Không gian văn hóa Nhật Bản tại “Công viên Hữu nghị Việt – Nhật” trên sông Tô Lịch có gì đặc biệt?

Hệ thống hầm ngầm sông Tô Lịch sẽ ‘giải quyết’ tình trạng ngập trên toàn thành phố Hà Nội như thế nào?

Hệ thống hầm ngầm sông Tô Lịch sẽ ‘giải quyết’ tình trạng ngập trên toàn thành phố Hà Nội như thế nào?

GiadinhNet – Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, việc thay đổi chức năng sông Tô Lịch theo hướng trở thành một tuyến cảnh quan trong đô thị và chức năng thoát nước thay bằng hệ thống hầm ngầm dọc sông, xác định trong quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt. Đây là cơ sở để sông Tô Lịch tăng khả năng thoát nước lưu vực cho trận mưa lên đến 500mm.

Như chuyên trang Gia đình & Xã hội đã thông tin, trước đó, sông Tô Lịch được đề xuất hồi sinh và cải tạo thành công viên Lịch sử – Văn hóa – Tâm linh (hay còn gọi là Công viên Hữu nghị Việt Nhật) kết hợp xây dựng các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập, cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch.

Dự án không chỉ được kỳ vọng là giải quyết tình trạng ngập trên toàn thành phố với trận mưa lên đến 500mm, mà còn tái hiện, ghi lại những dấu mốc trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản.

Video: Không gian văn hóa Nhật ghi lại những dấu mốc trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản trên phối cảnh 3D. 

Thông tin cụ thể về vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn môi trường Việt Nhật JVE (đơn vị đề xuất) cho biết, cho biết, ngày 21/9/1973, hai nước Việt – Nhật đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.

Ngày nay, Việt Nam và Nhật Bản là những người bạn, đối tác thân thiết, tin cậy của nhau trên nhiều lĩnh vực.

Ông Tuấn Anh cho biết, để hướng tới hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản và mong muốn trong tương lai có một không gian đậm chất văn hóa Nhật Bản cùng những thiết chế văn hóa ghi lại những dấu mốc trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, tại khu vực đầu nguồn thuộc Thời đại Hồ Chí Minh, dự án đề xuất dự kiến xây dựng không gian văn hóa Nhật Bản mang đậm nét Tình hữu nghị Việt -Nhật, tạo nên không gian Công viên Hữu nghị Việt – Nhật hết sức độc đáo.

Cụ thể, tại khu vực tranh ảnh gồm có những hình ảnh về các chuyến thăm giữa các lãnh đạo hai nước, kèm theo đó là hình ảnh liên quan đến các dấu mốc kỷ niệm 5, 10, 15,… 45 năm quan hệ ngoại giao Việt – Nhật từ năm 1973 đến nay;

Kèm theo đó là hình ảnh ngoại giao nhân dân hai nước, hình ảnh các Lễ hội hoa Festival Anh đào tổ chức hàng năm tại Việt Nam, hình ảnh các Lễ hội Festival Ẩm thực Việt Nam tổ chức tại Nhật Bản lần đầu cho đến nay;

Hình ảnh các Dự án hạ tầng cốt yếu của Việt Nam (Cầu Nhật Tân, Sân bay Nội Bài, Metro Bến Thành – Suối Tiên…) có sử dụng nguồn vốn ưu đãi ODA do JICA (Nhật Bản) đã xây dựng, hỗ trợ Việt Nam…

Tại khu thực thể là mô hình Chùa vàng Kinkakuji tại Cố đô Kyoto, Nhật Bản. Đây là Di sản văn hóa thế giới. Chùa vàng Kinkakuji – điểm đến thu hút số 1 cố đô Kyoto – nơi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, nơi thu hút hàng triệu du khách du lịch Nhật Bản ghé thăm hàng năm.

Mô hình Cổng trời Torii tại đền Itsukushima, Miyajima. Đây là Di sản văn hóa thế giới nổi tiếng tại đảo Miyajima, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản và còn là địa điểm mà du khách nước ngoài rất yêu thích khi tới Nhật Bản.

Ngôi đền nổi tiếng này có lịch sử hơn 1.400 năm, được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1996. Đây cũng là 1 trong 10 điểm đến yêu thích nhất của du khách nước ngoài khi tới Nhật Bản.

Mô hình Khu vườn Nhật Bản, hồ cá Koi. Khu vườn Nhật Bản với cây cầu gỗ màu đỏ, suối và hồ cá Koi, vườn thiền, đèn đá, tùng la hán, chòi gỗ ngồi uống trà,… tái hiện tại khu không gian văn hóa Nhật Bản.

Mô hình thực thể Chùa Cầu Hội An (Cầu Nhật Bản) nhằm tái hiện mối quan hệ giao lưu Việt Nam – Nhật Bản đã bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước, thời chính quyền Mạc phủ Tokugawa phái cử những Shuinsen (Châu ấn thuyền) sang buôn bán ở Hội An – giờ đây đã trở thành Di sản Văn hóa thế giới – nơi có Chùa Cầu (Cầu Nhật Bản).

Chùm ảnh ghi lại không gian văn hóa Nhật tại sông Tô Lịch trên phối cảnh 3D:

Phối cảnh biển tên Công viên Lịch sử – Văn hóa – Tâm linh Tô Lịch (Công viên Hữu nghị Việt – Nhật) bằng song ngữ Nhật, Việt tại đầu nguồn sông Tô Lịch (đường Hoàng Quốc Việt).

Phối cảnh 3D tổng thể của Không gian văn hóa vườn Nhật Bản tại Công viên Hữu nghị Việt – Nhật trên sông Tô Lịch.

Phối cảnh mô hình Chùa vàng Kinkakuji – điểm đến thu hút số 1 tại cố đô Kyoto, Nhật Bản. Nơi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, nơi thu hút hàng triệu du khách du lịch ghé thăm hàng năm.

Phối cảnh Cổng trời Torii tại đền Itsukushima, Miyajima – Di sản văn hóa thế giới nổi tiếng tại đảo Miyajima, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản trên sông Tô Lịch.

.Phối cảnh 3D của Không gian văn hóa Nhật Bản tại Công viên Hữu nghị Việt – Nhật trên sông Tô Lịch (phần công trình phía trên được xây nổi và nước sông Tô Lịch vẫn chảy bình thường ở dưới).

Phối cảnh khu vườn Nhật Bản với cây cầu gỗ màu đỏ, suối và hồ cá Koi, vườn thiền, đèn đá, tùng la hán, chòi gỗ ngồi uống trà… tái hiện tại khu không gian văn hóa Nhật Bản trên sông Tô Lịch.

Phối cảnh 3D của Không gian văn hóa Nhật Bản tại Công viên Hữu nghị Việt – Nhật trên sông Tô Lịch.

Mô hình Chùa Cầu Nhật Bản

Mô phỏng hình ảnh khu rửa tay sạch sẽ trước khi vào đền Meiji Jingu tại Tokyo

Mô phỏng hình ảnh các loại hũ rượu sake độc đáo của Nhật Bản tại đền Meiji Jingu, Tokyo

Phối cảnh 3D ảnh các công trình hạ tầng cốt yếu của Việt Nam được xây dựng bằng nguồn vốn ưu đãi ODA của Chính phủ Nhật Bản tại Công viên Hữu nghị Việt – Nhật trên sông Tô Lịch

Đại diện lãnh đạo JVE Group cho biết, ngoài những thiết chế văn hóa kể trên, dự án cũng dự kiến xây dựng khu vực tượng đài tái hiện lại những vĩ nhân và khu vực văn bia đá ngàn năm để ghi nhớ công đức các vĩ nhân, doanh nhân đóng góp vào mối quan hệ hữu nghị 2 nước. Tuy nhiên, 2 đề xuất này phải có ý kiến từ Hội đồng thẩm định quốc gia.

Trước đó, ngày 20/5/2022, Văn phòng UBND Thành phố đã có Thông báo số 218/TB-VP thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn.

Trong đó, ông Dương Đức Tuấn giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan Khẩn trương báo cáo UBND Thành phố về đề xuất ý tưởng “Xây dựng hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm và cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử – Văn hóa – Tâm linh”.

Đồng thời, đề xuất định hướng giải pháp quy hoạch cải tạo tổng thể sông Tô Lịch; báo cáo UBND Thành phố.

Về nguồn vốn thực hiện Dự án, dự kiến đề xuất chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi ODA của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và một phần vốn đối ứng trong nước (vốn ngân sách Trung ương), một số nguồn tài chính khác.

Thời gian dự kiến thực hiện:

– Tháng 9/2023 (mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản): Phấn đấu mục tiêu đàm phán, hoàn thiện các thủ tục liên quan, tiến tới ký kết Hiệp định vay vốn.

– Năm 2030 (mốc kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng): Đặt mục tiêu hoàn thành toàn bộ hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm ở phía dưới và “Công viên Lịch sử – Văn hóa – Tâm linh Tô Lịch (Công viên Hữu nghị Việt – Nhật) ở phía bên trên Sông Tô Lịch.

‘Biến’ sông Tô Lịch thành công viên lịch sử, văn hóa, tâm linh có hệ thống ngầm chống ngập và cao tốc ngầm sẽ thay đổi “bộ mặt” Thủ đô?

‘Biến’ sông Tô Lịch thành công viên lịch sử, văn hóa, tâm linh có hệ thống ngầm chống ngập và cao tốc ngầm sẽ thay đổi “bộ mặt” Thủ đô?

GiadinhNet – Thời gian gần đây, dự án về cải tạo sông Tô Lịch thành công viên Lịch sử – Văn hóa – Tâm Linh kết hợp xây dựng các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập, cao tốc ngầm dọc sông, đang nhận được sự quan tâm của các chuyên gia đầu ngành về nước, môi trường, kiến trúc, quy hoạch, mỹ thuật, phong thủy… và đặc biệt là dư luận Thủ đô – những hộ dân sinh sống dọc tuyến sông Tô Lịch.

Rate this post

Viết một bình luận