Hàn kiều ở nước ngoài là gì?
Là “Hàn kiều ở nước ngoài” và ” “Hàn kiều có quốc tịch nước ngoài” đã nhập cảnh với
tư cách lưu trú của Hàn kiều ở nước ngoài (F-4), muốn được áp dụng 「Pháp luật liên quan đến xuất nhập
cảnh và vị trí pháp luật của Hàn kiều ở nước ngoài」
- “Công dân ở nước ngoài” tức là công dân Đại Hàn Dân Quốc nhưng đã được cấp quyền thường trú tại nước ngoài hoặc đang cư trú tại nước ngoài với mục đích thường trú
- Người đã được cấp quyền thường trú tại nước ngoài là người được quốc gia cư trú cấp quyền thường trú hoặc tư cách lưu trú dài hạn với mục đích cư trú tương đương (Mục 1 điều 2 Lệnh thi hành Luật Hàn kiều ở nước ngoài)
- Người cư trú tại nước ngoài với mục đích thường trú là người di trú sang nước ngoài theo quy định tại Điều 2 Luật di trú nước ngoài và chưa được cấp quyền thường trú từ quốc gia cư trú (Mục 2 điều 2 Lệnh thi hành Luật Hàn kiều ở nước ngoài)
- “Hàn kiều có quốc tịch nước ngoài” là người đã từng sở hữu quốc tịch của nước Đại Hàn Dân Quốc hoặc người có quan hệ trực hệ với người như trên, đã được nhập tịch ở nước ngoài và tương ứng với các trường hợp dưới đây :
- Người đã từng sở hữu quốc tịch của nước Đại Hàn Dân Quốc (bao gồm cả Hàn kiều di trú sang nước ngoài trước khi thành lập chính phủ Đại Hàn Dân Quốc) và đã được nhập tịch ở nước ngoài (Mục 1 điều 3 Lệnh thi hành Luật Hàn kiều ở nước ngoài)
- Người có bố hoặc mẹ, hay ông hoặc bà đã từng sở hữu quốc tịch của nước Đại Hàn Dân Quốc (bao gồm cả Hàn kiều di trú sang nước ngoài trước khi thành lập chính phủ Đại Hàn Dân Quốc) và đã được nhập tịch ở nước ngoài (Mục 2 điều 3 Lệnh thi hành Luật Hàn kiều ở nước ngoài)
Thời hạn khai báo của Hàn kiều ở nước ngoài
- Việc khai báo nơi cư trú tại Hàn Quốc không phải là nghĩa vụ bắt buộc nên về nguyên tắc thì không có giới hạn về thời hạn khai báo
- Tuy nhiên, trong trường hợp Hàn kiều có quốc tịch nước ngoài không khai báo nơi cư trú tại Hàn Quốc thì phải đăng ký người nước ngoài trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh theoquy định tại điều 31 Luật quản lý xuất nhập cảnh.
- Người được cấp tư cách lưu trú Hàn kiều ở nước ngoài (F-4) hoặc được cấp phép thay đổi theo Luật quản lý xuất nhập cảnh thì phải khai báo nơi cứ trú khi được cấp phép
Phương pháp khai báo
Bản thân chuẩn bị các hồ sơ đệ trình dưới đây rồi trình lên phòng quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền ở nơi cư trú là được. (Không được nhờ người khác xin thay)
Hồ sơ đệ trình
Hồ sơ đệ trình khi khai báo nơi cư trú đối với Hàn kiều ở nước ngoài
Trong trường hợp nhận định là cần thiết trong quá trình thẩm tra thì có thể tăng giảm số lượng hồ sơ đệ trình.
Hồ sơ đệ trình chung
- Hộ chiếu hoặc giấy phép nhập cảnh của người nước ngoài và bản sao hộ chiếu (mặt có thông tin cá nhân và ảnh)
- 1 tấm ảnh (3.5cm×4.5cm)
- Lệ phí: 10,000won (Tem thuế chính phủ)
Công dân ở nước ngoài
- Đơn khai báo nơi cứ trú tại Hàn Quốc của công dân ở nước ngoài
- Giấy chứng nhận cơ bản
- Giấy chứng nhận quan hệ gia đình (Người cần xác nhận quan hệ gia đình)
- Bản sao (ngoại trừ người sinh ra và có quyền thường trú tại nước ngoài)
- Bản sao quyền thường trú của nước cư trú hoặc hồ sơ chứng minh đã được cấp tư cách cư trú dài hạn với mục đích thường trú
Hàn kiều có quốc tịch nước ngoài
- Đơn khai báo nơi cứ trú tại Hàn Quốc của Hàn kiều có quốc tịch nước ngoài
- Giấy chứng nhận cơ bản đã bị hủy do mất quốc tịch (trường hợp bị hủy kể từ sau 1.1.2008) hoặc Bản sao hủy quốc tịch được biểu thị là mất quốc tịch (trường hợp hủy quốc tịch trước 1.1.2008) hoặc giấy xác nhận tiếp nhận khai báo mất quốc tịch (do cơ quan công quyền sở tại nước ngoài cấp)
- Hàn kiều không có giấy chứng nhận cơ bản hoặc bản sao hủy quốc tịch thì đệ trình giấy chứng nhận công dân cư trú, sổ hộ khẩu để chứng minh mình là Hàn kiều, còn Hàn kiều ở Liên Xô cũ thì đệ trình giấy chứng nhận, hộ chiếu, v.v… để chứng minh mình là Hàn kiều.
- Bản sao tư cách lưu trú là Hàn kiều ở nước ngoài (F-4)