúp cho thí sinh có thêm nhiều lựa chọn phù hợp với năng lực của bản thân. Các môn thi thi đại học khối b của các tổ hợp này cụ thể như sau:
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- B01: Toán, Sinh học, Lịch sử
- B02: Toán, Sinh học, Địa lí
- B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn
- B04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân
- B05: Toán, Sinh học, Khoa học xã hội
- B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
Khối B nói chung (hoặc B00 nói riêng) gồm những ngành nào ?
Với những đặc thù như thế, khi học các ngành khối B, bạn cũng có thể phù hợp với những ngành sau (tham khảo theo mùa thi 2019):
Nhóm ngành Kinh tế – Ngân hàng – Luật
- Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
- Kinh tế đầu tư
- Kinh tế nông nghiệp
- Quản lý dự án.
Nhóm ngành truyền thông – Báo chí
- Giáo dục học
- Tâm lý học
Nhóm các trường kỹ thuật
Công nghệ thực phẩm – Một ngành yêu cầu các môn thi khối B
- Công nghệ thực phẩm
- Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm
- Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm
- Công nghệ sinh học
- Công nghệ kỹ thuật hóa học
- Công nghệ kỹ thuật môi trường
- Quản lý tài nguyên và môi trường
- Bảo hộ lao động
Nhóm ngành Giao thông – Vận tải
- Kỹ thuật môi trường
Nhóm ngành xây dựng
- Kỹ thuật cấp thoát nước
- Công nghệ kỹ thuật môi trường
Nhóm ngành kiến trúc
- Kỹ thuật hạ tầng đô thị
Nhóm ngành Khoa học tự nhiên – Kỹ thuật công nghệ
- Sinh học
- Công nghệ Sinh học
- Khoa học Vật liệu
- Hóa học
- Địa chất học
- Hải dương học
- Khoa học môi trường
- Đảm bảo chất lượng và ATTP
- Công nghệ chế biến Thủy hải sản
- Khoa học Dinh dưỡng và Ẩm thực
- Khoa học thủy sản
- Khoa học chế biến món ăn
- Công nghệ vật liệu
- Kỹ thuật y sinh
Nhóm ngành Cơ bản – Sư phạm – Sư phạm kỹ thuật
- Sư phạm Hóa học
- Sư phạm Sinh học
- Sư phạm Khoa học tự nhiên
- Tâm lý học
- Hóa học
- Khoa học môi trường
- Công nghệ kỹ thuật môi trường
- Công nghệ thực phẩm
- Kỹ thuật nữ công
- Quản lý tài nguyên và môi trường
Nhóm ngành Y dược – Nông lâm – Thú y
Hầu hết các ngành ở các trường Đại học Y Dược đều cần đến khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Y khoa
- Y học dự phòng
- Y học cổ truyền
- Dược học
- Điều dưỡng
- Dinh dưỡng
- Răng – Hàm – Mặt
- Kỹ thuật phục hình răng
- Kỹ thuật xét nghiệm y học
- Kỹ thuật hình ảnh y học
- Kỹ thuật phục hồi chức năng
- Y tế công cộng
- Và phần lớn các ngành ở các trường Y Dược
Về Nông – Lâm – Ngư nghiệp:
- Đất đai/Bất động sản
- Lâm nghiệp đô thị
- Chăn nuôi
- Thú ý
- Công nghệ sinh học
- Bảo vệ thực vật
- Khoa học cây trồng
- Khuyến nông
- Du lịch sinh thái
- Quản lý tài nguyên thiên nhiên
- Quản lý Tài nguyên và Môi trường
- Khoa học môi trường
- Quản lý đất đai
- Quản lý tài nguyên rừng (kiểm lâm)
- Lâm học
- Lâm sinh
- Sư phạm kỹ thuật Nông Nghiệp
- Và nhiều ngành khác tại các trường Đại Học Nông Lâm
Như các bạn thấy, học khối B thì có thể thi vào ngành Y Dược nếu bạn muốn quan tâm chăm lo sức khỏe con người; ngành Nông Lâm Ngư Nghiệp nếu bạn thích thiên nhiên và quan tâm đến môi trường; ngành Thú Y nếu bạn yêu chó mèo, vật nuôi; hoặc các ngành liên quan đến Công Nghệ Sinh Học nếu bạn có đam mê về chế biến hương liệu hay an toàn thực phẩm.
Con gái thi khối B thì nên chọn ngành nào ?
Là con gái, cũng nên đẹp, nên chọn ngành nào ít phải làm việc ngoài nắng, làm việc trong thời tiết khắc nghiệt để nét mặt bớt kham khổ, nhìn tươi tắn, sáng láng hơn. Điều này không có nghĩa là con gái thì nên chọn ngành nhàn và dễ. Bởi dù là gái hay trai thì cũng đều có thể đảm đương những công việc đòi hỏi chuyên môn cao và sâu.
Nên bắt đầu chọn ngành học khối B từ khi nào ?
Theo lẽ thường, đến lớp 12, tới lúc phải chọn trường để thi tốt nghiệp thì nhiều bạn mới bắt đầu đặt câu hỏi cho mình.
Và khoảng thời gian chỉ từ 2 tuần – 1 tháng là quá ngắn, không đủ để các bạn thật sự hiểu hết con người mình, biết rằng mình mạnh gì, giỏi gì, muốn làm gì sau này cho cuộc đời của mình, phải đi đường nào, hướng nào,…
Vì thế, ý thức về việc chọn ngành học nên được hình thành càng sớm càng tốt. Lý tưởng nhất là từ khi mới bước chân vào cấp 3, lớp 10, hãy định hình ngay sau này mình sẽ làm gì, trở thành ai trong cuộc đời.
Bạn có ý thức sớm, bạn dành thời gian để tự vấn và tìm hiểu chính mình, vạch ra con đường, kế hoạch cho mình sớm, sau này bạn sẽ dễ thành công bước đầu trên đường đời hơn.
Ở lứa của mình (9x đời đầu), đa số bạn nào có kế hoạch, định hình tương lai của mình từ sớm, khi ra trường kiếm được công việc rất tốt với mức lương cao nhất nhì so với mặt bằng chung của sinh viên mới ra trường.
Lý do nữa là các bạn còn độ tuổi đi học, chỉ lo mỗi việc học, không phải lo lắng nhiều về các vấn đề khác. Khoảng thời gian này là rất dễ để các bạn khám phá ra tiềm năng bản thân. Chứ khi bạn đã ra đời, đi làm, đã lớn tuổi, sức khỏe bắt đầu xuống, tâm trí đã có nhiều lo lắng thì giấc mơ, hoài bão đôi lúc cũng bị trôi tuột theo dòng đời.
Các trường khối B ở Hà Nội và TPHCM
Bài viết giới thiệu tư vấn chọn trường đại học khối b để phụ huynh cũng như học sinh đã tốt nghiệp cấp 3 có thể lựa chọn
Các trường tuyển sinh khối B tại Hà Nội
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Trường Đại học Đông Đô
- Trường Đại học Đại Nam
- Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Trường Đại học Phương Đông
- Trường Đại học Fenikk
- Trường Đại học Thăng Long
- Trường Đại học Lâm nghiệp
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Trường Đại học Nguyễn Trãi
- Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc Gia Hà Nội)
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc Gia Hà Nội)
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc Gia Hà Nội)
- Trường Y -Dược (Đại học Quốc Gia Hà Nội)
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Trường Đại học Thành Đô
- Trường Đại học Y Hà Nội
- Trường Đại học Y Tế Công Cộng…
Các trường Đại học khối B ở TPHCM
- Trường Đại Học Y Dược TPHCM
- Khoa Y Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
- Trường Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM
- Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
- Trường Đại Học Sư Phạm TPHCM
- Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
- Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM
- Trường Đại Học Sài Gòn
- Trường ĐH Tài Nguyên môi trường TPHCM
- Trường Đại học Công Nghệ TPHCM
- Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
- Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Trường Đại học Hồng Bàng
- Trường Đại học Hoa Sen
- Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Trường Đại học Văn Hiến
Ôn thi khối B có gì đáng lưu ý?
- Cần nắm chắc kiến thức trong SGK. Nắm chắc kiến thức SGK, việc kiếm điểm 7 là không khó. Muốn điểm cao hơn, cần chú ý luyện các bài nâng cao.
- Học nhóm cùng với bạn bè sẽ giúp thí sinh cùng tìm hiểu những vấn đề mà cá nhân chưa giải đáp được. Trước khi học nhóm, bạn hãy làm bài tập, bài nào bạn không làm được thì hãy note lại, khi đến học nhóm thì các bạn cùng nhau giải quyết nó.
Xem Thêm : Bằng Tốt Nghiệp THPT – Bằng Tốt Cấp 3 Quan Trọng Như Thế Nào ?
- Thầy cô và những anh chị đi trước là những người có kinh nghiệm, hãy tranh thủ học hỏi kinh nghiệm.
- Cũng nên tận dụng các kênh uy tín hướng dẫn, hỗ trợ ôn thi khối B trên mạng. Hiện nay, nhiều thầy cô có chuyên môn dạy khối B có chia sẻ những bí quyết, bài giải khá hấp dẫn.
- Làm bài tập thường xuyên, học đi đôi với hành. Việc thường xuyên làm bài sẽ giúp thí sinh củng cố được kiến thức, nhớ và biết được nhiều dạng bài tập.