Khởi Ngữ là gì ? Cho ví dụ ? Đặc điểm, dấu hiệu nhận biết ? Ngữ Văn lớp 9
Văn Học
Khởi Ngữ là gì ? Cho ví dụ ? Đặc điểm, dấu hiệu nhận biết ? Ngữ Văn lớp 9
Khởi Ngữ là gì ? Những đặc điểm và tác dụng của khởi ngữ là gì ? Làm sao để nhận biết chính xác được thành phần khởi ngữ trong câu chính xác nhất ?
Theo dõi bài viết để cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời nhé !
Khởi Ngữ là gì ?
1. Khái niệm của Khởi ngữ
– Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ với, đối với,….
– Ví dụ minh họa: Về những bài hát nước ngoài, Nam thuộc rất nhiều.
=> “Những bài hát nước ngoài” là thành phần khởi ngữ trong câu.
Đứng trước khởi ngữ có thể là những quan hệ từ như “đối với, với, về,…”
2. Tác dụng của khởi ngữ trong ngữ văn
– Công dụng của khởi ngữ trong câu như sau:
+) Khởi ngữ giúp làm nổi bật được ý chính trong câu, giúp người nghe, người đọc tập trung vào nội dung chính trong câu.
+) Khởi ngữ nêu bật được chủ đề của sự vật, sự việc chuẩn bị được nhắc tới, là một cách hay để mở đầu một câu chuyện, thu hút người nghe.
Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ
– Khởi ngữ có một số dấu hiệu nhận biết riêng mà dựa vào điều này để dễ dàng hơn trong việc xác định khởi ngữ trong câu:
+) Trong câu trước khởi ngữ luôn có quan hệ từ
+) Trước khởi ngữ là một số từ đặc trưng: về, với, còn, đối với,.
+) Sau khởi ngữ có thể có trợ từ thì
– Bài tập thực hành: Hãy xác định thành phần khởi ngữ trong câu
1. Về sự chăm chỉ, nó đứng nhất phòng
2. Đối với bạn bè xung quanh, anh ấy cư xử rất tốt
3. Vâng! Bạn nói đúng! Đối với mình, nó không phải là vấn đề.
4. Anh ta ấy mà, siêng năng, chăm chỉ lại biết cách cư xử.
5. Về trang phục, bạn nên mặc lịch sự một chút.
– Hướng dẫn trả lời:
1. Về sự chăm chỉ
2. Đối với bạn bè xung quanh
3. Đối với mình
4. Anh ta ấy mà
5. Về trang phục
Hy vọng với những nội dung chúng tôi chia sẻ đến bạn sẽ giúp bạn hiểu hơn về khởi ngữ nhé !