Khởi ngữ là gì
Trong sách giáo khoa đã nêu rõ khái niệm khởi ngữ là thành phần thường đứng trước chủ ngữ của câu, thường nêu rõ vấn đề được nói đến trong câu.
Đứng trước khởi ngữ thông thường sẽ có một số từ như đối với, về…
Khởi ngữ thường có 2 tác dụng đó là ý nghĩa nhấn mạnh và ý nghĩa nêu chủ đề của sự tình. Nếu như nó có thể xác định đảm trách chức năng cú pháp nào đó trong câu đi sau thì chủ yếu nó mang ý nghĩa nhấn mạnh, thứ yếu là mang ý nghĩa chủ đề sự tình. Còn trong trường hợp ngược lại nếu không xác định đảm trách một chức năng cụ thể thì khởi ngữ chủ yếu nêu chủ đề của sự tình và ý nghĩa nhấn mạnh chỉ là phụ.
Tác dụng của khởi ngữ
Khởi ngữ có ý nghĩa quan trọng giúp câu nổi bật được ý muốn thể hiện tới người nghe và liên quan mật thiết với thành phần chính.
Nếu bạn thấy một bộ phần của câu mà được đặt lên đầu khác với so trật tự thông thường thì nó có thể là khởi ngữ. Với ý muốn nhấn mạnh bộ phận được đưa lên trước đó.
Ví dụ: Về việc trồng hoa trong chậu thì cần phải lưu ý tới chất lượng đất, kích cỡ chậu và cách
chăm sóc loại cây đó.
Khởi nghĩa trong cây này chính là “về việc:, nó đứng đầu câu và đảm nhiệm giúp nổi bật ý chính được nêu trong câu.
Trường hợp khác, khởi ngữ còn đóng vai trò nêu chủ đề của sự việc, hiện tượng, bắt đầu một câu chuyện một cách hấp dẫn. Như vậy, khỏi ngữ mang nhiều ý nghĩa nên bạn cần hiểu rõ để vận dụng đúng trong từng trường hợp cụ thể. Tiếng Việt quan trọng tới yếu tố câu trôi chảy, sắp xếp từ ngữ đúng vị trí. Mỗi một từ trong câu đảm nhiệm chức năng riêng và giữa chúng có liên kết chặt chẽ với nhau.
Đặt câu khởi ngữ
Thực hành đặt câu khởi ngữ sau đó chuyển thành câu không có khởi ngữ.
Ví dụ: Cuốn truyện này, tôi đã mua lâu rồi => Tôi đã mua cuốn truyện này lâu rồi.
Đi chơi, em chỉ biết suốt ngày đi chơi => Em chỉ biết suốt ngày đi chơi.
Ví dụ về khởi ngữ
– Về các môn tự nhiên, Nam là người học rất giỏi.
“Về các môn tự nhiên” là khởi ngữ, Nam là chủ ngữ.
– Đối với chúng tôi, điều này thật bất ngờ.
“Đối với chúng tôi” là khởi ngữ.
Một số cách giải bài tập SGK
Câu 1
a) “Điều này” là khởi ngữ.
b) “Đối với chúng mình” là khởi ngữ.
c) “Một mình” là khởi ngữ.
d) “Làm khí tượng” và “Đối với cháu” câu (e) cũng là khởi ngữ.
Câu 2
a) Từ “làm bài” làm nhiệm vụ vị ngữ.
b) Từ “hiểu”, “giải” cũng làm vai trò là vị ngữ trong câu.
Câu 3:
Viết lại câu đưa phần in đậm thành khởi ngữ.
– Làm bài, anh ấy thật cẩn thận
– Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.