Rate this post
Bạn đang muốn kinh doanh tạp hóa nhưng không biết cần chuẩn bị những gì? Nguồn vốn chính xác là bao nhiêu? Làm sao để bán hàng được một cách hiệu quả? Hãy bỏ túi một số kinh nghiệm sau đây, dù ở thành phố hay thôn quê đều có thể khai trương thuận lợi nhé! Mời bạn xem bài viết cùng kệ sắt Thanh Thảo.
1. Tại sao bạn nên kinh doanh cửa hàng tạp hóa?
Có rất nhiều lý do để bạn mở và kinh doanh tạp hóa là:
- Thói quen người tiêu dùng: Từ xưa đến nay, mọi người vẫn luôn thích mua hàng tại tạp hóa so với các siêu thị, trung tâm thương mại lớn, bởi vì vừa gần nhà vừa có giá cả rẻ nhưng vấn đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân. Và đặc biệt, trong tương lai thì tạp hóa vẫn giữ vững vị trí của mình trên thị trường bán lẻ. Vì vậy, bạn nên tận dụng lợi thế này để thiết kế cửa hàng tạp hóa nhỏ cho riêng mình.
- Lượng khách ổn định: Khi mở tạp hóa tại nhà thì bạn sẽ có nguồn hàng đa dạng, từ thực phẩm cho đến nhu yếu phẩm đáp ứng tất cả nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng nên bạn không cần lo sợ thiếu khách hàng.
- Nguồn vốn khởi nghiệp thấp: Hàng hóa cho tạp hóa nhỏ thường có giá thành thấp. Hơn nữa, nếu bạn tìm được nguồn cung cấp sỉ thì vốn đầu tư ban đầu sẽ giảm đi rất nhiều.
2. Cần bao nhiêu vốn để mở tiệm tạp hóa nhỏ tại nhà
Để biết được vốn kinh doanh tạp hóa là bao nhiêu thì bạn cần phải trả lời được những câu hỏi sau:
- Kinh doanh tạp hóa ở đâu, nông thôn hay thành thị?
- Mở cửa hàng theo hình thức hay mô hình tự chọn? Quy mô lớn hay nhỏ?
- Đầu tư trang thiết bị gồm những gì?
Thông thường, mở một tiệm tạp hóa nhỏ ở thôn quê sẽ có chi phí thấp hơn ở thành phố. Ước tính trung tình từ 200.000.000 đến 250.000.000 đồng cho quy mô tạp hóa ở quê khoảng 30-50m2. Chi phí cụ thể như sau:
- Mặt bằng: 5.000.000 – 10.000.000 đồng.
- Tiền hàng hóa: 150.000.000 đồng.
- Trang thiết bị: 30.000.000 – 35.000.000 đồng.
- Chi phí phát sinh: 20.000.000 đồng.
Đây chỉ là khoản dự trù chi phí để bạn tham khảo, trên thực tế có thể phát sinh thêm tiền thuế, tiền quảng cáo…
3. Chọn mặt bằng khi mở cửa hàng tạp hoá
Với đặc điểm chính là bán các loại hàng hóa thiết yếu, phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống nên bạn cần chọn mặt bằng tại các khu đông dân cư hoặc trên các trục đường chính có lượng lớn người qua lại. Ngoài ra, khi kinh doanh tạp hóa, bạn cũng cần quan tâm đến khu để xe bên ngoài và hạn chế mở gần các cửa hàng khác.
4. Bán hàng tạp hóa cần đầu tư các dụng cụ, thiết bị cho cửa hàng
Để kinh doanh tạp hóa tại nhà, bạn có thể lựa chọn các thiết bị, dụng cụ cần thiết nhất tại kệ sắt Thanh Thảo như:
- Kệ siêu thị: Với nhiều mẫu để hàng siêu thị, từ kệ đơn đến kệ đôi được làm từ chất liệu thép cao cấp bền bỉ, có khả năng chịu lực, lưu trữ, bảo quản hàng hóa tốt, mang đến sự thẩm mỹ cho cửa hàng tạp hóa nhà bạn. Có thể đến một số kệ để hàng bán chạy nhất là giá kệ để hàng tạp hóa (KSTTKTH10), giá kệ siêu thị lưng tôn, giá kệ siêu thị đôi…
- Kệ tạp hóa: Đây chính là sản phẩm không thể thiếu khi bạn kinh doanh tạp hóa. Tùy vào mục đích, số lượng hàng trưng bày mà bạn có thể chọn lựa
kệ tạp hóa
phù hợp cho cửa hàng của mình. Ví dụ như kệ tạp hóa áp tường, kệ tạp hóa đơn, kệ tạp hóa đôi…
- Kệ sắt: Các mô hình kinh doanh tạp hóa đến các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi đều lựa chọn loại kệ này để trưng bày sản phẩm.Tuy có cấu tạo đơn giản nhưng có độ bền cao, chống gỉ, bào mòn và hiệu quả lưu trữ tốt. Cũng tùy vào nhu cầu, bạn có thể lựa chọn kệ sắt
5. Danh mục các mặt hàng kinh doanh tạp hóa cần có
Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tốt nhất, bạn cần phải cung cấp đầy đủ các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất như gạo, bánh kẹo, xà phòng, nước rửa chén, bia, rượu, nước ngọt, đồ gia dụng, các gia vị nấu ăn… Đồng thời, bạn cần phải lập một danh sách bao gồm các mặt hàng cần bán cho việc kinh doanh tạp hóa, số lượng hàng hóa, nguồn vốn, chính sách giá dựa trên đối tượng mục tiêu cũng như đối thủ cạnh tranh.
Mẹo nhỏ dành cho bạn là nên nhập đa dạng các mặt hàng nhưng với số lượng ít. Sau một thời gian, quan sát thói quen khách hàng để xem xét, đánh giá loại hàng nào đang bán chạy nhất rồi từ đó lên kế hoạch bán hàng hiệu quả. Đặc biệt, không nên dự trữ quá nhiều hàng ở tạp hóa, vì nhiều khi dẫn đến tình trạng tồn đọng, chất lượng hàng hóa bị giảm cũng như gần hết hạn sử dụng.
6. Mở cửa hàng tạp hóa lưu ý đến nguồn nhập hàng
Mở tiệm tạp hóa lấy hàng ở đâu và lưu ý về nguồn gốc hàng hóa là điều cần được ưu tiên. Lựa chọn nguồn hàng cũng là yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh tạp hóa. Do đó, dựa trên thị trường tiêu dùng cũng như nhu cầu khác nhau của khách hàng mà bạn lên danh sách các mặt hàng cần bán rồi từ đó chọn nhà cung cấp nguồn hàng phù hợp, chất lượng. Chỉ nhập đủ số lượng hàng có đầy đủ chứng nhận, hóa đơn chứng từ và bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo để tránh những trường hợp không hay xảy ra.
7. Các loại giấy tờ bắt buộc phải có khi kinh doanh tạp hóa
Bạn muốn mở tiệm tạp hóa nhỏ ở nhà, bạn chỉ cần những giấy tờ sau đây để hoàn thành công việc:
- Giấy đăng ký hộ kinh doanh.
- Giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy.
- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của cá nhân tham gia kinh doanh đã được công chứng.
- Giấy chứng nhận sử dụng đất đai hoặc hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh.
8. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công nhờ bố trí hàng hóa đẹp mắt
Cách trưng bày hàng hóa bắt mắt, khoa học cũng góp phần trong sự thành công của việc kinh doanh tạp hóa. Bạn có thể tham khảo cách bố trí sau để tối ưu không gian bán hàng một cách tốt nhất và từ đó thu hút khách hàng, thúc đẩy doanh số nhanh chóng mà không cần tốn quá nhiều chi phí.
- Top sản phẩm bán chạy nên để ở những nơi dễ thấy nhất, ngang tầm nhìn của khách hàng.
- Phân chia hàng hóa theo từng nhóm sản phẩm.
- Các sản phẩm có diện tích lớn, khối lượng lớn thì nên để phía dưới kệ.
- Đồ ăn nhanh như bim bim, kẹo, bánh ngọt… đặt trước mặt bàn thu ngân để khách hàng dễ lấy và thanh toán.
- Mỗi quầy hàng cần có tên sản phẩm và giá bán.
Bố trí cửa hàng đẹp tùy thuộc vào sở thích của chủ cửa hàng và quy mô cửa hàng mà cách trưng bày cửa hàng tạp hóa nhỏ sẽ có sự khác biệt so với cửa hàng tạp hóa lớn.
9. Thu hút và giữ chân khách hàng khi kinh doanh hàng tạp hoá
Giữa hàng trăm đối thủ trên thị trường, làm thế nào để giữ chân khách hàng cũ, gia tăng lượng khách mới khi làm mô hình kinh doanh hàng tạp hóa ? Kệ sắt Thanh Thảo bật mí cho bạn vài bí quyết sau nhé!
- Kinh doanh đa dạng các mặt hàng: Bạn cần nghiên cứu kỹ càng về thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nơi bạn đang kinh doanh để đáp ứng hết tất cả các nhu cầu đó thông qua việc nhập đa dạng các mặt hàng.
- Trang trí và trưng bày cửa hàng đẹp mắt: Đây chính là điểm mạnh, nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh nếu bàn trưng bày hàng hóa một cách ngăn nắp, gọn gàng, dễ lấy và dễ nhìn.
- Áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng: Đây là ý tưởng để kích thích, lôi kéo khách hàng đến với cửa hàng của bạn, có thể là mua hóa đơn trên 200.000 đồng tặng một gói bánh hay hóa đơn trên 1.000.000 đồng sẽ giảm 5%…
- Sử dụng các công cụ Marketing Online: Trong thời đại Marketing kỹ thuật số phát triển như hiện nay, việc bán hàng qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hay Website sẽ giúp cho nhiều khách hàng biết đến tạp hóa của bạn nhiều hơn, từ đó có được lượng khách ổn định và lâu dài.
- Lựa chọn bán các sản phẩm của thương hiệu lớn và nổi tiếng: Bí quyết tiếp theo để thu hút nhiều khách hơn khi kinh doanh tạp hóa là nhập các mặt hàng của thương hiệu lớn, uy tín. Điểu này vừa hạn chế rủi ro về chất lượng sản phẩm vừa tạo được lòng tin cho khách hàng.
10. Những khó khăn thường gặp khi mở cửa hàng tạp hóa
Tuy mở tiệm tạp hóa nhỏ ở nhà mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhưng vẫn còn một số khó khăn nhất định mà bạn cần phải nắm được để vượt qua:
- Phải cạnh tranh với nhiều cửa hàng bán lẻ hiện đại: Sự phát triển nhanh chóng về số lượng các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini trên thị trường, đặc biệt còn không ngừng nâng cao công nghệ hiện đại. Do đó mà những mẫu cửa hàng tạp hóa nông thôn đã dần giảm số lượng vì không thể cạnh tranh tính chuyên nghiệp trong chất lượng dịch vụ, không gian mua sắm, phần mềm chăm sóc khách hàng…
- Gặp khó khăn trong việc quản lý cửa hàng: Khi mới bắt đầu kinh doanh, chắc chắn bạn sẽ gặp các vấn đề liên quan đến quản lý chi thu, hàng tồn kho, quản lý khách hàng… nếu không có các chiến lược cụ thể.
11. Một vài lưu ý khi mở cửa hàng tạp hóa
Như phần trình bày của các mục trên, kinh doanh tạp hóa sẽ có rất nhiều lợi thế nếu như bạn không biết tận dụng lợi thế và biết cách khắc phục các khó khăn khi cạnh tranh trực tiếp với đối thủ trên thị trường cũng như chuỗi các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini. Do đó, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây khi mở tạp hóa tại nhà trong thời điểm hiện tại:
Thiết kế cửa hàng tạp hóa nhỏ có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại
Bạn hãy trang bị cho cửa hàng của mình phần mềm quản lý bán hàng, các trang thiết bị như camera, máy tính, điều hòa… để dễ dàng quản lý, tạo cảm giác an toàn cũng như thoải mái cho khách hàng. Đồng thời, tích hợp thêm thanh toán bằng ví điện tử để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng cũng như tăng hiệu quả công việc.
Hướng tới sự trải nghiệm của khách hàng khi kinh doanh tạp hóa tại nhà
Việc quan tâm, chú trọng đến không gian rộng rãi, thoáng mát, sự tiện nghi sẽ là điểm cộng cho việc bạn thu hút cũng như nâng cao sự trải nghiệm của khách hàng. Bạn chỉ cần sắp xếp hàng hóa gọn gàng, dễ nhìn, giá cả rõ ràng, còn cửa hàng thoáng đãng, thơm tho sẽ giúp khách hàng luôn nhớ đến bạn. Ngoài ra thì cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Khi có sự chênh lệch về giá, khách hàng sẽ lập tức so sánh với các cửa hàng khác nếu mức giá của bạn quá cao so với mặt bằng chung. Vì vậy, trải nghiệm khách hàng tại cửa hàng tạp hóa vô cùng quan trọng để tạo mối quan hệ khăng khít với họ.
Như vậy, việc kinh doanh tạp hóa không hề khó nếu như bạn đọc bài viết ngày hôm nay mà kệ sắt Thanh Thảo mang đến. Hy vọng có được những kinh nghiệm này bạn sẽ tham khảo và áp dụng thành công trên con đường kinh doanh của mình!
Kệ Sắt Thanh Thảo chuyên sản xuất và phân phối tất cả các kệ sắt, kệ siêu thị, kệ kho, kệ để hàng. Đa dạng mẫu mã và giá rẻ nhất thị trường