3. Một Số Lưu Ý Bố Mẹ Cần Biết Khi Chuẩn Bị Cho Con Và Lớp 1
Tiểu học được xem là một nền tảng quan trọng trong hành trình giáo dục trẻ em. Đây là bậc học đầu tiên trong hành trình học tập chính quy của mỗi người. Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là điều quan trọng bố mẹ cần quan tâm và chuẩn bị thật chỉn chu. Vậy lớp 1 học những môn gì và bé chuẩn bị vào lớp 1 cần học những gì? Hãy cùng Chilux tìm hiểu ngay!
1. Bé Chuẩn Bị Vào Lớp 1 Cần Học Những Gì?
Ở độ tuổi này trẻ luôn có sự tò mò và thích thú tìm tòi những điều mới mẻ. Do đó, bố mẹ có thể kích thích sự hứng thú của bé bằng cách cho trẻ làm quen với một số những khái niệm mới cũng như các môn căn bản như môn tiếng việt và môn toán.
1.1. Môn tiếng việt
– Cách đánh vần: Trước khi dạy bé đánh vần, bố mẹ phải dạy bé phân biệt các nguyên âm, phụ âm trong tiếng việt. Sau đó đến cách phát âm, ghép vần. Cơ bản nhất là bố mẹ nên cho con tập phát âm từng chữ cái và đánh vần theo từng âm tiết. Bố mẹ có thể tham khảo cách đánh vần tiếng việt lớp 1 năm 2020 trên các trang mạng hoặc theo các cách dưới đây.
Cách cấu tạo
Ví dụ
1. Nguyên âm đơn/ghép + dấu
Ô!, Ai, Áo, Ở, . . .
2. (Nguyên âm đơn/ghép+dấu) + phụ âm
ăn, uống, ông. . .
3. Phụ âm + (nguyên âm đơn/ghép + dấu)
da, hỏi, cười. . .
4. Phụ âm + (nguyên âm đơn/ghép + dấu) + phụ âm
cơm, thương, không, nguyễn. .
– Bảng chữ cái: Cách để bé có thể học bảng chữ cái tiếng việt lớp 1 nhanh nhất là việc trẻ có thể phát âm được chữ cái cần học. Bởi việc phát âm giúp khả năng nhận thức và ghi nhớ mặt chữ cái tốt hơn trong não bộ. Do đó, bố mẹ nên dạy bé cách phát âm bảng chữ cái cho trẻ trước tiên nhé. Chilux chia sẻ cách dạy con học bảng chữ cái tại đây.
Ngoài ra để giúp bé học bảng chữ cái nhanh và nhớ lâu, bố mẹ nên cho trẻ thực hành đọc bảng chữ cái thường xuyên. Mẹ có thể mua trước sách giáo khoa tiếng việt lớp 1 cho bé để bé có thể làm quen với bảng chữ cái. Cần khuyến khích con đọc sách mỗi ngày để giúp con hình thành thói quen đọc sách và trẻ sẽ nhớ mặt chữ trong bảng chữ cái.
1.2. Môn Toán
Cách dạy con học lớp 1 ở nhà với cách làm toán cộng trừ sẽ đơn giản hơn nếu bố mẹ dạy bé theo từng bước cơ bản như sau:
+ Bước 1: Giúp trẻ hiểu được ý nghĩa các con số. Ví dụ bố mẹ có thể hỏi trẻ có bao nhiêu cách để tạo ra con số 5.
+ Bước 2: Dạy trẻ cách đếm nhảy. Ví dụ cho trẻ đếm số cách nhau 2 đơn vị như: 0-2-4-6-8…Những dãy số như thế này sẽ giúp trẻ hiểu rằng nếu cộng 2 đơn vị với nhau sẽ có số tiếp theo. Có thể áp dụng đối với phép trừ
+ Bước 3: Sử dụng công cụ hỗ trợ. Bố mẹ có thể dạy bé làm phép cộng trừ qua các viên bi hoặc các đồ vật có sẵn xung quanh. Điều này giúp bé có thể học một cách chủ động và trực quan hơn..
+ Bước 4: Hỏi bé các câu hỏi thú vị. Ví dụ như dùng số 0 để đố vui trẻ các phép tính cộng, trừ như 100 + 0 = ? hay 9999-0=? (mặc dù trẻ chỉ học trong phạm vi số nhỏ)
+ Bước 5: Thay đổi hình thức học để bé không bị nhàm chán. Mẹ có thể có trẻ luyện tập các phép tính qua các trò chơi thông thường như: thẻ, que, viên bi,..Hoặc cho trẻ làm phép cộng trừ bằng cách đếm các ngón tay.
2. Chuẩn Bị Tâm Lý Và Kỹ Năng Cho Bé Vào Lớp 1
Bố mẹ có biết bé chuẩn bị vào lớp 1 cần học những gì ngoài các kiến thức trong sách vở không? Dưới đây là những điều bố mẹ cần lưu ý để chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 1.
2.1. Chuẩn bị tâm lý cho bé
Giai đoạn bé vào lớp 1 được xem là bước ngoặt quan trọng của con, là bước chuyển từ mầm non lên tiểu học. Chắc chắn thời gian ban đầu trẻ sẽ cảm thấy bỡ ngỡ, buồn bã, khóc lóc vì chưa quen với môi trường mới. Để giúp trẻ thích nghi với sự thay đổi này, bố mẹ hãy kể con nghe về ngôi trường mới có nhiều bạn bè dễ thương, thầy cô và nhiều hoạt động vui chơi thú vị. Bố mẹ có thể đưa bé đến thăm trường để bé làm quen với không gian mới này.
Ở nhà bố mẹ nên nhắc chuyện vui, trải nghiệm mới lạ, thú vị mà con sẽ có khi học lớp 1 cùng cô và bạn bè mới. Bố mẹ nên động viên, khích lệ trẻ bằng cách cho con đồ chơi mới nếu con học ngoan và siêng năng làm bài tập về nhà.
Ở mầm non, hoạt động chủ đạo là vui chơi, vận động, khác với tiểu học là học tập. Các con học 7-8 tiết mỗi ngày, phần lớn dành thời gian ngồi nghiêm túc, tập trung trong giờ học.
2.2. Chuẩn bị các kỹ năng mềm
Khi con bắt đầu vào lớp 1, bố mẹ nên rèn luyện cho con kỹ năng tự phục vụ. Đây là một kỹ năng cho thấy đứa trẻ có sự tiến bộ so với lứa tuổi mầm non. Mẹ hãy để con tự làm các công việc hàng này như: Tự xúc cơm ăn, biết cất khay sau khi ăn và tự biết rót nước uống khi khát, lấy vừa đủ nước và đổ nước thừa sau khi uống, tự vệ sinh cá nhân, biết rửa tay trước và sau khi ăn, biết sử dụng nhà vệ sinh.
Bố mẹ hãy dạy trẻ cách nhận biết tình trạng cơ thể (nóng, lạnh, khó chịu) và báo với người lớn khi không khỏe. Các con cũng cần được hướng dẫn cách cởi và mặc áo, đi giày thành thạo ở nhà.
Bên cạnh ưu điểm của việc cho trẻ tiếp xúc với nhiều người xung quanh, bố mẹ nên trang bị cho con kỹ năng tự bảo vệ bản thân mình khi gặp người lạ và bị người khác tấn công. Dạy con cách giải quyết vấn đề bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
Phụ huynh cần rèn cho con biết chào hỏi lễ phép thầy cô, người lớn; giao tiếp chan hòa với bạn bè ở lớp, trường và biết lên tiếng ủng hộ hành vi đúng, phản đối hành vi sai… Các con cũng cần biết nói câu đầy đủ và hiểu câu mệnh lệnh.
3. Một Số Lưu Ý Bố Mẹ Cần Biết Khi Chuẩn Bị Cho Con Và Lớp 1
– Bố mẹ cần hiểu tâm lý của con nhiều hơn. Nhận biết được con thích điều gì và lo lắng, sợ hãi điều gì để giúp con vượt qua được những lo lắng đó.
– Không nên bắt con học quá nhiều đối với giai đoạn chuyển cấp này. Ba mẹ không nên tạo áp lực về học tập mà cần làm cho trẻ cảm thấy thích thú, tự tin khi được đi học. Trong đó, việc tạo nên sự hứng thú của trẻ có vai trò quyết định rất lớn bởi môi trường học tập tại trường.
– Bố mẹ nên khuyến khích, động viên, khích lệ con nhiều hơn. Thay vì quát mắng con quá nhiều làm con cảm thấy sợ hãi, ba mẹ nên thông cảm cho sự thay đổi lớn này và đồng hàng cùng con vượt qua khó khăn.
– Tập cho con làm quen với môi trường mới bằng cách luôn kể những điều thú vị về trường lớp, bạn bè, thầy cô. Ba mẹ cũng có thể dẫn bé đi mua sách vở, đồ dùng học tập mới tạo động lực cho bé đến trường.
– Nên rèn luyện sự tập trung cho bé trước khi con vào lớp 1. Vì giai đoạn này, bé sẽ phải học những bài học khó và nghiêm túc hơn đòi hỏi sự tập trung cao độ.
– Bố mẹ cần mua cho bé bàn học mới để chuẩn bị cho con vào lớp 1 để tập thói quen ngồi học ở đúng tư thế. Tuy nhiên, bố mẹ nên chọn loại bàn học phù hợp với chiều cao và độ tuổi để tránh tình trạng gù lưng. Tốt nhất bố mẹ nên ưu tiên của bàn học thông minh có tính năng chống gù chống cận. Bàn học thông minh có thể đồng hành cùng bé từ lớp 1 đến hết lớp 12, tối ưu chi phí cho gia đình. Một mẫu bàn học cho bé lớp 1 chất lượng là tiền đề để con phát triển toàn diện.
Hi vọng qua bài viết trên, bố mẹ đã nắm được một số thông tin về việc bé chuẩn bị vào lớp 1 cần học những gì. Vào lớp 1 là bước ngoặt của con, nhưng cũng là bước ngoặt của chính bố mẹ, vì đồng hành với con ở giai đoạn mới. Không chỉ chuẩn bị hành trang vào lớp 1 cho trẻ, phụ huynh cũng cần xác định tâm lý cho mình. Chilux đồng hành cùng bố mẹ và bé trong việc dạy con phát triển toàn diện cả trí tuệ lẫn thể chất.
5
/
5
(
2
bình chọn
)