Khởi ngữ là gì? Nắm bắt khái niệm, định nghĩa tác dụng và cách nhận biết khởi ngữ là gì và luyện bài tập trong sách giáo khoa.
Trong chương trình học Ngữ Văn lớp 9 chắc chắn bạn đã được đề cập đến khái niệm khởi ngữ là gì. Đây là một thành phần ở trong câu chúng có tác dụng đặc biệt ở trong câu. Để có thể nắm bắt thông tin chi tiết hơn về khái niệm cũng như tác dụng của thành phần này ở trong câu? Các em học sinh hãy cùng tìm hiểu và theo dõi hết nội dung bài viết sau nhé!
Khởi ngữ là gì?
Nắm bắt khái niệm khởi ngữ
Định nghĩa khởi ngữ là gì?
Ở trong sách giáo khoa ngữ văn đã được nêu rõ khái niệm của khởi ngữ. Theo đó chúng ta có thể nắm bắt đây là thành phần thường được đứng ở trước chủ ngữ của câu. Chúng thường nêu rõ về vấn đề đã được nhắc đến ở trong câu. Khi đứng trước khởi ngữ thông thường sẽ có một số từ ngữ như: đối, với, về,…
Tác dụng chính của khởi ngữ là gì?
Khởi ngữ sẽ thường có 2 tác dụng đó là làm ý nghĩa nhấn mạnh và ý nghĩa nêu rõ được chủ đề của sự tình. Nếu như được xác định là đảm trách chức năng cú pháp của một bộ phận nào đó trong câu thì đi sau chủ yếu sẽ mang ý nghĩa là nhấn mạnh. Điều thứ yếu là mang đến ý nghĩa chủ đề của sự tình. Trong trường hợp khác thì ngược lại, nếu không thể xác định được đảm trách của một chức năng cụ thể thì khởi ngữ sẽ được nêu ở chủ đề của sự tình và phần ý nghĩa nhấn mạnh sẽ là phụ.
Tham khảo về cách đặt câu khởi ngữ
Khi thực hành đặt câu về khởi ngữ sau đó sẽ chuyển thành câu không có bộ phận khởi ngữ.
Ví dụ:
“Quyển sách này, tôi đã mua từ lâu rồi” Chuyển thành “ tôi đã mua quyển sách này từ lâu rồi”
“Đi chơi, chị chỉ biết suốt ngày đi chơi” chuyển thành “ chị chỉ biết suốt ngày đi chơi”
Tìm hiểu ví dụ về khởi ngữ
Ví dụ: Về những môn toán học, Thành là người học rất tốt
“ Về những môn toán học” là khởi ngữ và Thành là chủ ngữ
-
Đối với chúng tôi, điều này sẽ thật bất ngờ
Khởi ngữ trong câu là “ đối với chúng tôi”
Cách nhận biết khởi ngữ là gì?
Cũng tương tự như những loại từ khác, khởi ngữ sẽ sở hữu một số những dấu hiệu nhận biết riêng biệt. Đây là điều cực quan trọng đối với các em học sinh khi làm bài tập xác định khởi ngữ ở trong câu. Cụ thể là:
-
Có thêm quan hệ từ phía trước khởi ngữ ở trong câu
-
Đứng trước khởi sẽ là một số từ ngữ đặc trưng như với, về, còn, đối với,..
-
Chúng ta có thể thêm trợ từ “ thì” ở phía sau của khởi ngữ
Tham khảo đoạn văn sau có sử dụng khởi ngữ
Đối với tôi mùa xuân chính là mùa đẹp nhất trong năm đặc biệt là chúng ta có thể đón được năm mới cùng với người thân bạn bè sau một năm làm việc vất vả. Tiết trời mùa xuân cũng thật đẹp, cây cối đâm chồi nảy lộc và thỉnh thoảng sẽ có những cơn mưa xuân cực hợp với thời tiết đề du xuân. Về con người vẫn luôn vui vẻ cùng nhau đi chúc tết và trao cho nhau những lời chúc may mắn vào đầu năm.
Luyện tập giải bài tập trong sách giáo khoa
Bài tập số 1: Dựa vào thứ tự trong sách giáo khoa sẽ có những lời giải cụ thể sau:
a. Khởi ngữ được xuất hiện trong đoạn văn là “ điều này”
b. Khởi ngữ được xuất hiện trong đoạn văn là “ đối với chúng mình”
c. Khởi ngữ được xuất hiện trong đoạn văn là “ một mình”
d. Khởi ngữ được xuất hiện trong đoạn văn là “ làm khí tượng” và “ đối với cháu”
Bài tập 2:
a. Trong đó từ “ làm bài” được làm nhiệm vụ là vị ngữ
b. Chủ ngữ trong câu đó là từ “ hiểu” và “ giải”
Bài tập 3: Hãy viết lại câu và đưa phần in đậm thành khởi ngữ
a. Khi làm bài, anh ấy thật cẩn thận
b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng để giải thích thì tôi chưa hiểu được
Thông qua những tìm hiểu và một số những ví dụ trên bạn đã nắm bắt được khởi ngữ là gì rồi phải không. Có thể nói thành phần khởi ngữ đóng vai trò quan trọng được xuất hiện trong câu. Mong rằng, qua sự tìm hiểu trên đã giúp bạn hiểu hơn về thành phần khởi ngữ và biết áp dụng chúng khi làm bài tập.
Xem thêm: Văn biểu cảm là gì? Khái niệm và cách làm văn biểu cảm
Thuật ngữ –