Kính cho người cận thị là một trong những biện pháp tối ưu và chi phí thấp giúp người bị cận có tầm nhìn rõ hơn. Cận thị là một bệnh lý về mắt rất phổ biến, nhất là với đối tượng học sinh và nhân viên văn phòng. Người bị cận thị nhìn rõ vật ở gần nhưng gặp khó khăn khi nhìn vật ở xa.
Kính cho người cận thị là sự dụng một thấu kính phân kỳ để điều chỉnh giúp hình ảnh hội tụ đúng trên võng mạc. Hiện nay có rất nhiều loại kính cho người bị cận khiến bệnh nhân khó chọn lựa. Tham khảo bài viết sau đây giúp các bạn tìm hiểu các loại kính cho người cận thị và những điều cần biết trước khi sử dụng kính.
Cận thị bao nhiêu độ thì nên đeo kính
Một số bạn cận thị cho rằng khi cận thị nặng thì mới nên đeo kính. Tuy nhiên điều này không đúng. Cận thị dù độ nhỏ (>= 0,75 độ) cũng ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày. Vậy cận thị bao nhiêu độ thì nên đeo kính?
- 0,25 độ là độ cận thị nhỏ nhất. Với độ cận thị này không ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống hàng ngày. Nếu chỉ 0.25 độ thì bạn hoàn toàn không cần đeo kính
- 0,50 độ sẽ chỉ khiến bạn nhìn xa mờ hơn một chút, với độ cận này nhiều người vẫn nhìn tốt mà không cần đeo kính.
- 0,75 độ là mức cận thị mà bạn nên đeo kính để tránh ảnh hưởng tới công việc hàng ngày.
- 1.00 độ sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi nhìn xa. Những người cận 1 độ trở lên bắt buộc phải đeo kính nếu làm các công việc đòi hỏi tầm nhìn như lái xe, công an…
- 1,50 độ bạn nên đeo kính để tránh ảnh hưởng tới công việc hàng ngày
- 2,00 độ là số độ bắt buộc đeo kính khi học tập và làm việc.
Tuy nhiên nhu cầu đeo kính của từng người là khác nhau. Nếu bạn ở độ tuổi trung niên hay làm các công việc không đòi hỏi phải nhìn xa như văn phòng thì bạn không cần đeo kính trong suốt cả ngày.
Nếu cận từ 1-2 D chỉ nên dùng kính khi nhìn xa, không nên đeo kính trong suốt cả ngày. Vì như thế sẽ khiến mắt giảm khả năng điều tiết khi nhìn gần, lâu ngày sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào kính. Với những người phải làm việc nhiều, nên cho mắt thư giãn, nghỉ ngơi xen kẽ trong thời gian làm việc. Cứ 30 phút làm việc nên cho mắt nghỉ ngơi trong khoảng 1-2 phút.
Tại sao nên đeo kính khi bị cận thị
Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn. Nhiều người nói khi cận thị không đeo kính sẽ làm tăng độ cận, nhưng cũng có những ý kiến ngược lại. Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, người bị cận thị -2 độ trở lên nên đeo kính thường xuyên để giúp mắt nhìn rõ hơn. Trong trường hợp, những người bị cận ở tầm 1 độ trở xuống thì chỉ nên đeo kính khi làm việc đòi hỏi tầm nhìn xa.
Xem thêm: Cận thị không đeo kính có sao không
Những trường hợp cận nặng trên 3 độ, nếu không sử dụng kính cho người cận thị sẽ khiến mắt liên tục phải điều tiết để nhìn rõ hơn. Điều này dẫn đến việc độ cận tăng nhanh, nguy hiểm hơn có khả năng thoái hóa võng mạc.
Các chiết xuất khác nhau của mắt kính
Tác hại của việc đeo mắt kính không đúng cách
- Rất nhiều bạn trẻ khi đeo kính gặp các triệu chứng như nhức đầu, nhìn mờ, nhìn 2 hình, méo hình… Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do đeo kính không đúng độ, tròng kính kém chất lượng..
- Đeo kính sai độ có thể gây không thoải mái, không giải quyết được tình trạng cận thị hoặc nguy hiểm hơn có thể gây nhược thị.
- Đeo kính cao độ hơn độ cận có thể gây nhức đầu, chóng mặt do mắt phải điều tiết mạnh hơn.
- Kính lắp lệch tâm có thể gây nhức mắt, để lâu ngày có thể gây hiện tượng song thị.
- Gọng kính quá chật khi đeo sẽ ép vào 2 thái dương, gây khó chịu, không thoải mái. Càng kính và nơi 2 bên mũi cần được canh chỉnh chính xác để tránh hiện tượng tạo vết lõm hai bên mũi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Các loại kính cho người cận thị
Hiện nay có 2 loại kính chính cho người cận thị là kính gọng và kính áp tròng. Kính gọng được chia ra làm nhiều loại như kính cận đổi màu, kính mát cho người cận thị. Mỗi loại kính có một ưu nhược điểm khác nhau. Để lựa chọn loại kính nào tùy thuộc vào đặc tính nghề nghiệp và thẩm mỹ của từng người.
Kính gọng
Các loại mắt kính phổ biến (giá trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Kính gọng là phương pháp rẻ và phổ biến nhất điều trị tật khúc xạ. Có rất nhiều loại tròng kính khác nhau, tuy nhiên có 6 loại mắt kính cho người bị cận phổ biến.
Ưu điểm kính gọng
- Kính gọng giúp bạn không phải chạm trực tiếp tay vào mắt, tránh khả năng nhiễm trùng, cộm xốn, khó chịu
- Đeo kính gọng giúp hạn chế khả năng khô mắt
- Kính gọng tiết kiệm hơn kính áp tròng. Hầu hết kính áp tròng đều có thời hạn sử dụng nhưng kính gọng thì không. Bạn chỉ phải thay kính khi lỡ làm vỡ tròng kính hoặc khi tật khúc xạ thay đổi
- Đeo kính gọng không rắc rối như kính áp tròng. Cách bảo quản kính gọng cũng rất đơn giản, không rắc rối như kính áp tròng
- Gọng kính có thể phối cùng quần áo, tạo nên cá tính của bạn
- Kính gọng giúp bảo vệ mắt khỏi các tác hại từ môi trường như bụi, cát…
Nhược điểm của kính gọng
- Kính gọng do đeo gần mắt nên sẽ làm thị trường của bạn bị hẹp đi. Những người mới đeo kính thường gặp khó khăn khi quan sát tầm nhìn ngoại biên
- Một số người có gương mặt không hợp với kính gọng, sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ
- Khi cận thị nặng, cần đeo kính gọng với tròng kính dày. Như vậy sẽ làm mắt bạn nhìn nhỏ đi
- Kính gọng có thể bị mờ khi đi ngoài trời mưa, sương, ảnh hưởng đến tầm nhìn
- Một số người tham gia các môn thể thao đối kháng không thể đeo kính gọng.
Xem thêm: Cách lựa chọn kính bơi cho người cận thị
Kính áp tròng
Kính áp tròng chữa cận thị là loại kính nhỏ, đeo sát mắt. Kính áp tròng giúp chữa trị các tật khúc xạ của mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị…Có 2 loại kính áp tròng chính là kính áp tròng cứng và kính áp tròng mềm.
- Kính áp tròng cứng dành cho những người bị tật khúc xạ năng, thường được sử dụng trong thời gian dài
- Kính áp tròng mềm đều có hạn sử dụng: 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng…
Ưu điểm kính áp tròng
- Không bị nhòe, mất tầm nhìn khi đi trong thời tiết mưa hoặc sương mù
- Có khả năng thẩm mỹ cao, thích hợp với các bạn nữ
- Không tạo cảm giác khó chịu khi phải đeo kính
- Thị trường không bị hạn chế, bạn có thể thoải mái quan sát xung quanh
- Kính nằm trong mắt, nên không ảnh hưởng đến những người phải chơi các môn thể thao đối kháng hay hoạt động mạnh.
Nhược điểm kính áp tròng
- Đeo kính và vệ sinh không đúng cách có thể gây ra một số bệnh lý như viêm loét giác mạc, trầy xước giác mạc. Bệnh lý thường gặp nhất khi đeo kính áp tròng là bệnh biểu mô khi lớp ngoài cùng của giác mạc bị tổn thương.
- Do kính tiếp xúc trực tiếp với mắt nên cần được vệ sinh đúng cách và thường xuyên. Điều này có thể gây bất tiện với những người thường xuyên bận rộn.
- Liên tục đeo kính áp tròng trong thời gian dài có thể gây kích ứng mắt. Đặc biệt một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, khô mắt.
- Muốn đeo kính áp tròng chữa cận thị phải có một kinh nghiệm đeo kính nhất định. Kính khá khó sử dụng với những người lần đầu đeo.
Xem thêm: So sánh kính gọng và kính áp tròng
Cách sử dụng kính phù hợp
Khi đeo kính cho người bị cận cần chú ý một số điểm sau để tránh việc tăng độ trong khi vẫn đeo kính
- Sử dụng kính đúng độ cận: Dùng kính sai độ khiến mắt phải điều tiết mạnh hơn, điều này dẫn đến việc tăng độ nhanh hơn. Để đo chính xác độ của mắt cần đi đến những bệnh viện chuyên khoa để các bác sĩ kiểm tra.
- Chọn kính có gọng phù hợp: Gọng kính phải vừa vặn trên mắt để tránh kính bị trễ xuống khiến tâm hội tụ của hình ảnh không đúng võng mạc.
- Thời gian đeo kính và nghỉ ngơi xen kẽ: Những người cận thị nên có lịch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Nên áp dụng quy tắc 20-20-20 vào cuộc sống. Cứ 20 phút làm việc lại cho mắt nghỉ ngơi 20 giây bằng cách nhìn vào một vật cách xa khoảng 20 feet (gần 6m)
- Không thức khuya, làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng: Thức khuya khiến mắt thiếu thời gian nghỉ ngơi, làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, làm độ cận tăng nhanh hơn.
- Thay kính định kỳ. Với những người bị tật khúc xạ, 6 tháng một lần nên đi đo độ để biết sự tiến triển của độ nhằm thay kính đúng với độ khúc xạ của mắt
Những điều cần biết khi chọn mua mắt kính cận
Trước khi quyết định mua mắt kính cho người cận thị, bạn cần quan tâm đến một số vấn đề như độ cận, loại kính…
Bạn mua mắt kính đúng độ cận của mình: Đầu tiên bạn cần xác định đúng độ của mình. Hầu hết những người bị tật khúc xạ như cận thị hay viện thị đều bị loạn thị. Nên bạn cần đến những bệnh viện chuyên khoa uy tín để đo chính xác độ cận và độ viễn.
Chọn loại mắt kính có thương hiệu và xuất xứ rõ ràng: Nên lựa chọn những loại mắt kính có thương hiệu rõ ràng, như vậy thì có thể đảm bảo được chất lượng kính. Hiện nay một số hãng kính lớn của nước ngoài như Carl Zeiss của Đức, Essilor của Pháp, Hoya của Nhật, XPLens của Hàn Quốc… đều có nhà phân phối chính thức tại Việt Nam. Tránh mua những loại kính trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ gây hại cho mắt, tiền mất tật mang.
Việc lựa chọn kính cho người cận thị cần kỹ lưỡng, vì thế bạn nên chọn những bệnh viện mắt uy tín để đo và cắt kính. Ngoài ra nên đi khám định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra độ cận thị giúp điều chỉnh kính hợp lý.