Khởi ngữ là gì? Tác dụng và cách nhận biết khởi ngữ, Cho ví dụ
Văn Học
Khởi ngữ là gì? Tác dụng và cách nhận biết khởi ngữ, Cho ví dụ
Khởi ngữ là gì? Khởi ngữ sẽ có những tác dụng gì? Làm thế nào để có thể nhận biết được khởi ngữ trong câu? Để hiểu hơn về khởi ngữ hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Xem ngay:
Khởi ngữ là gì?
– Khởi ngữ là thành phần trong cấu trúc câu thuộc thành phần phụ có ý nghĩa và tác dụng là giúp khởi ý, nêu vấn đề khởi nguồn cho một câu, cho một nội dung câu sắp được nói đến.
– Trước bộ phận khởi ngữ, có thể thêm các quan hệ từ như từ như về, đối với. Sau bộ phận này có thể thêm trợ từ thì, là…
Ví dụ: Đối với tôi, chăm học là chìa khóa của mọi sự thành công trong tương lai.
⇒ Cụm từ “ đối với tôi” là phần khởi ngữ trong câu.
Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ
– Khởi ngữ hay còn được gọi là đề ngữ, vì vậy trong nhiều bài thi, đề thi có nhắc đến thì các bạn cần lưu ý nha.
Vị trí: Khởi ngữ sẽ đứng trước chủ ngữ hoặc đứng đầu câu.
- Nó thường được kết hợp với các quan hệ từ khác như còn, đối, với, và, hay,…
- Nó có thể đứng hoàn toàn tách biệt hoặc liên kết, gắn bó trực tiếp với các thành phần trong câu. Khi khởi ngữ có quan hệ với câu, nó có thể được lặp lại y nguyên hoặc là một từ khác thay thế.
Lưu ý khi được yêu cầu chuyển câu có thành phần khởi ngữ:
- Trước khởi ngữ sẽ luôn có các quan hệ từ như về, với, đối, còn…
- Trước cụm chủ vị ta có thể thêm từ “ thì” hoặc phải thêm dấu phẩy để đưa bổ ngữ lên làm khởi ngữ.
Ví dụ: Tôi đã đọc cuốn tiểu thuyết này.
Khi ta chuyển về dạng câu có chứa thành phần khởi ngữ là:
⇒ Về cuốn tiểu thuyết này, tôi đã đọc nó rồi.
⇒ Hay “Cuốn tiểu thuyết này thì tôi đã đọc rồi”.
Tác dụng của khởi ngữ
– Những câu có chứa thành phần khởi ngữ đều có một ý nghĩa đặc biệt, ẩn chứa dụng ý của người nói, người viết. Tác dụng của khởi ngữ trong câu có thể kể đến là:
- Khởi ngữ giúp làm nổi bật được nội dung chính trong câu, giúp người nghe, người đọc tập trung vào nội dung chính trong câu.
- Khởi ngữ nêu bật được chủ đề của sự vật, sự việc chuẩn bị được nhắc tới, là một cách hay để mở đầu một câu chuyện, giúp tạo sự thu hút với người nghe.
Ví dụ: Về chuyện Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, cái kết rất có hậu.
Về việc buổi thuyết trình sắp tới, các em có thể liên hệ với giáo viên để trao đổi những vấn đề còn chưa rõ
Phân loại khởi ngữ
Khởi ngữ không đảm nhiệm chức năng cú pháp cụ thể
– Trường hợp khi Khởi ngữ không xác định được là đảm trách một chức năng cụ thể gì, thì khởi ngữ sẽ có tác dụng chủ yếu là nêu chủ đề của sự tình và ý nghĩa nhấn mạnh sẽ chỉ là phụ.
Khởi ngữ đảm trách một chức năng cú pháp cụ thể
– Trường hợp Khởi ngữ có thể xác định là đảm trách chức năng cú pháp nào đó trong câu đi sau, thì Khởi ngữ sẽ có tác dụng chủ yếu là ý nghĩa nhấn mạnh, còn mang ý nghĩa nêu chủ đề sự tình chỉ là phụ.
– Khởi ngữ khi đảm nhiệm một chức năng ngữ pháp trong câu nhấn mạnh vào bộ phận nào đó của câu hoặc câu đi sau nó, để thể hiện ý nghĩa chính sâu xa. Nói dễ hiểu là khi đó khởi ngữ sẽ giữ một chức năng cú pháp tương ứng như chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ.
Một số lưu ý khi sử dụng khởi ngữ
– Khởi ngữ có thể có mối quan hệ trực tiếp với một yếu tố nào đó trong phần câu còn lại. Nhưng cũng có thể chỉ có mối quan hệ gián tiếp với nội dung của phần câu còn lại.
Khởi ngữ ví dụ về mối quan hệ trực tiếp:
– Khổ, tôi cũng khổ lắm rồi.
⇒ Lặp lại y nguyên nội dung ở phần câu còn lại.
– Công viên này, tôi đã tham quan nó rồi.
⇒ Lặp lại bằng một từ khác thay thế chính là từ nó.
Khởi ngữ ví dụ về quan hệ gián tiếp:
- Làm khí tượng, ở được trên cao như thế mới là lý tưởng chứ nhỉ.
- Phải nắm được cách phân biệt giữa khởi ngữ và chủ ngữ có trong câu.
Ví dụ khởi ngữ là gì? Ta xét 2 câu sau đây:
- Đội bóng này đánh bóng rất hay ( Từ đội bóng này chính là chủ ngữ trong câu).
- Đội bóng này, đánh bóng rất hay ( Từ đội bóng này chính là khởi ngữ trong câu).
– Điểm khác biệt duy nhất giữa 2 câu văn trên là dấu chấm phẩy, vì vậy các bạn nên đặc biệt chú ý phân tích và xác định đúng đâu là chủ ngữ, đâu là khởi ngữ có trong câu.
– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn