Ký gửi là một mô hình kinh doanh không mới và đã rất nhiều người thực hiện thành công, nhất là ở nước ngoài. Trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay, dân văn phòng – chính là những người trẻ tuổi – luôn muốn tận dụng thời gian rảnh để kinh doanh kiếm thêm thu nhập. Vì vậy kinh doanh ký gửi – đặc biệt là ký gửi quần áo – ngay khi du nhập vào Việt Nam đã tạo nên một sức hút lớn với giới trẻ. Vậy mô hình kinh doanh ký gửi vận hành như thế nào? Hãy cùng Thời trang Nam Linh tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!
1. Các khái niệm cơ bản cần biết khi tìm hiểu về kinh doanh ký gửi
- Người ký gửi (người bán thực sự): Người có hàng hóa sẵn vì 1 lý do nào đấy (mở rộng thị trường, lợi nhuận, độ phủ,…) tìm kiếm các cơ sở, shop, kho hàng muốn nhận hàng hóa ký gửi
- Shop/Cửa hàng ký gửi (Kênh/Đơn vị trung gian): Là các đơn vị có khả năng kinh doanh (có mặt bằng/shop online) nhưng chưa có đủ nguồn hàng hay muốn đa dạng nguồn hàng hóa trong shop của mình mà nhận ký gửi hàng hóa để bán sản phẩm giúp người ký gửi và nhận lại về 1 phần tiền hoa hồng.
- Người mua hàng: Là những người có nhu cầu mua hàng hóa của người ký gửi nhưng không biết tìm ở đâu (có thể do nguồn lực của người bán thực sự còn hạn chế, chưa tiếp cận được đủ tới khách hàng)
2. Kinh doanh ký gửi là gì?
Hiểu một cách đơn giản , bạn có một vài những bộ quần áo, một vài đôi giày không còn sử dụng nữa mặc dù vẫn còn mới. Nếu cứ để không như vậy thì sẽ rất lãng phí và chật chội, bừa bãi ở nhà trong khi ngoài kia với nhiều người thì đây là những món đồ được yêu thích.
Trên mạng xã hội như facebook hiện nay, chúng ta không khó để bắt gặp những hội nhóm buôn bán đồ cũ, second-hand như “Dọn nhà cho đỡ chật”… Đó là những kênh trung gian mua bán, trao đổi hàng hóa cực kỳ đa dạng, người chán bán lại cho người cần. Shop đồ ký gửi cũng vận hành tương tự như vậy, là nơi trung gian nhận các sản phẩm đã qua sử dụng hay còn mới. Sau khi sản phẩm ký gửi được bán ra người ký gửi sẽ nhận được một khoản tiền chiết khấu theo quy định.
3. Cách thức vận hành của hoạt động kinh doanh ký gửi
Shop ký gửi cũng giống như một shop bán hàng bình thường, cũng cần phải có địa điểm để trao đổi, có các kênh quảng bá, marketing ( website/facebook ); cũng cần quản lý sản phẩm xuất nhập kho. Shop ký gửi hoàn toàn có thể có thương hiệu riêng của mình, việc họ nhận ký gửi hàng hóa thứ nhất là tạo thêm nguồn cung đa dạng cho shop của mình. Thứ 2 là họ hoàn toàn có thể có thêm nhiều khách hàng hơn, đa dạng hơn nhờ vào những mẫu mã nhận ký gửi. Việc ăn chia hoa hồng cũng tạo thêm 1 dòng thu nhập nữa cho shop của họ.
Sau khi sản phẩm được bán với giá người ký gửi đã quy ước, shop sẽ được chia phần trăm theo quy định (thường có quy định trong hợp đồng) vì đã có công trưng bày, rao bán. Thông thường ít nhất người ký gửi sẽ nhận về được hơn một nửa giá bán. Còn nếu sản phẩm không bán được sau một khoảng thời gian nhất định thì shop sẽ trả lại hàng cho người bán.
Hình thức kinh doanh này rất có lợi cho cả 2 bên shop ký gửi và người ký gửi. Đối với người ký gửi, họ vừa giải phóng được những món đồ khỏi kho bãi của mình và nhận được một khoản tiền (coi như bán sale) lại không mất công chào hàng. Còn shop ký gửi lại có thêm hàng để bán mà không mất tiền nhập hàng, được ăn chia hoa hồng cũng như gia tăng nguồn khách cho chính shop của mình chứ không phải ai khác.
4. Những điều cần lưu ý khi thành lập cửa hàng ký gửi
Cửa hàng ký gửi đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán nên cần phải có những quy định, chính sách hết sức cụ thể để hoạt động mua bán được diễn ra một thuận lợi nhất có thể và tránh xảy ra sai sót.
– Đối với người ký gửi (người bán)
Cần phải xác định ngay từ ban đầu, shop ký gửi của bạn nhận ký gửi tất cả các loại hàng hóa hay chỉ chuyên về 1 mặt hàng nhất định như thời trang, nội thất, điện tử… Điều này cần phải được làm rõ với người bán ngay từ đầu để tránh mất thời gian đôi bên. Và đặc biệt là luôn có những quy định rõ ràng về các vấn đề sau:
- Sản phẩm còn mới nguyên hay đã cũ, chất lượng đến đâu?
- Cách thức và quy trình tiến hành ký gửi được thực hiện như thế nào?
- Tiền thu về sau khi bán sản phẩm sẽ được chia theo tỷ lệ bao nhiêu?
- Cách thức thanh toán ra sao, sau bao nhiêu ngày shop ký gửi cần chuyển lại tiền cho bên ký gửi?
- Nếu hàng hóa bán chậm / không bán được thì quy định nhận lại như thế nào?
Ngoài ra shop ký gửi phải có cách thức quản lý hàng hóa, kho bãi chuyên nghiệp, cụ thể hơn bởi hàng hóa nhiều (lại từ nhiều nguồn khác nhau), quản lý không đúng cách sẽ rất lộn xộn, dễ xảy ra sai sót, mất hàng, hỏng hàng. Đặc biệt với những shop ký gửi có quy mô lớn, việc sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng đẻ quản ký đơn hàng nhập vào, đơn hàng xuất ra, hàng tồn kho là cực kỳ quan trọng.
Có thể dễ dàng thấy rằng hình thức kinh doanh ký gửi này đơn giản hơn rất nhiều mà lại không phải đầu tư nhiều vốn như các doanh nghiệp có vốn đầu tư bên ngoài. Các cửa hàng kinh doanh ký gửi đã và đang trở thành địa điểm mua sắm có sức rút rất lớn người tiêu dùng hiện nay bởi sự đa dạng nguồn hàng của họ! Bạn có muốn trở thành một đối tác ký gửi của NamLinh Fashion không? Hãy để lại thông tin của mình hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để tìm hiểu chính sách ký gửi của chúng tôi nhé.