Các ngành khối N đang xét tuyển với rất nhiều ngành nghề lựa chọn, tổ hợp môn thi đa dạng. Vậy, cụ thể khối N gồm những ngành nào? Những môn thi trong tổ hợp xét tuyển khối N gồm những môn gì? Các trường đại học khối N đang tuyển sinh gồm những trường gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết này để làm hành trang hướng nghiệp tốt nhất.
Khối N là một trong các khối ngành đại học hiện nay, khối thi này đặc biệt dành cho các thí sinh đam mê phát triển trong lĩnh vực âm nhạc. Để có thể thành công trong lĩnh vực này bạn cần tìm thấy những tố chất mà bản thân có thực sự phù hợp khi theo đuổi các ngành khối này hay không.
Bạn cần tập trung vào những điểm mạnh để có thể phát huy được và dành thời gian khai thác những thế mạnh ấy, có như vậy bạn sẽ không bị phân tán nguồn lực bản thân và đạt được hiệu quả cao nhất trong tương lai. Vì vậy, lựa chọn ngành học theo đam mê, năng khiếu cũng là một trong những lợi thế nhất định. Tuy nhiên để thành công hay không thì trên con đường sự nghiệp còn nhiều yếu tố khác. Điều này phụ thuộc rất lớn vào bản thân bạn.
Được đào tạo trong một môi trường chuyên nghiệp, đó sẽ là đòn bẩy rất tuyệt vời để bạn có thể vững tin trước sự lựa chọn của bản thân. Lúc này, khối N chính là một sự lựa chọn đúng đắn nhất khi bạn muốn phát triển trong lĩnh vực âm nhạc.
1. Khối N gồm những môn nào? Các tổ hợp môn khối N
1.1. Khối N gồm những môn nào? Thi môn gì?
Khối N hay khối N00 bao gồm ba môn thi là Văn và hai môn năng khiếu. Đối với môn văn, các thí sinh thi khối N sẽ thi theo đề chung của Bộ với thời gian 180 phút, còn các môn năng khiếu khác thí sinh sẽ thi theo đề riêng (đề do mỗi trường tự đưa ra và tổ chức thi).
Đặc biệt, các môn năng khiếu này sẽ được nhân đôi hệ số. Hai môn năng khiếu bao gồm hai nội dung thi là:
Thi hát, xướng âm:
- Thi hát: Thí sinh sẽ chọn một bài phù hợp với giọng hát của bản thân, đây có thể là dân ca, ca khúc; không bao gồm hát chèo, hát bội hay hát cải lương…
- Xướng âm: Thí sinh cần đọc được đúng cao độ, đúng trường độ, đúng nốt nhạc trong câu nhạc được cho sẵn.
- Ngoài ra, thí sinh có thể sử dụng một nhạc cụ (thí sinh tự mang nhạc cụ) hoặc sử dụng đàn phím điện tử (thí sinh cần mang theo pin). Trong trường hợp không biết sử dụng nhạc cụ thì không phải trình bày phần thi này.
Thẩm âm, tiết tấu:
- Thí sinh “nhái” theo tiếng đàn (phím điện tử hoặc đàn piano) của ban giám khảo.
- Thi vỗ theo tiết tấu của ban giám khảo.
Cụ thể, môn năng khiếu âm nhạc 1 thi Kiến thức Âm nhạc tổng hợp – Xướng âm (hệ số 1). Mỗi thí sinh dự thi sẽ được bốc thăm chọn 1 bài xướng âm trong bộ đề thi và sẽ được chuẩn bị trong thời gian 10 phút sau đó thực hiện xướng âm trước ban giám khảo. Mỗi thí sinh dự thi trình bày hát một hoặc hai bài hát tự chọn theo yêu cầu phía ban giám khảo.
Thi xướng âm thí sinh cần đọc được đúng cao độ, đúng trường độ, đúng nốt nhạc trong câu nhạc được cho sẵn.
Môn năng khiếu âm nhạc 2 (hệ số 2): thi môn Thanh nhạc và Nhạc cụ:
- Môn Hát, Đàn (hệ số 2): Phần này thí thí sinh sẽ được lựa chọn một trong 2 phần thi (Hát hoặc thi Đàn và Hát). Thi hát, thí sinh hát 2 bài tự chọn, phần thi đệm đàn do giảng viên của trường tuyển sinh phụ trách. Đối với phần thi còn lại, thí sinh trình bày hát 1 bài tự chọn (có đệm đàn piano do giảng viên trường phụ trách hoặc thí sinh có thể vừa hát vừa đệm đàn); Sau đó thí sinh sẽ đàn 1 bài tự chọn trên một trong các nhạc cụ: piano, guitar, keyboard hoặc nhạc cụ dân tộc.
- Môn thanh nhạc (hệ số 2): Phần này thí sinh tham dự thi sẽ hát 2 bài tự chọn, hai bài này có tính chất âm nhạc khác nhau với phong cách nhạc nhẹ.
Đối với các thí sinh chưa tốt nghiệp:
– Đối với hệ THPT, thí sinh dự thi cần chọn 4 môn thi tất cả, trong đó có 3 môn bắt buộc (thi Toán, Ngữ Văn và thi Ngoại Ngữ). Môn thi còn lại thí sinh sẽ được chọn giữa trong số 2 bài thi (bài thi tổ hợp Vật lý, Sinh học, Hoá học; hoặc bài thi tổ hợp 3 môn Lịch sử, Địa lý và thi môn GDCD).
– Đối với hệ Giáo dục thường xuyên, thí sinh phải dự thi 3 môn, gồm hai môn thi bắt buộc (Toán và Ngữ văn). Một môn thi tự chọn còn lại do thí sinh chọn trong số 2 bài thi (bài thi tổ hợp Vật lý, Sinh học, Hoá học; hoặc bài thi tổ hợp 3 môn Lịch sử, Địa lý và thi môn GDCD).
Đối với các thí sinh đã tốt nghiệp THPT, các thí sinh khi tham gia dự thi chỉ cần đăng ký những môn mà nhà trường (ngành học) yêu cầu xét tuyển. Môn văn là môn cần phải đăng ký thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm đó và đăng ký các môn năng khiếu âm nhạc 1 và 2 tại các trường mà bạn có nhu cầu học.
1.2. Các tổ hợp môn thi khối N
Để nắm rõ các ngành khối N các bạn thí sinh cần nắm bắt những tổ hợp môn khối N sau đây để lựa chọn khối ngành năng khiếu phù hợp cho bản thân:
Khối thi
Tổ hợp thi
Khối N00
Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1 và thi Năng khiếu Âm nhạc 2
Khối N01
Ngữ văn, xướng âm và thi biểu diễn nghệ thuật
Khối N02
Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc thi biểu diễn nhạc cụ
Khối N03
Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm và thi chuyên môn
Khối N04
Ngữ Văn, Năng khiếu thuyết trình và thi Năng khiếu
Khối N05
Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện và thi Năng khiếu
Khối N06
Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm và thi chuyên môn
Khối N07
Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm và thi chuyên môn
Khối N08
Ngữ văn, Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ
Khối N09
Ngữ văn, Hòa thanh và thi Bốc thăm đề – chỉ huy tại chỗ
2. Khối N gồm những ngành nào?
Để hiểu rõ hơn về các ngành đào tạo, chúng tôi cung cấp cho bạn danh sách các ngành tuyển sinh khối N:
Mã ngành
Tên ngành
52210201
Âm nhạc học
52210203
Sáng tác âm nhạc
52210204
Chỉ huy âm nhạc
52210205
Thanh nhạc
52210208
Piano
52210207
Biểu diễn nhạc cụ phương Tây
52210210
Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
52210209
Nhạc Jazz
3. Các trường đại học khối N đang tuyển sinh hiện nay
Các trường tuyển sinh khối N không chỉ thu nhận hồ sơ, cách thức tổ chức thi khác nhau mà phương thức xét tuyển mỗi trường cũng khác nhau. Trong khi đó, cũng có những trường đại học chỉ tổ chức xét tuyển kết quả thi cho chính trường đó tổ chức, cũng có nhiều trường sẽ chấp nhận kết quả thi từ những trường khác. Chẳng hạn như Trường Đại học Văn Lang dự kiến sẽ tổ chức thi riêng các môn năng khiếu và đồng thời sẽ tổ chức xét tuyển thí sinh đã dự thi môn năng khiếu ở 7 trường đại học trong đó có xét kết quả tuyển sinh khối N từ Học viện âm nhạc Huế.
Dưới đây là bảng tổng hợp các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh khối N phân theo các khu vực.
3.1. Các trường Đại học, Cao đẳng khối N khu vực miền Bắc:
- Trường ĐH sư phạm nghệ thuật trung ương Hà Nội:
- Trường ĐH văn hóa nghệ thuật Quân đội.
- Trường Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam.
- Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Tây Bắc.
- Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc.
3.2. Các trường Đại học, Cao đẳng khối N khu vực miền Trung:
- Trường Học viện âm nhạc Huế.
3.3. Các trường Đại học, Cao đẳng khối N khu vực miền Nam:
- Trường Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh.
- Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn.
4. Học khối N làm nghề gì?
Sau khi bạn lựa chọn tổ hợp khối N cho riêng mình, lúc này bạn cần lựa chọn đúng ngành để tham gia thi. Trước khi lựa chọn ngành học, bạn cần cân nhắc kỹ công việc trong tương lai bạn muốn làm là nghề gì? Từ đó, bạn sẽ có định hướng đúng hướng đi cho bản thân.
Đối với khối N, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn sau khi học xong:
- Người làm nhạc: bao gồm các công việc tiêu biểu như nhạc sĩ, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, người làm nhạc.
- Người biểu diễn: bao gồm các công việc như ca sĩ, nhạc công, người chỉ huy dàn nhạc, người hỗ trợ ca sĩ,…
- Người xây dựng nên chương trình ca nhạc: chúng ta có thể kể đến nhà quảng cáo, nhà tài trợ, kỹ thuật viên âm nhạc,…
- Nhà kinh doanh âm nhạc: không thể thiếu các vị trí nhà sản xuất, phòng thu âm, các kỹ sư, các hãng thu âm, các nhà cung cấp bán lẻ,…
- Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể làm việc trong cơ quan như đài truyền hình hay trong các cơ quan xuất bản âm nhạc,…
Như vậy, chúng ta có thể thấy được cơ hội việc làm cho dân khối N là vô cùng lớn. Để chọn nghề nghiệp phù hợp, bạn chỉ cần được đào tạo bài bản và có tố chất học hỏi, năng khiếu đối với lĩnh vực đầy tiềm năng này. Ngoài khối N còn có rất nhiều khối năng khiếu khác triển vọng khác như khối S, khối V, nếu bạn có năng khiếu trong các khối thi này thì hoàn toàn có thể tham khảo những môn thi của khối thi này để thi tuyển vào ngôi trường mà mình thích.
Kết luận: Qua bài viết trên về các ngành khối N, chắc hẳn bạn đã nắm bắt những thông tin quan trọng khối N gồm những môn nào? Các tổ hợp thi khối N bao gồm những môn gì? Khối N gồm những ngành nào? Các trường đại học khối N đang tuyển sinh ra sao? Chúc các bạn thi tốt!