Khối C01 gồm những môn nào? Danh sách trường và ngành xét tuyển năm 2021

C01 là một tổ hợp môn xét tuyển đại học mới, mở rộng từ khối C truyền thống. Vậy C01 gồm những môn nào? Trường/ngành nào xét tuyển khối C01? Bí quyết ôn thi khối C01 là gì…

Khối C01 gồm những môn nào?

C01 là tổ hợp các môn Toán, Văn và Vật lý

Để đăng ký xét tuyển với khối C01 bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT thí sinh cần chọn bài thi Khoa học tự nhiên để lấy điểm môn Lý.

Trong 3 bài thi của tổ hợp C01, thí sinh thi tự luận với môn văn, thi trắc nghiệm với môn Toán, Lý.

Trường nào xét tuyển khối C01?

Có khoảng trên 70 trường đại học, học viện trên toàn quốc xét tuyển khối C01. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không nhiều trường đại học tốp trên sử dụng khối này trong tuyển sinh.

Dưới đây là danh sách các trường đại học xét tuyển khối C01 ở 3 khu vực tuyển sinh năng động nhất.

Các trường đại học khối C01 khu vực Hà Nội

  • Đại học Công nghiệp Việt Hung
  • Đại học Công nghệ Đông Á
  • Đại học Đại Nam
  • Đại học Giao thông Vận tải
  • Đại học Hòa Bình
  • Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG Hà Nội
  • Đại học Kiến trúc Hà Nội
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  • Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp
  • Đại học Mỏ – Địa chất
  • Đại học Mở Hà Nội
  • Đại học Nguyễn Trãi
  • Đại học Phenikaa
  • Đại học Phương Đông
  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  • Học viện Chính sách và Phát triển
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Các trường đại học khối C01 khu vực miền Trung và Tây Nguyên

  • Đại học Công nghệ Vạn Xuân
  • Đại học Công nghiệp TPHCM Phân hiệu Quảng Ngãi
  • Đại học Duy Tân
  • Đại học Đông Á
  • Đại học Hà Tĩnh
  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Phan Châu Trinh
  • Đại học Phan Thiết
  • Đại học Phú Xuân
  • Đại học Quảng Bình
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Phân hiệu Thanh Hóa
  • Đại học Xây dựng Miền Trung
  • Đại học Xây dựng Miền Trung Phân hiệu Đà Nẵng

Các trường đại học khối C01 khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

  • Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Công nghiệp TPHCM
  • Đại học Gia Định
  • Đại học Giao thông Vận tải Phân hiệu TPHCM
  • Đại học Hùng Vương TPHCM
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Quốc tế Sài Gòn
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Văn Hiến
  • Đại học Văn Lang

Ngành nào xét tuyển khối C01?

Mặc dù thuộc khối C nhưng với C01, do có 2 môn tự nhiên nên thí sinh không chỉ xét vào các ngành xã hội, mà còn rộng cửa với các ngành kỹ thuật công nghệ, kinh tế.

Sau đây là danh sách các ngành xét tuyển vào khối C01

  • Công nghệ chế biến lâm sản
  • Công nghệ chế tạo máy
  • Công nghệ đa phương tiện
  • Công nghệ kỹ thuật hạt nhân
  • Công nghệ kỹ thuật môi trường
  • Công nghệ kỹ thuật năng lượng
  • Công nghệ kỹ thuật ô tô
  • Công nghệ thông tin
  • Công nghệ thực phẩm
  • Công nghệ truyền thông
  • Công tác xã hội
  • Dược học
  • Địa tin học
  • Giáo dục học
  • Giáo dục Tiểu học
  • Hàn Quốc học
  • Hệ thống nhúng
  • Hệ thống thông tin quản lý
  • Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
  • Marketing
  • Nhật Bản học
  • Quản lý bệnh viện
  • Quản lý công
  • Quản lý công nghiệp
  • Quản lý xây dựng
  • Sư phạm Tin học
  • Sư phạm Toán học
  • Sư phạm Vật lý
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Thiết kế đồ họa
  • Thủy văn học
  • Thương mại điện tử
  • Trí tuệ nhân tạo và robot
  • Truyền thông đa phương tiện
  • Quản trị khách sạn
  • Quản trị kinh doanh
  • Quản trị văn phòng
  • Sư phạm
  • Hóa học
  • Kế toán
  • Khai thác vận tải
  • Khí tượng khí hậu học
  • Khoa học dữ liệu & Trí tuệ nhân tạo
  • Khoa học hàng hải Khoa học máy tính Khoa học vật liệu
  • Kinh doanh thương mại
  • Kinh tế Kinh tế vận tải
  • Kinh tế xây dựng
  • Kỹ thuật cơ điện tử
  • Kỹ thuật cơ khí
  • Kỹ thuật cơ khí động lực
  • Kỹ thuật điện Kỹ thuật điện tử – viễn thông
  • Kỹ thuật điện tử và tin học
  • Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
  • Kỹ thuật mỏ
  • Kỹ thuật phần mềm
  • Kỹ thuật tàu thủy
  • Kỹ thuật trắc địa bản đồ
  • Kỹ thuật xây dựng
  • Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
  • Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
  • Luật
  • Triết học
  • Trung Quốc học
  • Vật lý học
  • Việt Nam học

Bí quyết ôn thi khối C01

Môn Lý

Cần nắm chắc lý thuyết vì câu hỏi lý thuyết chiếm khoảng 40% trong đề. Để học lý thuyết có hiệu quả, thí sinh có thể ôn tập lại trong sách giáo khoa theo các chủ đề rồi tự tóm tắt lại các nội dung dưới dạng bảng so sánh hoặc sơ đồ tư duy. Ví dụ khi học về quang phổ sẽ lập bảng so sánh về các loại quang phổ trên các phương diện: khái niệm, nguồn phát, đặc điểm, ứng dụng… Chọn các khoảng thời gian thoải mái nhất trong ngày để ôn lý thuyết.

Việc ôn luyện bài tập sẽ tùy theo mục tiêu điểm số của từng thí sinh. Nên chú trọng ôn tập các dạng có xác suất cao ở trong đề thi, phải hiểu rõ, nắm chắc các bước làm của từng dạng.

Bên cạnh đó, thí sinh nên kết hợp việc luyện đề chuẩn cấu trúc với việc tổng ôn kiến thức theo chuyên đề. Hai việc này phải song hành với nhau. Khi luyện đề, ngoài việc rèn kĩ năng, tốc độ, tâm lý làm bài cũng sẽ biết được phần nội dung kiến thức nào mình còn yếu, còn nhiều lỗ hổng để kịp thời bổ sung.

Khi làm bài cần đọc kĩ câu hỏi để tránh dùng sai công thức, quên không đổi đơn vị khi tính toán, tô đáp án không rõ ràng hoặc tô nhầm cột, nhầm hàng… Các câu lạ, khó, đòi hỏi mức độ tư duy cao nên ưu tiên làm cuối cùng, sau khi đã xử lý hết các phần dễ. Chú ý dành 5 phút cuối để kiểm tra lại các câu dễ, các câu làm được trong khả năng của mình để tránh sai sót đáng tiếc hoặc tô nhầm đáp án.

Môn Ngữ Văn

Nên hệ thống lại mọi kiến thức đã học: Từ Đọc hiểu đến Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học bằng cách gạch ra các ý chính; sắp xếp thành hệ thống chủ điểm; hệ thống thành các dạng đề… Cần sắp xếp các nội dung kiến thức ấy thành sơ đồ hóa, sơ đồ tư tuy cho dễ nhớ.

Chủ động ôn luyện thật kĩ, tham khảo các đề thi và đáp án đổi mới. Không được bỏ qua bất cứ một tác phẩm văn học nào đã học trong chương trình, trừ phần Bộ giảm tải.

Đề thi môn Ngữ văn THPT những năm gần đây được đổi mới nhằm kiểm tra hai năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản; yêu cầu người học phải biết phân tích, suy luận và vận dụng. Vì vậy, việc ôn tập và làm theo lối văn mẫu, chép nguyên lại bài giảng là không có hiệu quả.

Nên biết tận dụng thời gian ôn tập trên lớp với GV và các bạn học cùng; không hiểu gì hỏi ngay thầy cô để có được hiểu biết nhất định.

Cần rèn luyện kĩ năng viết bài, trình bày bài cẩn thận. Với các câu hỏi nhận biết, tái hiện kiến thức, HS có thể trả lời gọn gàng, trúng ý, không lan man. Với những câu hỏi vận dụng, liên hệ, và đặc biệt là tạo lập văn bản (đoạn văn, bài văn) thì HS nên trình bày theo các thao tác lập luận cụ thể; có liên hệ, so sánh, lí giải; phân tích..

Cần sưu tầm và tự giải nhiều đề, tiếp cận với các câu hỏi mới để rèn tâm lí, chuẩn bị tinh thần thật tốt… HS không nên đọc đáp án trước, mà nên tư duy tự trả lời, sau đó mới so sánh đáp án sau.

Môn Toán

Ôn tập theo dạng đề giúp nhanh chóng nắm vững những công thức và tìm ra cách giải đề thi nhanh chóng, chính xác nhất.

Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của chương trình học lớp 12 theo từng chủ đề để dễ nắm bắt hơn.

Bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa, bởi chỉ khi nắm được kiến thức cơ bản, học kỹ phần lý thuyết thì mới có thể làm tốt các bài tập từ mức độ dễ đến khó.

Nên ôn luyện công thức sau mỗi bài học để tránh dồn đến cuối chương.

Ngoài ôn tập lý thuyết cần tích cực luyện giải đề thi để làm quen với các dạng bài và cấu trúc làm bài đó như thế nào để không bị bỡ ngỡ khi gặp phải bài toán trong đề thi.

Sưu tầm các đề thi của năm trước, tập giải thử, sau đó đối chiếu với đáp án để biết mình còn yếu ở phần kiến thức nào.

Rate this post

Viết một bình luận