Bộ phim Start Up mới ra mắt đã tạo một làn sóng cuồng phim điên đảo khi dẫn đầu TOP 10 chương trình được xem nhiều nhất trên Netflix tại nhiều nước trên thế giới. Cùng xem ngay bộ phim hấp dẫn này và đừng quên lưu lại list từ vựng Tiếng Anh về khởi nghiệp để bắt trend cho nóng nhé!
Startup: Khởi nghiệp
Startup – up (nghĩa tiếng việt: khởi nghiệp) là bạn có ý định có một công việc kinh doanh riêng, bạn muốn tự mình làm và quản lý tự kiếm thu nhập cho mình. Bạn cung cấp và phát triển một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, mua bán lại một sản phẩm hay cửa hàng đang hoạt động hoặc hoạt động sinh lợi nào đó.
Bạn đang xem: Khởi nghiệp tiếng anh là gì
Khởi nghiệp hay còn gọi là Start-up hiểu một cách đơn giản là một công việc kinh doanh riêng, vận hành theo chính bạn điều khiển, dưới một góc độ nào đó sẽ tham gia vào việc phát triển kinh tế và xã hội. Statup – nghĩa là bạn vừa là nhân viên vừa là ông chủ hoặc cao hơn bạn tự thành lập doanh nghiệp riêng cho mình rồi tuyển nhân viên vào cùng làm. Vì vậy khởi nghiệp cũng chính là bạn bắt đầu làm chủ. Chính vì vậy người ta thường gọi Statup theo nghĩa tiếng việt là khởi nghiệp kinh doanh.
Start Up xoay quanh câu chuyện khởi nghiệp của những người trẻ, tuy có những ý tưởng khác nhau nhưng lại chung điểm khởi nghiệp tại Sandbox, thung lũng Silicon của Hàn Quốc
Founder: Người sáng lập
Là người tìm ra các ý tưởng, các giải pháp và muốn phát triển nó trở thành một dịch vụ hoặc sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thông thường, thuật ngữ này dùng để chỉ những nhà sáng lập đơn lẻ.
Nam Do San là Founder của Samsan Tech
Co-founder: Nhà đồng sáng lập
Thường dùng để chỉ sự hợp tác, đồng hành của nhiều cá nhân hoặc tổ chức với mục đích thành lập một doanh nghiệp hoặc tổ chức cụ thể.
Bộ ba Công nghệ Samsan #Dosan #Yongsan #Chulsan
Investor: Nhà đầu tư
Nhà đầu tư có thể là công ty, tổ chức hoặc cá nhân nắm trong tay một lượng tiền nhất định. Họ sẽ đầu tư vào những dự án khởi nghiệp nhằm thu lại lợi nhuận khi thành công trong tương lai.
Angel investor: Nhà đầu tư thiên thần
Đây là những nhà đầu tư có số vốn nhỏ, dành cho doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển ý tưởng thành sản phẩm cụ thể. Số vốn này dành để trang trải cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm để có thể tạo ra doanh thu và thu hút các nhà đầu tư khác.
Capital Investor : những nhà đầu tư chuyên nghiệp
Thường quản lý những quỹ đầu tư mạo hiểm. Các nhà đầu tư tài chính thường chỉ rót vốn vào những Startup đã có khách hàng, có doanh thu và đang trong giai đoạn mở rộng phát triển. Do đó, để thành công trong giai đoạn này, các Startup nên cố gắng đem về những thành công nhất định trước khi tìm gặp các nhà đầu tư.
Để tìm kiếm Capital Investor, các Startup cần phải chứng minh những thành tựu nhất định trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, nếu Capital Investor ngỏ ý muốn đầu tư cho dự án của bạn thì chúc mừng bạn đã thành công!
Han Ji Pyeong trong vai nhà đầu tư điển trai
Venture capitalist: Nhà đầu tư mạo hiểm
Đây là nhà đầu tư với số vốn lớn, rót cho những doanh nghiệp đã có khách hàng và doanh thu, muốn mở rộng thị trường và quy mô.
Funding: Sự gọi vốn
Là hoạt động mà các Startup phải kêu gọi các nhà đầu tư nguồn vốn vào dự án hoặc ý tưởng của mình. Bằng cách các startup sẽ mời họ vào cùng làm dự án hoặc chia sẻ lợi nhuận để đôi bên cùng có lợi.
Thông thường, các startup sẽ gọi vốn khi họ không đủ nguồn lực để mở rộng và phát triển hoặc họ cần một mentor (cố vấn) để định hướng cho những bước tiếp theo của mình. Gọi vốn sẽ diễn ra ở rất nhiều vòng (Round) tùy vào năng lực của Startup, và sau mỗi vòng, doanh nghiệp sẽ được định giá lại.
Trong cùng một dự án, các Startup có thể mời gọi nhiều nhà đầu tư và chọn nhiều nhà đầu tư cùng lúc, tùy theo hợp đồng thỏa thuận giữa các bên trong từng lĩnh vực khác nhau. Quá trình có thể trải qua nhiều vòng và với mỗi lần kêu gọi vốn, doanh nghiệp startup sẽ được định giá lại.
Seed funding: Vòng đầu tư hạt giống.
Tại vòng đầu tư hạt giống, startup sẽ nhận vốn từ những nhà đầu tư thiên thần.
Serie A: Vòng cấp vốn đầu tiên
Đây là vòng cấp vốn đầu tiên của nhà đầu tư mạo hiểm. Doanh nghiệp nhận được đầu tư serie A thường đã có doanh thu và bắt đầu có nhu cầu mở rộng quy mô công ty.
Serie B, Serie C
Đây là các vòng cấp vốn tiếp theo tùy vào đặc thù của từng doanh nghiệp và mô hình kinh doanh
Incubator/ Accelerator: Vườn ươm doanh nghiệp
Vườn ươm là giai đoạn đầu trong vòng gọi vốn cộng đồng, khi các Startup bắt đầu kêu gọi đầu tư hoặc cả khi bắt đầu thực hiện ý tưởng, họ có thể liên hệ sự hỗ trợ từ các vườn ươm. Vườn ươm hay còn được gọi là các tổ chức hỗ trợ tăng tốc khỏi nghiệp. Những tổ chức này sẽ đứng ra tư vấn các vấn đề về pháp lý, chính sách, chuyên môn, không gian làm việc và vốn cho các Startup nhằm mục đích chính là giúp Startup có được những khách hàng đầu tiên và dễ dàng kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư sau này.
Xem thêm: Sự Khác Biệt Giữa Backspace Là Gì, Đáp Án Đúng Nhất!
Sandbox – nơi được mệnh danh là Thung Lũng Vườn ươm Silicon của Hàn Quốc
Accelerator: Gia tốc doanh nghiệp
Accelerator được hiểu như một hoạt động tiếp nhận những ý tưởng sơ khai, sau đó sàng lọc thật kĩ và lựa chọn ra những ý tưởng hay dự án tiềm năng, hay còn gọi là các hạt giống.
Sau đó, đội ngũ sáng lập những ý tưởng được chọn vào Accelerator sẽ có một khoảng thời gian nhất định (thông thường khoảng bốn tháng) để phát triển ý tưởng thành sản phẩm ở dạng cơ bản.
Mỗi Accelerator khác nhau sẽ có một chương trình ươm tạo khác nhau nhưng chủ yếu vẫn xoay quanh việc làm sao để giúp nâng cao các kĩ năng cần có trong khởi nghiệp dành cho người sáng lập.
Accelerator thường đầu tư một khoản tiền rất ít đổi lấy cổ phần dưới 10%, chủ yếu là hỗ trợ các công ty ở dạng chưa thành hình bằng chính kinh nghiệm và mối quan hệ của mình..
Phân biệt với Vườn ươm doanh nghiệp (Incubator) Về cơ bản, họ đều là những doanh nghiệp đứng ra tư vấn về cả pháp lí lẫn chuyên môn, cung cấp không gian làm việc để giúp cho các startups có thể trưởng thành nhanh chóng, sớm đưa được sản phẩm ra thị trường, sớm tìm được khách hàng/nhà đầu tư.
Tuy nhiên, Incubator hoạt động trong một không gian và thời gian khác với Accelerator.
– Không gian của Incubator thường rộng lớn hơn là môi trường nơi tập trung làm việc của Accelerator.
– Thời gian của Incubator dành cho startup thường kéo dài nhiều năm, có khi từ 3-5 năm. Trong khi thời gian của một khóa Accelerator chỉ kéo dài 4 tháng.
– Cổ phần của Incubator trong startup lớn hơn, thường chiếm 20% hoặc hơn, trong khi cổ phần tính cho Accelerator chỉ chiếm từ 6-10%.
Bootstraping: Tự khởi nghiệp
Đây là thuật ngữ nghĩa là: Tự lực. Được hiểu là các Statup khi bắt đầu dự án của mình họ cũng có nguồn vốn nhất định, khi nguồn vốn của họ bỏ ra không đủ thì vòng thứ hai mới đến Funding. Nguồn vốn nội tự lức là vốn từ tài sản cá nhân hoặc từ lợi nhuận của công ty mà không cần đến các nhà đầu tư.
Thường đây sẽ là giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu, doanh nghiệp không cần quá nhiều vốn, và ý tưởng cũng chưa đủ lực để thu hút vốn từ các nhà đầu tư. Một số Startup có nguồn vốn lớn, quá trình tự lực sẽ kéo dài hơn.
Merger and Acquisition: Mua bán và sát nhập công ty
IPO: Đưa công ty lên sàn chứng khoán
Exingting Strategy:Thoái vốn hay còn gọi là hoàn vốn.
Đây là giai đoạn cuối khi Startup đã trưởng thành và trụ vững trên thị trường. Họ bắt đầu chú trọng vào lợi nhuận và doanh thu hơn là thị trường khách hàng như thuở ban đầu. Khi doanh nghiệp Startup đã phát triển đủ mạnh cũng là lúc hoàn lại vốn cho nhà đầu tư, khi đã hoàn vốn hoàn toàn thì lợi nhuận thu về sẽ 100% thuộc về các Startup. Có 2 cách để làm việc này: startup bán công ty và thu về một số lượng tiền mặt đủ lớn, hoặc đưa công ty lên sàn chứng khoán (IPO), thu tiền mặt trên mỗi cổ phiếu bán ra.
Xem thêm: “Bật Mí” Một Số Từ Vựng Về Quần Áo Thun Tiếng Anh Là Gì ? Áo Thun Trong Tiếng Anh Là Gì
Growth Hacking: Marketing mới dành cho startup
Ngày ngay, việc sử dụng các công cụ trực tuyến và mạng xã hội đã thay thể marketing truyền thống, chi phí rẻ và ý tưởng marketing đa dạng hơn. Chính vì vậy thay vì bắt đầu từ xây dựng branding trước (marketing truyền thống) thì growth-hacking đặc biệt tập trung vào tăng trưởng lượng người dùng: Viral, Referral, SEO, CRO, và Email.