1. Cảm xúc là gì?
Cảm xúc là sự rung động trong lòng về một mặt nhất định của con người đối với các hiện tượng nào đó của hiện thực, với người khác và với bản thân.
(Từ điển Tiếng Việt)
2. Thế nào là kiểm soát cảm xúc (Làm chủ cảm xúc)?
Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó, hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điểu chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp.
Đôi khi con người không hành động theo lí trí mà hành động theo cảm xúc. Những cảm xúc tích cực có thể giúp bạn lạc quan và hạnh phúc trong cuộc sống, nhưng có những cảm xúc tiêu cực có thể dễ dàng phá huỷ những mối quan hệ xung quanh và đôi khi lại làm tổn thương chính bản thân bạn. Vậy bạn nên làm gì với những cảm xúc ấy? Bạn không thể làm cho chúng không xuất hiện nhưng bạn có thể kiểm soát chúng. Đó là cách làm chủ cảm xúc để vui sống mỗi ngày.
3. Tầm quan trọng của kĩ năng kiểm soát cảm xúc
- Kiểm soát cảm xúc góp phẩn giảm căng thẳng; biết suy nghĩ và ứng phó
một cách tích cực trong mọi tình huống. - Giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn.
- Giải quyết mâu thuẫn một cách hài hoà và mang tính xây dựng hơn.
- Giúp ra quyết định và giải quyết vấn đê’ tốt hơn.
- Duy trì được trạng thái cần bằng, không làm tổn hại sức khoẻ.
- Xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ trong quá trình giao tiếp, nhất là trong các buổi đàm phán, thương lượng. Khi bạn để cảm xúc tiêu cực kiểm soát mình, lí trí của bạn bị che mờ, làm giảm khả năng ứng xử khôn ngoan trong giao tiếp, dẫn đến có những lời nói, hành động không hợp lí.
4. Kiểm soát cảm xúc là như thế nào?
a. Cảm xúc buồn
Đôi khi, bạn gặp một chuyện gì đó không như ý muốn, không được thuận lợi suôn sẻ, mặc dù bạn đã cố gắng hết sức. Vậy tâm trạng bạn lúc này thế nào? Bạn rất buồn, bạn muốn khóc? Nếu không muốn nhận được những lời nhận xét không hay của mọi người, thì bạn phải cố gắng kiềm chế cảm xúc. Bạn đừng khóc trước mặt mọi người, vì như vậy cũng không giúp bạn giải quyết được việc, mà có thể sẽ khiến bạn hối hận sau này. Việc làm cần thiết nhất là nhanh chóng rời khỏi những nơi đông người ồn ào, đi dạo ở những nơi không khí trong lành, hít thở sâu và đều, như vậy sẽ khiến đầu óc bạn thư thái hơn. Lúc này, bạn có thể giải toả nỗi buồn theo cách nào đó, miễn là bạn cảm thấy khá hơn. Nhưng sau đó, hãy tiếp tục bước tiếp vế phía trước, không được nản chí và chùn bước.
b. Cảm xúc căng thẳng (stress) và lo lắng
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta phải đối mặt với những căng thẳng. Sự căng thẳng có nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như: Cảm thấy áp lực khi phải đến trường, bởi đó là nơi bạn vừa phải tập trung cao độ để tiếp thu kiến thức, vừa phải cạnh tranh với bạn bè hoặc phải luôn cố gắng thực hiện tốt các yêu cầu được giao; … Vì thế, bạn sẽ thấy mệt mỏi, buồn chán, học hành sa sút. Bố mẹ đôi khi còn tạo thêm áp lực bằng việc đem bạn ra so sánh với bạn bè, la mắng khi bạn bị điểm thấp hoặc yêu cầu bạn làm tốt mọi thứ.
Trước tiên, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng bắt nguồn từ đâu. Có phải bạn căng thẳng do không thể hoàn thành bài vở đúng hạn? Bạn không thể giải quyết khó khăn vì không có năng lực hay chỉ đơn giản vì bạn không hứng thú với việc học?… Từ đó, bạn sẽ đưa ra giải pháp phù hợp với từng tình huống để tìm được cân bằng trong cuộc sống và học tập. Lúc này, thay vì dành thời gian vò đầu bứt tóc, than thở, lo lắng thì bạn hãy cố gắng hoàn thành công việc một cách nỗ lực nhất. Bạn cũng nên nhớ căng thẳng
nhiều sẽ không tốt, nhưng đôi khi có một chút căng thẳng lại là động lực thúc đẩy bản thân cố gắng hơn nữa.
c. Cảm xúc tức giận
Cảm xúc này thì hầu như ai cũng trải qua, không ít thì nhiều, trong cuộc sống, chúng ta đều có lúc tức giận. Trước hết, tâm lí này xuất hiện khi ta bị xúc phạm đến danh dự hay thân thể. Chẳng hạn, mỗi ngày bạn soi gương và thấy mình xứng đáng là hoa khôi của trường, nhưng bỗng nhiên ai đó chê bạn xấu xí, do quá coi trọng hình thức, bạn sẽ bực bội, khó chịu và nổi giận, cảm giác mất bình tĩnh cứ trào lên. Hoặc trong một cuộc tranh luận nào đó, bạn bị ai tát một cái vào má. Cảm giác bị tát là cảm giác bị xúc phạm thân thể một cách thô thiển và bạn không thể nào không nổi giận.
Khi bạn bị xúc phạm danh dự, chẳng hạn bị ai đó nói xấu, đổ oan, thậm chí nói bạn là kẻ cắp, là kẻ gian, bạn cũng sẽ nổi đoá lên.
Giận dữ không kiểm soát có thể dẫn đến tranh cãi, đánh lộn, bạo hành, tấn công và tự hại chính mình. Nếu không giải toả được thì sự giận dữ thường biến thành trầm cảm và lo âu. Một số người còn trút sự tức giận của họ lên những sinh vật vô tội, chẳng hạn như trẻ em hoặc thú nuôi.
Trong những tình huống như vậy, bạn cần hết sức bình tĩnh. Với một thái độ chân thành, bạn cần lên tiếng cho họ biết quan điểm của mình và nếu cần thì tìm biện pháp để đối phó nhưng tuyệt đối không gây bạo lực. Bạn có thể nghĩ rằng những cảm giác tức giận này không hề có giá trị gì cả, chúng cũng sẽ qua đi rất nhanh và không có lí do gì để ta phải gây rắc rối vì nó. Hãy mỉm cười với bản thân, đồng thời cho rằng mọi thứ không có gì là quá nghiêm trọng cả, như vậy cảm xúc nóng giận sẽ qua rất nhanh.
d. Cảm xúc vui
Bạn đạt điểm cao trong một kì thi tuyển, bạn được một phần thưởng, bạn được tặng một vật gì đó mà bạn rất ưa thích,… tất cả điểu này đều khiến bạn vui, và bạn sẽ thể hiện sự vui mừng, phấn khích đến nỗi ngay lúc đó bạn chỉ muốn hét to cho mọi người cùng biết, hay tự dưng ôm chầm một người nào đó. Tất cả những điều bạn muốn làm là chia sẻ cảm xúc vui mừng trong bạn. Điều này không xấu nhưng bạn vẫn phải biết cách kiềm chế, bởi hành động quá khích đôi khi sẽ gây ra tác động không tốt, thậm chí còn ảnh hưởng nhiều tới người khác bởi sự quá khích đó.
Để thành công trong cuộc sống, bạn phải tập cân bằng và chế ngự được cảm xúc, không nên để cảm xúc điều khiển mình. Kiểm soát cảm xúc là điều thực hiện không dễ dàng, đòi hỏi bạn phải vượt qua chính mình, cần sức mạnh của ý chí, bạn nên cố gắng rèn luyện nó. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc sẽ giúp bạn vượt qua được những khó khăn trong cuộc sổng và vươn tới thành công.
Nguồn: Sưu tầm