Không biết vẽ có học thiết kế đồ họa được không? nên bắt đầu từ đâu?

Không biết vẽ có học thiết kế đồ họa được không? Nếu bạn đang tìm câu trả lời ngắn gọn nhất thì đáp án sẽ là CÓ.

Nhưng nếu bạn muốn hiểu rõ hơn lý do vì sao cũng như các kỹ năng cần có để trở thành một designer thì ở lại đây vài phút cùng nghe Kent chia sẻ nhé

 

1/ Vai trò của kỹ năng vẽ đối với một designer là gì?

Kent hiểu rằng đại đa số các bạn thắc mắc “không biết vẽ có học thiết kế đồ họa được không?” vẫn còn đang học THPT và có định hướng theo nghề thiết kế đồ họa, đang mon men tìm hiểu về ngành.

 

Số ít còn lại là các bạn đang học ngành khác không thấy phù hợp và muốn chuyển hướng sáng thiết kế đồ họa cũng bắt đầu tìm hiểu về ngành được ví là “hái ra tiền” này.

 

Chính vì vậy, khoảng 90% trong số các bạn còn khá mơ hồ về thiết kế đồ họa số, dễ dàng nhầm lẫn giữa 2 khía cạnh thiết kế và nghệ thuật. Để rồi khi ai đó nói nhỏ vào tai bạn “Học thiết kế mà không biết vẻ thì chỉ có vứt…” Bạn hoang mang, lo lắng, thậm chí là bất an, không tự tin để học…

 

Yên tâm vì có Kent đây rồi. Thực tế giữa thiết kế và nghệ thuật có điểm chung giao thoa đó là cái đẹp, đòi hỏi tư duy thẩm mỹ và khả năng sáng tạo để truyền tải thông điệp đến người xem tốt nhất. Tuy nhiên bản chất của thiết kế không phải là làm nghệ thuật. Để dễ hình dung, bạn có thể so sánh về yêu cầu thành phẩm của 2 bên. Nếu như nghệ thuật mang nặng tính chất trừu tượng, chẳng hạn không phải ai cũng hiểu được nhiều tầng lớp ý nghĩa các bức tranh của Van Gogh. Thì ngược lại với thiết kế chủ yếu phục vụ tính chất thương mại, cần đáp ứng yêu cầu của khách hàng, do đó cần rõ ràng và càng dễ hiểu càng tốt.

 

Bạn có thể hình dung thiết kế đồ họa số là các poster mà bạn thấy trên đường, xe buýt, rạp xem phim. Còn mỹ thuật hội họa là các tác phẩm nghệ thuật, hình vẽ truyện tranh, trên tạp chí, bao bì, sách.

 

 

 

Chính vì lẽ đó, với nghệ thuật đòi hỏi kỹ năng vẽ tốt. Trong khi đó với thiết kế, phần lớn các bạn sẽ sử dụng công cụ và phần mềm. Lúc này kỹ năng vẽ phục vụ mục đích chính là phác thảo ý tưởng, sản phẩm (logo, khung sườn website; storyboardl wireframe…) của mình cho khách hàng dễ hình dung hoặc phục vụ cho hoạt động teamwork tốt hơn, mọi người hiểu ý nhau, dễ dàng làm việc. Nếu trường hợp sản phẩm cần đến hình ảnh vẽ tay đẹp, lúc này designer sẽ làm việc với illustrator, chứ không phải sẽ “ôm” hết như nhiều bạn vẫn tưởng đâu nha!

 

Tóm lại, kỹ năng vẽ đối với designer là không bắt buộc, chỉ dừng lại ở vai trò BỔ TRỢ, có thì tốt, không có cũng chẳng sao, vì rõ ràng nó không phải là yếu tố cốt lõi quyết định bạn có trở thành designer hay không.

 

2/ Để trở thành một Graphic Designer bạn trang bị những gì?

 

Thiết kế đồ họa là ngành đòi hỏi lớn về kỹ năng thực hành được xây dựng dựa trên nền tảng kiến thức, tư duy thẩm mỹ. Chính vì lẽ đó, “Không biết vẽ có học thiết kế đồ họa được không?” Chắc chắn là có. Vì vẽ không phải là kỹ năng cốt lõi. Muốn trở thành một Graphic Designer bạn cần trang bị tốt 5 yếu tố cơ bản dưới đây.

 

Làm chủ được các công cụ, phần mềm thiết kế

 

Với thiết kế đồ họa số, công cụ và phần mềm thiết kế chính là những thứ bạn sẽ sử dụng hằng ngày như “cơm bữa” để tạo ra các sản phẩm như banner, poster, bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế baner website, hình ảnh bài seo, dựng video… Chính vì vậy, muốn làm Desginer bạn nhất định phải thành thạo các công cụ, phần mềm đồ họa số như Photoshop, Illustrator, Indesign, Premiere…

Nắm được các quy tắc cơ bản trong thiết kế

 

Thiết kế là công việc đòi hỏi sự sáng tạo, tuy nhiên để sáng tạo bạn cần nắm được các nguyên tắc về bố cục, màu sắc để hình thành các tác phẩm đẹp mắt, thân thiện nhất với người dùng. Một số quy tắc cơ bản mà designer cần nắm như tính đối xứng, line, tỷ lệ kích thước, sắc màu, tính cân bằng, độ tương phản, hệ thống cấp bậc, Typography (nghệ thuật sắp đặt và ghép chữ)…

Kỹ năng ngoại ngữ

 

Mặc dù không cần ngoại ngữ bạn vẫn có thể trở thành một designer. Tuy nhiên vì đa số các phần mềm đều sử dụng tiếng Anh, do đó nếu ngoại ngữ tốt bạn sẽ học và sử dụng thành thạo các phần mềm nhanh hơn. Đặc biệt, ngoại ngữ sẽ là nền tảng để bạn tìm kiếm tài liệu học tập từ nước ngoài để nâng cao tay nghề, trình độ, từ đó dễ dàng thăng tiến, tìm kiếm được các công việc với mức lương cao.

 

Xây dựng được tư duy thẩm mỹ tốt

 

Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng. Nếu như với phần mềm bạn chỉ cần vài tuần, thậm chí vài ngày để sử dụng thành thạo thì với tư duy thẩm mỹ đòi hỏi bạn phải được xây dựng và rèn dũa từng bước, từng ngày trong thời gian dài. Từ việc học tại trường cho đến thời gian tích lũy kinh nghiệm.

Tính kỹ luật và thái độ chuyên nghiệp

 

Thiết kế đồ họa là ngành đòi hỏi sự sáng tạo, do đó bạn có thể không bị bó buộc về thời gian và không gian làm việc. Chẳng hạn bạn có thể làm ở nhà, làm đêm thay vì làm ngày, làm ở quán cà phê hay bất cứ đây. Tuy nhiên đi kèm sự thoải mái này đòi hỏi bạn phải xây dựng được thái độ làm việc chuyên nghiệp cùng tính kỹ luật cao nhằm đảm bảo không trễ deadline. Chỉ có vậy bạn mới đi lâu dài và thăng tiến với nghề.

 

3/ Không biết vẽ có học thiết kế đồ họa ở các trường đại học được không? 

 

Đại học là con đường nhiều bạn nghĩ đến nhất để trở thành Graphic Designer. Tuy nhiên các chuyên ngành thiết kế đồ họa tại các trường đại học như Kiến Trúc, Mỹ Thuật… chỉ tuyển sinh khối H, nghĩa là bạn cần biết vẽ, thậm chí là vẽ tốt để vượt qua các thí sinh khác, trường càng có tiếng thì tỷ lệ chọi càng cao.

 

Vậy nếu bạn không biết vẽ thì làm thế nào để trở thành Graphic Designer?

 

Một là bạn phải đi học vẽ cấp tốc. Phương án thứ 2 đó là bạn chọn các trường xét tuyển bằng THPT, thường sẽ là các trường cao đẳng. Nghe đến cao đẳng phần đông các bạn sẽ sợ không xin được việc. Thực tế hiện nay nói chung và ngành thiết kế đồ họa nói riêng, học gì, ở đâu, bằng cấp đại học hay cao đẳng, trung cấp không quan trọng bằng việc bạn làm được gì cho doanh nghiệp, người tuyển dụng bạn.

 

Chính vì vậy, với ngành đòi hỏi kỹ năng như thiết kế đồ họa, bạn cần xây dựng được lộ trình học tập rõ ràng, càng cụ thể, đặc biệt rút ngắn được thời gian càng tốt. Chẳng hạn, nếu bạn không biết vẽ, ban có thể:

 

  • B1: Chọn học tại trường chất lượng quốc tế (thường thì trường quốc tế sẽ chú trọng kỹ năng thực hành và ngoại ngữ cao hơn) không thi tuyển năng khiếu vẽ.

  • B2: Xây dựng nền tảng kiến thức chuyên ngành vững vàng, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp tại trường, tại nhà. Có thể học thêm các kỹ năng vẻ ở ngoài vào buổi tối nếu muốn bổ trợ kỹ năng.

  • B3: Sau hi vững tay nghề, bạn có thể nhận các job để làm tại nhà ngay khi còn đi học để nâng cao tay nghề, tạo được profolio tốt sau khi ra trường. 

  • B4: Apply vào các doanh nghiệp để học tập và tích lũy kinh nghiệm, định hướng được thế mạnh và hướng đi cụ thể trong ngành.

  • B5: Phấn đấu để thăng tiến vươn xa hơn, sở hữu

    mức lương khủng

    hằng mơ ước.

 

Kết luận: “Không biết vẽ có học thiết kế đồ họa được không?” Chắc chắn là CÓ. Bạn hoàn toàn có thể trở thành Graphic Designer nếu đam mê và nỗ lực đủ lớn. Thay vì quan tâm đến miệng đời, hãy tập trung để hiểu rõ bản thân cần gì, muốn gì và phải làm gì để chinh phục được ước mơ. Đó mới là điều quan trọng. Cảm ơn các bạn đã đọc bài. Để biết nhiều hơn các thông tin về tuyển sinh, các kiến thức ngành nghề, đừng quên follow webiste cũng như fanpage của Kent.

Rate this post

Viết một bình luận