Trước khi tìm hiểu tác hại của kim loại nặng trong nước, chúng ta cần hiểu được kim loại nặng là gì. Theo các chuyên gia, kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3, có số nguyên tử cao và thường thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng. Kim loại nặng được chia làm 3 loại: Các kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co, Sn,…), những kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru,…), các kim loại phóng xạ (U, Th, Ra, Am,…). Ở dạng nguyên tố thì kim loại nặng không có hại, nhưng khi tồn tại ở dạng iON thì kim loại nặng lại rất độc với sức khỏe. Tùy theo đặc tính, mức độ độc hại mà mức cho phép có trong nước của mỗi loại kim loại nặng là khác nhau.
Kim loại nặng trong nước có thể ảnh hường xấu đến sức khỏe
1.1 Chì (Pb) tác động xấu đến hệ thần kinh
Chì (Pb) là nguyên tố hóa học có độc tính cao đối với sức khỏe, tác động lên hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, khả năng ghi nhớ và chỉ số thông minh (IQ)… Tùy theo mức độ nhiễm độc, người bệnh có thể bị đau bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, thậm chí là tử vong.
Chì xâm nhập vào cơ thể qua nước uống, không khí và thức ăn bị nhiễm chì. Đáng nói, chì khó bị đào thảo mà tích tụ theo thời gian rồi mới gây độc. Kim loại này tích tụ ở xương, kìm hãm quá trình chuyển hóa canxi và vitamin D. Theo chuyên trang về sức khỏe và giáo dục cộng đồng Health Sina, nhiễm độc chì ảnh hưởng đến trẻ em nặng nề hơn so với người trưởng thành, đặc biệt là với trẻ dưới 6 tuổi bởi lúc này khả năng thải độc chưa hoàn chỉnh, hệ thần kinh còn non yếu. Chỉ cần một lượng nhỏ chì đi vào cơ thể, trẻ cũng có thể mắc di chứng vĩnh viễn và cần rất nhiều thời gian để phục hồi.
Nhiễm độc kim loại nặng chì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Với phụ nữ mang thai, chì có thể vượt qua nhau thai và phơi nhiễm vào thai nhi gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng như tăng nguy cơ sinh non, hạn chế sự phát triển của thai nhi.
Một trong những nguyên nhân khiến nước sinh hoạt bị nhiễm chì xuất phát từ hệ thống đường ống dẫn nước. Sau khi trải qua quá trình xử lý, nước máy có thể đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu đường ống dẫn nước của quốc gia, địa phương hoặc từng hộ gia đình được làm từ hợp kim chứa chì, sau một thời gian sử dụng bị xuống cấp sẽ dẫn đến nguy cơ chì bị thôi nhiễm vào nước, khiến nước máy có khả năng tái nhiễm chì.
Không giống như nhiều chất khác, chì không thể bị loại bỏ khỏi nước bằng cách đun sôi. Chính vì vậy, việc ngăn chặn chì nhiễm vào nước là điều rất quan trọng.
Tiêu chuẩn tối đa cho phép theo WHO nồng độ chì trong nước uống là 0,05 mg/ml.
Xem thêm: Nước ion kiềm là gì? Công dụng ra sao